Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024

có thể coi là một trong những công cụ so sánh tính cạnh tranh hiệu quả nhất được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Người xưa đã có câu “Biết địch biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Ma trận sẽ này giúp các doanh nghiệp có thể so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có chiến lược đúng đắn.

Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024
Ma trận hình ảnh cạnh tranh – Competitive Profile Matrix là gì?

Để hiểu rõ hơn về chiến lược hình ảnh cạnh tranh – CPM và cách để xây dựng ma trận này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luận Văn 24.

Xem thêm:

  • Cạnh tranh là gì? Vai trò và các loại hình cạnh tranh
  • Năng lực cạnh tranh là gì? Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (tên tiếng anh là Competitive Profile Matrix, thường được dùng với tên gọi tắt là CPM) là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng để tìm ra ưu điểm và nhược điểm tương đối của mình với đối thủ cạnh tranh bằng cách so sánh các đặc điểm chung.

Sau khi tìm ra được các ưu và nhược điểm của mình, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chiến lược sẽ dựa vào đó để đưa ra những chiến lược, định hướng phát triển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Công cụ này giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ và phân tích cụ thể về môi trường bên ngoài doanh nghiệp và tính chất cạnh tranh cụ thể trong một ngành hàng cụ thể nào đó. Và cũng là bài tập mà các bạn sinh viên sẽ phải trải qua nếu như theo học các ngành có liên quan đến kinh tế.

Do đó, mọi người cần nắm vững được bản chất của ma trận hình ảnh cạnh tranh để có thể làm tốt nhất nhiệm vụ và công việc của mình. Ma trận hình ảnh cạnh tranh gồm 4 thành phần chính: Các yếu tố thành công quan trọng; Trọng số; Xếp hạng; Điểm số và tổng điểm.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về từng thành phần của ma trận hình ảnh tranh.

2. Các thành phần của ma trận hình ảnh cạnh tranh – CPM

2.1. Các yếu tố thành công quan trọng (Critical Success Factors)

Các yếu tố thành công quan trọng (viết tắt là CSF) là những yếu tố quyết định đến sự thành công của ngành mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Nó giúp bạn phân tích một cách cụ thể chính xác tính cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành hàng đang kinh doanh so với đối thủ.

Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024
Các yếu tốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng ngành hàng khác nhau, các tác động của nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp mà các yếu tố sẽ có sự sai khác cơ bản giữa các ngành hàng hay các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm chung được xem xét ở hầu hết các ngành hàng, bao gồm:

Thị phần Quan hệ công đoàn Trao quyền cho nhà cung cấp Chất lượng sản phẩm Lực lượng lao động có tay nghề cao Tiếp cận các nhà cung cấp chính Định hướng chiến lược rõ ràng Vị trí của cơ sở Chuỗi cung ứng hiệu quả Dịch vụ khách hàng Năng lực sản xuất Tích hợp chuỗi cung ứng Khách hàng trung thành Đã thêm tính năng sản phẩm Giao hàng đúng giờ Uy tín thương hiệu Khả năng cạnh tranh về giá cả Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ Sự hài lòng của khách hàng Cơ cấu chi phí thấp Quản lý mạng xã hội hiệu quả Tình hình tài chính Sự đa dạng về sản phẩm Kinh nghiệm và kỹ năng trong thương mại điện tử Dự trữ tiền mặt Sản phẩm bổ sung Trình độ quản lý và kinh nghiệm Tỷ suất lợi nhuận Mức độ tích hợp sản phẩm Đổi mới sản phẩm và dịch vụ Doanh thu hàng tồn kho Khuyến mãi sản phẩm thành công Văn hóa đổi mới Giữ chân nhân viên Khả năng tiếp thị vượt trội Sản xuất hiệu quả Thu nhập trên mỗi nhân viên Khả năng quảng cáo vượt trội Hệ thống sản xuất tinh gọn Sự đổi mới trên mỗi nhân viên Khả năng CNTT vượt trội Mạng lưới nhà cung cấp mạnh mẽ Chi phí cho mỗi nhân viên Quy mô ngân sách quảng cáo Mạng lưới phân phối mạnh mẽ Chi tiêu cho R&D Hiệu quả của phân phối bán hàng Thiết kế sản phẩm Danh mục bằng sáng chế mạnh mẽ Sự hài lòng của nhân viên Mức độ tích hợp dọc Bằng sáng chế mới mỗi năm Lập kế hoạch và lập ngân sách hiệu quả Các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiệu quả Doanh thu trên mỗi sản phẩm mới Các kênh phân phối đa dạng Doanh số trên mỗi cửa hàng Giới thiệu mới thành công Trao quyền cho nhà phân phối Hỗ trợ của công ty mẹ

2.2. Trọng số (Weight)

Mỗi CFS (Yếu tố thành công quan trọng) sẽ được chỉ định một trọng số riêng cho thấy mức độ quan trọng, mức độ tác động đến sự thành công khác nhau của chúng. Trọng số được bắt đầu từ 0,0 (tầm quan trọng thấp nhất) đến 1,0 (tầm quan trọng cao nhất).

Lưu ý: Khi bạn thiết lập trọng số cho từng yếu tố phải đảm bảo rằng tổng của các trọng số này phải bằng 1.

2.3. Xếp hạng (Rating)

Xếp hạng trong ma trận hình ảnh cạnh tranh thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp đối với từng yếu tố thành công quan trọng CSF. Chỉ số này không có một giá trị nhất định, bạn có thể tùy ý lựa chọn thang điểm mà bạn mong muốn.

Tuy nhiên, thang điểm được sử dụng nhiều nhất và cũng là thang điểm mà Luận Văn 24 khuyên bạn nên sử dụng đó là thanh điểm 1-4 với các mức độ đánh giá tương ứng đó là:

1 – Điểm yếu lớn

2 – Điểm yếu nhỏ

3 – Điểm mạnh nhỏ

4 – Điểm mạnh lớn

2.4. Điểm và Tổng điểm (Score & Total Score)

Tích số giữa xếp hạng và trọng số của mỗi yếu tố sẽ cho chúng ta kết quả là điểm của từng yếu tố thành công quan trọng. Sau khi đã có điểm của mỗi yếu tố, chúng ta chỉ cần làm một phép toán đơn giản đó là cộng toàn bộ điểm số của các yếu tố lại để được tổng điểm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào nhận được điểm số cuối cùng cao thì doanh nghiệp đó càng có vị thế mạnh trên thị trường. Ngược lại doanh nghiệp nào có điểm số thấp thì cần phải xem xét lại toàn bộ các yếu tố CSF để tìm kiếm điểm mạnh giúp mình cải thiện vị thế. Nếu điểm số của một doanh nghiệp nào đó quá thấp thì cần xem xét đến trường hợp đổi mới, chuyển ngành để có thể tồn tại và phát triển.

Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024
Ma trận trạnh tranh hình ảnh CPM

Dưới đây sẽ là các bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tại một doanh nghiệp, bạn có thể dùng nó để làm tài liệu tham khảo cho bài luận của mình. Ngoài ra, Luận Văn 24 hiện đang cung cấp Dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

3. Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Bước 1: Xác định các yếu tố thành công quan trọng (CSF)

Để dễ dàng hơn, hãy sử dụng danh sách CSF bao gồm nhiều yếu tố nhất có thể. Thêm vào đó, các câu hỏi sau sẽ giúp bạn xác định được thêm các yếu tố quan trọng của ngành kinh doanh:

  • Tại sao khách hàng lại yêu thích thích Công ty X hơn Công ty Y hoặc ngược lại?
  • Các nguồn lực của công ty là gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Nguyên nhân thành công và thất bại của các công ty trong ngành là gì?

Bước 2: Gán trọng số (weight) và xếp hạng (rating)

Cách tốt nhất để xác định trọng số được chỉ định cho từng yếu tố là so sánh các công ty hoạt động tốt nhất và kém nhất trong ngành. Bước này hết sức quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

Thường việc này sẽ được thực hiện theo nhóm (nếu là các bạn sinh viên) hoặc theo hội đồng (tại các công ty), thêm vào đó, các thông tin cần được tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác để có được kết quả công bằng, thực tế nhất.

Bước 3: Tính tổng điểm và so sánh

Sau khi tính điểm của từng yếu tố và tổng điểm của các công ty, bạn sẽ tiến hành so sánh chúng:

  • So sánh điểm của từng yếu tố với nhau để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
  • So sánh tổng điểm giữa các doanh nghiệp để biết vị thế trên thị trường của doanh nghiệp đang ở đâu.

Từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả thu được và dựa vào đó để đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển tiếp theo.

4. Ví dụ ma trận hình ảnh cạnh tranh của Vinamilk

Để các bạn có thể hình dung rõ hơn về ma trận hình ảnh cạnh tranh, sau đây chúng tôi sẽ lấy một ví dụ về ma trận cạnh tranh của Vinamilk để bạn tham khảo.

Trong ví dụ này, có ba công ty được đem ra để xem xét đó là: Vinamilk, Dutch Lady và Lothamilk.

Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ các thông tin và đánh giá một cách khách quan nhất, các yếu tố được gắn mức độ quan trọng, xếp hạng và thu được kết quả như sau:

Tổng điểm của Vinamilk có giá trị cao nhất 3.9. Điều này cho thấy, so với hai công ty còn lại Vinamilk là công ty có vị thế lớn nhất trên thị trường. Thêm vào đó yếu tố cơ sở vật chất và hiệu quả quảng cáo của công ty vượt trội hơn hẳn các công ty còn lại, đây là điểm mạnh mà công ty cần tận dụng để phát triển, đồng thời cả thiện sự hiểu biết về các thị trường trong và ngoài nước – yếu tố chưa được tốt so với đối thủ.

Tham khảo:

  • Ma trận SWOT là gì? Nguồn gốc, cấu trúc và ý nghĩa
  • Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Hy vọng các kiến thức về ma trận hình ảnh cạnh tranh trên đây của Luận Văn 24 sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu thuê người viết tiểu luận, luận văn hoặc muốn được giải đáp thêm về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0988 55 2424 hoặc qua email [email protected] để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: Luanvan24.com

Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh năm 2024

CEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.