Tại sao nước tiểu bà bầu có màu vàng

Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Thành phần trong nước tiểu có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ trong suốt của nó.

Màu vàng nhạt tự nhiên của nước tiểu là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng thật nhạt [gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước] cho đến màu cam hay vàng đậm [khi cơ thể đang thiếu nước].

Nước tiểu bình thường thường trong hay có màu vàng nhạt ở một người khỏe mạnh. Tuy nhiên sẽ có lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp đổi màu nước tiểu khác, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe.

1. Nước tiểu đổi màu không đáng ngại

Nước tiểu vàng do thực phẩm

Các loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn có ảnh hưởng đến màu sắc đến biểu hiện của nước tiểu. Ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng đục. Ngoài ra, nước cam, sữa, rượu, củ cải đường cũng làm mất đi độ trong của nước tiểu. Ăn nhiều hoa quả, trái cây và rau sẽ làm nước tiểu trong và không có mùi. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cho nước tiểu trở lại bình thường.

Nước tiểu vàng do uống không đủ nước

Một trong những nguyên nhân làm cho nước tiểu bị đục là do uống không đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ để lọc hết những gì bên trong đường tiết niệu. Nếu đảm bảo uống từ 1-2 lít mỗi ngày, nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Không nên uống quá nhiều vì nếu không sẽ khiến thận phải làm việc nhiều.

Nước tiểu vàng do uống thuốc

Có thể loại thuốc bạn dùng cũng làm ảnh hưởng đến màu nước tiểu như vitamin B, C có chứa phốtpho hoặc các loại thuốc trị đái tháo đường. B2 cũng làm nước tiểu của bạn đổi màu.

2. Nước tiểu đổi màu cần được lưu ý

Nước tiểu màu vàng sẫm

Vi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.

Nước tiểu nổi bọt

Nếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Nước tiểu vàng như trà đặc

Nếu ống dẫn từ túi mật bị viêm, kết sỏi tắc nghẽn, gan bị tổn thương, viêm gan đều làm cho nước tiểu có màu vàng. Nếu trong thời gian dài nước tiểu có màu vàng như trà đặc, bạn phải lưu ý đến các triệu chứng khác như vàng mặt, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức ở bụng trên. Nếu có các biểu hiện trên thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm gan.

Nước tiểu có màu trắng đụng như nước vo gạo

Có 3 khả năng sau đây:

  • Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia

Ngoài triệu chứng nước tiểu đục trên, các bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, đau lưng hông, sốt, tiểu có mủ. Khị bị những triệu chứng trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có được chấn đoán chuẩn xác.

Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi.

Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.

Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Có nhiều tháng bệnh nhân tiểu bình thường [lúc này xét nghiệm nước tiểu sẽ bình thường], sau đó bị lại.

Triệu chứng kèm theo là đau quặn thận gặp khoảng 54% trường hợp, tiểu gắt buốt gặp khoảng 24% trường hợp, do các cục dưỡng chấp gây tắc ở niệu quản hay niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh sẽ có triệu chứng toàn thân như suy kiệt, sụt cân.

Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thường thì đi tiểu vào buổi sáng, nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo khi để lặng đọng lại thì thấy cặn như vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Tiểu phosphate không phải là một bệnh lí. Nhưng tình trạng đó kéo dài ngày và uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.

Lưu ý: Nếu nước tiểu bị vàng chỉ 1-2 lần, thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng khác thì hãy an tâm. Màu nước tiểu thay đổi có liên quan đến ăn uống và lượng nước uống vào và lượng mồ hôi. Nếu mồ hôi nhiều, uống ít nước, màu của nước tiểu cũng sẽ thẫm hơn, điều này có thể khắc phục được. Ngoài ra, khi vừa ngủ dậy, trong thận tích trữ nước tiểu của cả 1 đêm dài, vì vậy màu sắc của nước tiểu cũng khá thẫm và có mùi khá nồng, tuy nhiên sau khi bạn uống nước vào thì màu của nước tiểu sẽ nhạt hơn và mùi cũng bớt nồng hơn.

Đi tiểu ra máu

Trong nước tiểu kèm theo màu đỏ thì rất có khả năng bạn bị viêm nhiễm đường niệu đạo. Thông thường khi nước tiểu màu đỏ còn kèm theo cả triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, hay buồn tiểu, đau từng đợt ở bụng, lưng…

Nếu khi đi tiểu ra máu kèm theo đau nhức ở vùng eo lưng hoặc đau từng cơn ở vùng bụng thì có khả năng bị sỏi thận hoặc đường ống dẫn niệu kết sỏi. Nếu đi tiểu ra máu kèm theo chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết da thì có thể là do tiểu cầu trong máu giảm, bệnh hắc lào do dị ứng, thậm chí cả bệnh máu trắng. Vì vậy, khi có triệu chứng này phải ngay lập tức đi khám bác sỹ.

Lưu ý: Ăn cà rốt hoặc các loại rau quả có màu sắc đỏ tự nhiên thì có thể làm cho nước tiểu của chúng ta có màu đỏ. Nhưng hiện tượng này chỉ là tạm thời, uống một vài ly nước lọc vào là màu nước tiểu sẽ trở lại như cũ.

Benh.vn

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối

Có thể nhiều bà bầu chưa biết rằng việc nhìn màu sắc nước tiểu khi mang thai sẽ cho biết sức khỏe mẹ và thai nhi đang ra sao đấy!

Màu sắc nước tiểu khi mang thai cho biết tình trạng sức khỏe bà bầu [Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa]

Thời kì mang thai là một trong những thay đổi lớn trong cuộc sống một người phụ nữ, cả về thể chất, tình cảm, thay đổi hormone với một tốc độ nhanh chóng. Với những thay đổi nhỏ cũng khiến cho chị em mình cảm thấy lo lắng, đặc biệt khi thấy nước tiểu có màu lạ, tình trạng này đã khiến không ít mẹ bầu băn khoăn lo lắng. Vậy màu sắc nước tiểu khi mang thai cho biết những gì? Dưới đây là câu trả lời.1. Nước tiểu có màu vàng đụcMẹ bầu khỏe mạnh bình thường sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt. Nhưng khi chị em thấy chúng có sự thay đổi sang vàng đục tức là do mẹ uống quá ít nước, uống thuốc hoặc do thực phẩm mẹ ăn [củ cải, nước cam, bia...]. Đây là hiện tượng bình thường và chúng sẽ trở lại vàng nhạt khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn và uống nhiều nước.Tuy nhiên, trong trường hợp, nước tiểu có màu vàng đục như nước trà, kéo dài 1 thời gian, đi kèm theo tình trạng đau, nóng rát khi đi tiểu thì mẹ cần tới bác sĩ để kiểm tra xem mình có bị viêm đường tiết niệu hay không. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì rất có thể mẹ bị bệnh về gan rồi đấy!2. Nước tiểu có màu nâu đỏTrong thời kì mang thai, nếu có hiện tượng nước tiểu màu nâu đỏ đi kèm tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài thì có thể mẹ bầu đã bị viêm tiết niệu. Hoặc, nước tiểu có màu nâu có thể do chảy ra từ thận chứ không phải từ bàng quang thì đó là do thận chảy máu vì viêm cầu thận, sỏi thận, bướu thận, thận đa nang. Trong trường hợp này, cần đi khám bác sĩ để có đơn thuốc điều trịNếu mẹ để ý thấy chuyện này chỉ xảy ra ở một hai lần sau đó không diễn ra thì không có gì đáng lo ngại vì có thể đó là do chế độ ăn uống có loại thực phẩm gây nên tình trạng này.3. Nước tiểu màu nâu đen, hôiĐây là màu sắc nước tiểu khi mang thai khá nguy hiểm. Bởi nguyên nhân chủ yếu khiến nước tiểu có màu này là do mẹ đã mắc bệnh ở gan, và nếu khi đi nặng mà phát hiện ra màu của phân khá nhợt nhạt, da dẻ bị vàng ra thì đến 99% là bệnh gan rồi đấy.Tình trạng nước tiểu màu nâu đục và hôi có thể là do mẹ bầu mất nước. Hãy thử uống nhiều nước xem tình trạng có đỡ không. Nếu không đỡ thì cần đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng hay những bệnh như viêm ruột, bệnh đường ruột hoặc viêm loét đại tràng.4. Nước tiểu màu xanh nhạt Đây là hiện tượng bình thường do mẹ bầu đã ăn thức ăn có màu như măng tây, rau... hay sử dụng thuốc ợ nóng, thuốc chống nôn khi đi tàu xe, vitamin tổng hợp... Hiện tượng này sẽ hết khi mẹ ăn uống lại bình thường.Nhưng nếu nước tiểu có màu xanh nhạt kèm theo một số biểu hiện khác thì có nguy cơ mẹ đã mắc một trong số những căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu. Các bệnh này hay xuất hiện khi có vi khuẩn xâm hại quá nhiều thông qua đường tiểu đi lên, cũng có thể do vi khuẩn từ máu rồi chuyển đến. Lúc này mẹ hãy đi khám để được điều trị đúng cách.Ngoài ra, có một số dấu hiệu bất thường khác trong lúc đi tiểu, mẹ nên theo dõi thường xuyên để đi khám kịp thời, tránh nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi:- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó gây cản trở cho dòng chảy của nước tiểu và ngăn cản sự vận hành của bàng quang, do đó khiến mẹ bầu khuynh hướng đi tiểu thường xuyên hơn.- Đi tiểu són: Đây là vấn đề tế nhị của phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, khiến mẹ không tự chủ được hành vi là do trục trặc ở bàng quang, kích thích muốn đi tiểu cho dù thực tế mẹ không có nhu cầu.- Cảm giác bồn chồn, nóng rát: Nếu như mẹ bầu đột nhiên có cảm giác nóng rát khi đi tiểu tiện thì đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu.- Đi tiểu kèm khí thoát ra: Tuy ít xảy ra nhưng nếu bị thì là do mẹ có một lỗ rò bất thường ở bàng quang hoặc giữa bàng quang với ruột kết. Khi này, nguy cơ phát triển lỗ rò mạnh hơn nếu mẹ có tiền sử bệnh viêm ruột mãn tính hoặc viêm loét đại tràng.

Video liên quan

Chủ Đề