Vì sao tắm đêm gây đột tử

Nhiều trường hợp đột quỵ hoặc đau tim hoặc ngừng tim trong khi tắm.

Đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn. Ngừng tim đột ngột có thể xảy ra sau một cơn đau tim.

Đột quỵ là khi máu chảy đến một vùng não bị cắt.

Có nhiều trường hợp đột quỵ hoặc đau tim hoặc ngừng tim trong khi tắm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự gia tăng nhanh chóng các vụ đột tử trong khi tắm. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là các bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu não và hô hấp.

Sau đây là các lý do chính:

Không tắm theo đúng trình tự

“Trong khi tắm, tuyệt đối không được xả nước lên đầu trước. Đây là điều sai lầm chết người”, một giáo sư tại Ủy ban Thể thao Ấn Độ UiTM National Sports Board, đã viết.

Xả trực tiếp vòi sen lên đầu, cổ, vai trước, hoặc tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây ra rủi ro.

Tắm nước quá lạnh dưới 21°C hoặc quá nóng trên 44°C có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến nhịp tim. Nước quá lạnh hay quá nóng làm thay đổi nhiệt độ cơ thể quá nhanh, có thể tạo ra áp lực và gây vỡ động mạch hoặc mao mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Tắm đúng trình tự là rất quan trọng. Bắt đầu làm ướt chân trước, từ từ lên đến đầu, theo Indu Scrolls.

Khi tắm, hãy ắt đầu làm ướt chân trước, rồi từ từ lên đến đầu

Đối với người cao huyết áp, tắm theo đúng trình tự, nhiệt độ của nước và mùa trong năm là rất quan trọng. Tiếp xúc với nước lạnh đột ngột sẽ làm tăng trương lực giao cảm, khiến nhiệt độ da giảm nhanh chóng, dẫn đến huyết áp tăng cao nguy hiểm.

Tắm vào sáng sớm rất nguy hiểm đối với người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp.

Nghiên cứu cho biết các biến cố tim mạch xảy ra nhiều hơn trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa, theo Indu Scrolls.

Tắm không đúng trình tự làm huyết áp thay đổi đột ngột gây thiếu máu cục bộ trong mạch máu não, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim hoặc ngừng tim trong khi tắm.

Người có tiền sử cao huyết áp, nhồi máu cơ tim càng phải cẩn thận trong khi tắm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước tắm và cơ thể có thể gây ra sự thay đổi đột ngột về huyết áp.

Phải làm gì nếu cần giúp đỡ trong khi tắm?

Khi nguy cấp, đừng xấu hổ mà nên báo ngay cho người khác biết nếu gặp các triệu chứng sau: đau ngực, hụt hơi đột ngột, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, ngất xỉu, theo Healthline.

Những ai có nguy cơ ngừng tim trong khi tắm?

Người béo phì, huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, người từ 65 tuổi trở lên.

Nên làm gì để phòng tránh đột quỵ trong khi tắm?

Đừng dội nước xuống đầu, cổ, ngực trước.

Không tắm sau khi đã uống thuốc ngủ hoặc thuốc giãn cơ.

Để điện thoại trên quầy trong tầm tay trong khi tắm để gọi hỗ trợ khẩn cấp, nếu cần.

Người có nguy cơ ngừng tim nên cho người ở cùng biết để có thể kiểm tra, nếu có thể.

Ngừng tim có thể hồi phục nếu được điều trị kịp thời. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu thấy đau ngực hoặc các triệu chứng khác, theo Healthline.

Tin liên quan

Đã có rất nhiều trường hợp đột quỵ tắm đêm và tử vong vì không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều người thờ ơ và không để ý đến những cảnh báo từ các chuyên gia về việc tắm đêm gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay vì sao bạn dễ bị đột quỵ khi tắm đêm và cách xử lý khi có dấu hiệu ngay sau đây.

1. Đột quỵ tắm đêm xuất phát do đâu?

Trên thực tế, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân gây đột quỵ mà chỉ là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đột quỵ khi tắm đêm chủ yếu là do người bệnh đã có tồn tại sẵn một trong những bệnh lý như:

– Cao huyết áp

– Tim mạch

– Mỡ máu cao

– Các bệnh lý nền khác như tiểu đường, thiếu máu…

Các bệnh lý nền này khi kết hợp với sự thay đổi tuần hoàn máu trong quá trình tắm sẽ trở nên dữ dội hơn và có thể dẫn tới đột quỵ. Quá trình này được kích thích thông qua một số hoạt động yếu tố sau:

1.1 Đi đại tiện

Tiểu tiện, đại tiện trước khi tắm là thói quen thường thấy của rất nhiều người. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và làm tăng áp lực lên động mạch. Những tác động này khiến cho hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng hơn. Đây cũng là một trong những lí do người bị táo bón thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn so với người thường.

1.2 Đột quỵ tắm đêm do thay đổi huyết áp đột ngột

Những người có tiền sử tim mạch hay huyết áp thì cần hạn chế tắm vào thời điểm sáng sớm hay tối muộn. Hai thời điểm này được coi là nguy hiểm nhất trong ngày, bởi đây là lúc mà nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao. Sự thay đổi huyết áp đột ngột khi bạn tắm có thể dẫn tới thiếu máu não cục bộ, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi tắm hoặc sau khi tắm.

1.3 Dội nước từ đỉnh đầu

Rất nhiều người có thói quen xấu đó là dội nước từ đỉnh đầu xuống khi tắm. Hành động này có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, đặc biệt là ở phần đầu, có thể gây áp lực làm vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Chính vì thế, bạn nên thay đổi thói quen này, khi tắm cần làm ướt từ chân đến đầu với thao tác nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với nhiệt độ của nước.

Đột quỵ khi tắm đêm đa phần là do những căn bệnh nền trong cơ thể gây ra.

1.4 Đột quỵ tắm đêm do tắm bằng nước lạnh

Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, tắm nước lạnh sẽ giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc tắm nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể giảm đi, khiến động mạch bị co lại cản trở sự lưu thông máu lên não và tim. Ngoài ra, việc tắm nước lạnh đột ngột làm gia tăng sự căng thẳng cho hệ thần kinh, là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ.

2. Làm sao để tránh đột quỵ khi tắm đêm?

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh tình trạng đột quỵ trong khi tắm đêm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên:

– Tạo thói quen tắm sớm, không tắm quá muộn nhất là sau 22h

– Lau khô người, sấy tóc trước khi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh

– Không tắm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá no hoặc quá đói

– Tránh dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh, hãy bắt đầu dội nước xuống hai chân, đến 2 tay rồi mới đến người và đầu

– Dành thời gian tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tắm ngay sau khi tập

– Phòng tắm phải kín để tránh gió lùa

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng đó là người bệnh không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ví dụ như tắm nước quá nóng trong khi thời tiết lạnh hoặc mới vận động xong và cơ thể thở còn đang nóng đã tắm nước lạnh ngay. Bởi chính những sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên tắm với nhiệt độ tương thích và gần hơn với nhiệt độ môi trường.

Người bệnh cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm, phòng tắm cần kín gó.

3. Cách xử lý khi bị khi bị đột quỵ trong lúc tắm

Nếu không may bị đột quỵ, bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê buốt vùng đầu, đột nhiên cảm thấy mất sức, tê mặt hoặc một nửa khuôn mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu.

Trong trường hợp nhẹ, bạn cần nhanh chóng mặc quần áo để giữ ấm cơ thể. Sau đó đo huyết áp để xác định mình bị tăng hay giảm huyết áp. Đồng thời thông báo ngay cho người nhà để nhờ trợ giúp .

Nếu người bị đột quỵ có dấu hiệu mất ý thức, người nhà cần gọi cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí tử vong.

Trường hợp bị đột quỵ nhẹ, người bệnh cần giữ ấm cơ thể và gọi cấp cứu ngay từ sớm

Đột quỵ tắm đêm là tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi rất khó phát hiện và cấp cứu kịp thời. Chính vì thế, những người có nguy cơ bị đột quỵ cần thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, kiểm soát các bệnh lý nền và các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa cơn đột quỵ có thể xảy ra khi tắm.

Video liên quan

Chủ Đề