Mẹo chữa khô miệng

Khô miệng là hiện tượng nhiều người gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước bọt trong miệng giảm sút một cách đột ngột. Lúc này bạn sẽ có cảm giác môi nứt nẻ, cổ họng khô, hơi thở hôi, nước bọt đặc dính… Đồng thời thường xuyên cảm thấy khát nước, vị giác với các món ăn có thay đổi chút ít… Khi tình trạng này kéo dài gây khó khăn cho việc ăn uống, khiến sức khỏe giảm sút. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện những hiện tượng trên thì bạn hãy sớm áp dụng những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà sau đây nhé!

Khô miệng do nhiều nguyên nhân gây ra

Làm thế nào để hết khô miệng?

Bạn không nên chủ quan với hiện tượng khô miệng. Không chỉ đơn giản là cảm giác khát nước hay khó chịu, hiện tượng này còn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm, do chức năng duy trì độ ẩm trong miệng có vấn đề.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa khô miệng tại nhà để giải quyết tình trạng này hiệu quả, kích thích tuyến nước bọt, giúp cho miệng và cổ họng trở nên dễ chịu hơn.

Uống đủ nước trong ngày

Nhiều chuyên gia y tế đã chứng minh được rằng, để giữ cho miệng luôn đủ độ ẩm và các cơ quan hoạt động trơn tru thì chúng ta cần bổ sung lượng nước theo đúng thể trạng. Một người bình thường mỗi ngày trung bình cần 40ml nước/1kg cân nặng. Nếu bạn nặng 50kg thì mỗi ngày cần bổ sung 2 lít nước cho cơ thể.

Theo đó, bạn nên uống nước trước khi ăn sáng 30 phút. Bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể cần bù đắp nước. Hơn nữa, việc uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột và ăn sáng ngon hơn.

Khi bị khô miệng hãy uống nhiều nước

Đặc biệt, để không bị khô miệng, sau khi vận động nhiều bạn cần bổ sung nước lập tức cho cơ thể. Vừa làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, vừa giúp cho các khớp hoạt động trơn tru.

Bên cạnh đó, bạn cần uống nước trước khi ngủ 30 phút. Uống một ly nước ấm trước khi ngủ, giúp cho bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. Thói quen tốt này còn giúp bạn phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su cũng là một phương pháp tuyệt vời giúp chữa khỏi tình trạng khô miệng. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh được, khi nhai kẹo cao su, nước bọt được kích thích tiết ra cao gấp 10 lần so với bình thường.

Lượng nước bọt được tiết ra có tác dụng chống khô miệng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và sâu răng do vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, việc nhai keo cao su giúp tăng sự tiết nước bọt để trung hòa lượng axit trong thực quản. Điều này giúp làm giảm chứng trào ngược axit và các triệu chứng ợ nóng khác.

Nhai kẹo cao su tốt cho việc trị bệnh khô miệng

Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên nhai kẹo cao su quá nhiều lần hay nhai trong thời gian lâu. Khi nhai nhiều và lâu có thể gây ra nhiều tác hại như đau hàm, nhức đầu, đau dạ dày, sâu răng… Vì vậy, bạn chỉ nên nhai kẹo cao su không đường, 2-3 lần/ngày là đủ. Nhai trong khoảng 10 phút/lần là được.

Sử dụng một số loại dược phẩm hỗ trợ

Bên cạnh việc uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ như nước bọt nhân tạo làm ẩm miệng của bạn. Những sản phẩm này thường ở dạng gel hoặc xịt. Bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào cảm thấy khô miệng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và chọn được sản phẩm hỗ trợ phù hợp với tình trạng của mình.

Thay đổi sản phẩm đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng

Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn chính là do sử dụng loại kem đánh răng không phù hợp. Phần lớn các loại kem đánh răng đều có độ tẩy cao để đánh bật vi khuẩn. Điều này khiến cho miệng mất nước, trở nên khô hơn.

Chính vì vậy, bạn hãy thử thay đổi loại kem đánh răng. Chuyển sang dùng thử loại kem đánh răng dành riêng cho người khô miệng, để ít gây kích ứng. Những loại đánh răng này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến nha sĩ của mình về loại kem đánh răng phù hợp.

Thay đổi sang kem đánh răng phù hợp

Hạn chế ăn các thực phẩm làm khô miệng

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cũng hãy chú ý hơn đến các thực phẩm nạp vào. Những thực phẩm giòn, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên hoặc bỏng ngô… thì hạn chế ăn. Bởi những thực phẩm này khiến cho miệng của bạn khô hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy hạn chế uống rượu hoặc cà phê. Vì rượu có hại cho sức khỏe, khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Cà phê cũng như vậy. Nếu công việc bắt buộc phải tiếp khách, uống rượu, bia, cà phê thì bạn hãy tiêu thụ có chừng mực vì chúng có tính chất lợi tiểu và khiến cơ thể mất nhiều nước hơn.

Thay vào đó hãy ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây có thể giữ độ ẩm cần thiết cho miệng của bạn. Táo, mận, cam, dứa, dưa lưới… là những loại trái cây chứa nhiều nước, cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin B, A, C... tốt cho sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu và mất răng.

Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ gây nên khô miệng

Bạn cũng hãy thêm rau mùi tây vào bữa ăn trong khi nấu. Loại rau này có chất làm ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin A và C, Canxi và sắt, tốt cho răng miệng. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng khô miệng bạn hãy ăn thật nhiều những loại trái cây và rau này nhé!

Nếu đã thử hết tất cả các biện pháp ở trên mà không khỏi thì bạn nên đi khám nha khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp. Với trường hợp khô miệng do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phải phẫu thuật.

Cách phòng ngừa tình trạng khô miệng

Khô miệng không chỉ do việc ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày gây ra. Đôi khi hiện tượng này xuất hiện là do một số căn bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng… gây nên. Vì vậy, muốn ngăn ngừa được bệnh khô miệng một cách tốt nhất, bạn cần xây dựng lại chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Bạn hãy chắc chắn đánh răng 2 lần/ngày. Luôn làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Việc này sẽ làm giảm thiểu vi khuẩn trong miệng gây ra các vấn đề nha khoa và bệnh nguy hiểm khác. Góp phần làm giảm được tình trạng khô miệng. Đồng thời, bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ rất là quan trọng, giúp bạn sớm phát hiện ra được những căn bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng khô miệng. Bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan chứng khô miệng. Hỏi rất kỹ về thời gian, tần số và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chứng khô miệng có liên quan đến các bộ phận khác [mắt, mũi, họng, da, âm đạo] hay không? Từ đây giúp bạn tránh được các biến chứng khi bệnh chuyển nặng và những biến chứng không đáng có của bệnh khô miệng.

Hơn nữa, thông qua việc khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được tư vấn kỹ hơn về chế độ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt, giúp bạn cải thiện được chất lượng cuộc sống, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh khô miệng. Cũng như biết được một số mẹo vặt chữa khô miệng, áp dụng sớm để đảm bảo tuyến nước bọt hoạt động bình thường, có sức khỏe răng miệng tốt.

Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Chứng này chiếm khoảng 10% dân số, khoảng 70% số bệnh nhân mắc chứng khô miệng gặp nhiều phiền phức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Dấu hiệu của chứng khô miệng: khó chịu, khô niêm mạc miệng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác. Khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói. Khó khăn trong việc sử dụng răng giả. Dễ bị sâu răng và dể mắc bệnh nha chu. Teo, nứt niêm mạc [đặc biệt là môi] và gây chảy máu. Nhiễm trùng ngược dòng của các tuyến nước bọt. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.

Khó chịu, khô niêm mạc miệng là một trong những dấu hiệu bệnh khô miệng

Nước bọt tiết ít sẽ gây khô miệng. Nước bọt được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng, có nhiều tuyến, nhưng đa số là từ 3 tuyến nước bọt chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến ở hai bên má. Sự tiết nước bọt được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh thực vật như một quy luật, kích thích hệ phó giao cảm làm tăng lưu lượng nước bọt và kích thích hệ giao cảm làm giảm sự tiết nước bọt. Biến đổi ngày đêm cũng ảnh hưởng như trong bóng tối và giấc ngủ sẽ làm giảm tiết nước bọt.

Nguyên nhân tiên phát

– Thiếu tuyến nước bọt [hiếm gặp].

– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng liên quan đến phần lớn các tuyến nước bọt chính do virút [ví dụ như bệnh quai bị], do vi trùng, do nấm.

Bệnh tuyến nước bọt tự miễn: làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và  hậu quả  là làm giảm việc tiết nước bọt.

– Teo tuyến nước bọt vì xạ trị khi điều trị các khối ung thư đầu và cổ.

Sỏi tuyến nước bọt.

– Do ung bướu.

U tuyến nước bọt là một nguyên nhân gây chứng khô miệng

Nguyên nhân thứ phát

– Mất nước: xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, hội chứng tăng urê máu.

– Do thuốc: Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu [migraine], thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc giảm co thắt… có thể là nguyên nhân gây khô miệng.

Bệnh thiếu máu: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu ác tính.

– Một số bệnh lý khác như: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng…

Bệnh sử: bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan chứng khô miệng: thời gian, tần số, và mức độ nghiêm trọng. Chứng khô miệng liên quan đến các bộ phận khác [mắt, mũi, họng, da, âm đạo] hay không? Có sử dụng thuốc men nào, tiền sử các bệnh tật của bạn?…

 – Khám lâm sàng: đánh giá tuyến nước bọt có bị viêm nhiễm hay tắc nghẽn do sỏi, tình trạng niêm mạc miệng khô hoặc đỏ, tình trạng răng lợi, hạch dưới hàm… tùy thuộc vào định hướng chẩn đoán của bác sĩ.

 – Test đánh giá khả năng tiết nước bọt: trong thử nghiệm này, lượng nước bọt tiết ra được đo trong một thời gian nhất định. Thử nghiệm này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng và không đau. Ít hơn 0,7ml/phút bệnh nhân có nguy cơ, trong khi 1,0ml/phút hoặc cao hơn được coi là bình thường.

 – Chụp nhấp nháy: thực hiện trong bệnh viện, xét nghiệm này đo lường tỉ lệ một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm từ máu và được tuyến nước bọt tiết ra, có ưu điểm thấy các tuyến nước bọt nhưng độ sắc nét không cao, cũng là một phương pháp khác để đo lưu lượng tiết nước bọt.

– Để chẩn đoán sâu hơn có thể cần đến một số kỹ thuật như chụp X-quang hoặc CT-scanner. Siêu âm cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán đánh giá các tổn thương dạng khối.

Sinh thiết tuyến nước bọt: một vết rạch nhỏ, nông được thực hiện bên trong môi dưới để lấy ra mẫu sinh thiết, giúp chẩn đoán bệnh, là một test có thể dùng khi chẩn đoán  hội chứng Sjogren.

– Xét nghiệm vi sinh học để chẩn đoán vi trùng.

Để cải thiện các triệu chứng khô miệng của bạn và giữ cho răng của bạn khỏe mạnh, bạn nên:

 – Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường.

–  Hạn chếlượng caffeine. Caffeine có thể khiến chứng khô miệng của bạn trầm trọng hơn

–  Tránh các loại thực phẩm có đường hoặc có tính acid vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.

–  Chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng .

–  Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng.

Bỏ thuốc lá giúp ngăn ngừa bệnh khô miệng hiệu quả

 – Ngưng hút thuốc lá.

 -Uống từng ngụm nước hoặc ngậm mẩu nước đá trong suốt cả ngày để làm ẩm miệng của bạn và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ nhai và nuốt.

– Hít thở bằng mũi của bạn. Điều trị bệnh nghẹt mũi nếu có.

–  Thêm độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm trong phòng.

–  Để ý và đến một số thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng để tránh.

–  Hãy thử dùng nước bọt nhân tạo. Những sản phẩm có chứa carboxymethyl cellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khô miệng mà các bác sĩ sẽ giải quyết, tùy thuộc vào nguyên nhân mà một số chuyên khoa có thể liên quan như: răng hàm mặt, nội khoa, ung bướu…

– Do thuốc: giảm liều lượng thuốc hoặc sử dụng thuốc thay thế có thể khắc phục.

– Viêm nhiễm do vi trùng thì dùng kháng sinh, do nấm thì dùng thuốc trị nấm…

– Do phản ứng phụ tia xạ, tạm thời dùng loại nước bọt nhân tạo, uống các vitamin.

– Do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phẫu thuật…

– Một số tình huống bác sĩ sẽ chỉ định dùng Pilocarpin theo đường uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư đầu và cổ.

Để điểu trị hiệu quả bệnh khô miệng, bạn cần lưu ý các triệu chứng và thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo sẽ mang tới sự hài lòng cho tất cả khách hàng.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề