Nang nước buồng trứng khi mang thai

Cháu có một nang nước ở buồng trứng trái. Bác sĩ nói cháu cứ yên tâm vì nang sẽ vỡ sau 3 tháng. Nhưng 3 tháng mà nó không vỡ. Vậy cháu nên điều trị ra sao?

Trả lời:

Trả lời: Chào bạn. U nang nước buồng trứng hay gặp ở phụ nữ, là khối u lành tính, chia làm 2 loại: U nang nước buồng trứng, u nang nhày buồng trứng; Trong đó, u nang buồng trứng dạng nước [hay nang nước buồng trứng] là loại u nang thực thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm.

U nang nước buồng trứng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

U nang buồng trứng dạng nước là một túi chứa nước có cuống dài, mặt ngoài trơn nhẵn, có thể có nhiều thùy và di động, vỏ mỏng nên dễ vỡ. Mặt ngoài của nang có thể xuất hiện những nhú nhỏ, khiến nang rất dễ bị ung thư hóa. Dịch trong nang màu nâu do chảy máu trong nang.

Bạn có biết nguyên nhân gây u nang nước buồng trứng?

- Môi trường sống độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói thuốc.

- Chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều chất béo, ít ăn rau củ quả.

- Những người độc thân, không sinh con hoặc ít con cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn với người bình thường.

- Có khả năng di truyền, một phần các bệnh nhân cho biết trong gia đình cũng có người mắc bệnh u nang buồng trứng.

- Do béo phì, ít vận động, khiến sức đề kháng trong cơ thể kém, dễ mắc bệnh.

- Ngoài ra còn do người bệnh đã từng bị sảy thai, hoặc phá thai, dùng thuốc tránh thai không theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn cần hiểu rõ những biến chứng của u nang nước buồng trứng dưới đây để được can thiệp kịp thời:

- U nang nước buồng trứng do có tính di động, dây cuống lại dài nên dễ xảy ra tình trạng xoắn lại, gây đau đớn, xuất huyết, hoặc vỡ nang.

- Do vỏ nang trơn nhẵn, mỏng, bên trong lại chứa nước nên khi phát triển to thì có hiện tượng dễ vỡ.

- Mặt trong của nang có những nhú nhỏ, khi mặt ngoài cũng xuất hiện các nhủ nhỏ này thì nang có nguy cơ hoặc đã bị ung thư hóa. Số lượng các nhú càng nhiều thì nguy cơ gây ra ung thư hóa càng cao.

Điều trị u nang nước buồng trứng như thế nào để vẫn có thể thụ thai?

U nang nước buồng trứng còn nhỏ có thể điều trị nội khoa dùng thuốc. Nếu u lớn, ảnh hưởng sinh hoạt, nguy cơ bị vỡ, xoắn thì phải mổ để lấy một phần nang hoặc toàn bộ nang bằng mổ mở hay nội soi. Tuy nhiên, buồng trứng vẫn giữ nguyên vẹn để tỷ lệ thụ thai của bạn dễ dàng hơn. Do đó, nếu chưa cắt buồng trứng thì không cản trở gì tới việc sinh con sau này của bạn.

Bạn cũng có thể mang thai khi đang có u nang buồng trứng, hoặc điều trị bệnh xong cũng mang thai nếu bạn chưa quá vội vàng việc sinh con. Trong trường hợp của bạn, nếu mang thai kèm u nang thì cần theo dõi kỹ càng bởi bác sĩ sản khoa, bởi u nang có thể gây sảy thai.

U nang buồng trứng có thể gây biến chứng vỡ, xoắn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Bởi vậy, bạn nên dùng các sản phẩm thiên nhiên như  để thoát khỏi căn bệnh này.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

U nang buồng trứng khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp. Nó khiến nhiều mẹ bầu hoang mang lo lắng, không biết u nang buồng trứng có nguy hiểm không và điều trị thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu biết đúng nhất về u nang buồng trứng khi mang thai và cách điều trị.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. U nang buồng trứng có thể xuất hiện trước khi mang thai với kích thước nhỏ bé dưới 3 – 4 cm đường kính và không gây triệu chứng gì nên nhiều người thường không phát hiện ra bệnh cho đến lúc đi khám. Vậy làm thế nào các mẹ có thể nhận biết mình có u nang buồng trứng?

2. Những biểu hiện của u nang buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng nào khi chưa có biến chứng. U nang buồng trứng khi mang thai thường khiến mẹ bầu có thể thấy đau nhẹ bụng dưới, tức tức bụng hoặc mỏi lưng, đau lưng…Khi biến chứng xảy ra, mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi với các triệu chứng như:

  • Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc không đi được, sốt cao, đau lưng khi khối u chèn ép gây nhiễm trùng đường tiết niệu, khó thở khi u to chèn ép cơ hoành
  • Các cơn đau bụng đột ngột xuất hiện, sốt hoặc có biểu hiện nhiễm độc khi u bị vỡ hoặc bị xoắn
  • Cảm thấy buồn nôn, đau ngực hoặc muốn nôn mửa giống như thai nghén.
  • Gầy yếu, sụt cân, bụng to nhanh khi u hóa ác tính.

3. U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước và loại u nang buồng trứng. Mặc dù u nang có thể nhỏ hoặc lành tính ngay lúc đầu nhưng nó có thể tăng kích thước trong thai kỳ.

U nang buồng trứng khi mang thai

Trong một số trường hợp nếu không có biện pháp can thiệp sớm, u nang có thể tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như:

3.1. U chèn ép khi mang thai

Lúc này u to, dạng đặc sẽ chèn ép lên tử cung gây cản trở sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, u cũng chèn ép lên các bộ phận lân cận như bàng quang gây bí tiểu, tiểu nhiều lần lắt nhắt và chèn ép ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. Nguy hiểm hơn, u có thể chèn ép lên niệu quản gây ứ nước ở thận dẫn đến viêm đài bể thận, suy thận.

3.2. U bị vỡ

Một trong những biến chứng của u nang buồng trứng khi mang thai là u bị vỡ. Điều này xảy ra khi u dạng dịch bị tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu chèn ép.

3.3. Hiện tượng xoắn

Hiện tượng xoắn thường xảy ra ở thời kỳ hậu sản [sau sinh], lúc này tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống khiến u dễ bị xoắn cuống. Những trường hợp xoắn cuống chủ yếu xảy ra với các loại u có cuống nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng.

3.4. U hóa ác tính

Tùy vào từng loại u mà tỷ lệ u hóa ác tính khác nhau. Tỷ lệ ung thư của u nang buồng trứng khi mang thai  là khoảng từ 1/10.000 đến 1/25.000. Đa số u hóa ác tính xảy ra khi khối u nằm quá lâu trong ổ bụng mà không được phát hiện. Đặc biệt. trong thai kỳ, u vẫn có thể hóa thành ung thư buồng trứng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4. Điều trị u nang buồng trứng khi mang thai

Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại nang buồng trứng khác nhau.

Điều trị u nang buồng trứng

4.1. U nang buồng trứng 3 tháng đầu thai kỳ khi phát hiện bệnh

Việc đi khám sớm ở 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng. Nếu phát hiện có khối u buồng trứng thực thể. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm các xét nghiệm huyết thanh, siêu âm…để dự đoán mức độ to, nhỏ và độ lành tính của u.

Nếu sau khi xét nghiệm là u lành tính và không ảnh hưởng nhiều, mẹ sẽ không phải phẫu thuật. Nguy hiểm hơn việc phẫu thuật ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng nguy cơ xảy thai và cũng không tốt cho cả mạ và con vì mẹ phải dùng nhiều thuốc.

Trường hợp bất đắc dĩ là u ác tính hoặc có biến chứng, vỡ, xoắn,.. thì buộc phải phẫu thuật ở bất kỳ thời điểm nào của thai nghén. Vì vậy nếu nghi ngờ mình bị u nang buồng trứng khi mang thai, mệ bầu nên đi khám ngay để trị liệu sớm nhất có thể.

4.2. U nang buồng trứng ở 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm có thể làm phẫu thuật bỏ u nang buồng trứng trong trường hợp cần thiết. Vì lúc này hoàng thể thai kỳ do buồng trứng tiết ra đã hết nhiệm vụ. Việc nuôi dưỡng thai nhi là do nhau thai đảm nhận và tử cung cũng ít bị nhạy cảm hơn. Điều này sẽ sẽ giúp cho việc phẫu thuật tăng độ an toàn hơn.

Sau khi phẫu thuật, khối u nang tiếp tục được đem đi xét nghiệm để biết được đó là u ác hay lành tính.

Nếu là u lành, thai phụ sẽ tiếp tục dưỡng thai, quá trình thai nghén sẽ bình thường như khi không có khối u. Còn nếu là u ác hay ung thư buồng trứng thì các bác sĩ sẽ đặt vấn đề cứu mẹ lên đầu. Lúc này các bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng thai nhi và mẹ để tính toán mổ lấy thai, cắt buồng trứng còn lại và điều trị hóa chất, xạ trị… để tăng tỷ lệ sống của 1 trong 2 hay cả 2.

4.3. U nang buồng trứng ở 3 tháng cuối thai kỳ

Với u lành tính, bác sĩ sẽ cho mẹ chuyển dạ tự nhiên nếu u nang buồng trứng cản trở cuộc sinh, sẽ tiến hành mổ lấy thai. Và trong khi mổ lấy thai sẽ kết hợp mổ lấy luôn khối u buồng trứng.

Với u ác tính, sẽ phải sử dụng thuốc hỗ trợ phổi cho thai và tiến hành phẫu thuật lấy u buồng trứng khi thai đủ trưởng thành, có thể sống khỏe mạnh sau khi được sinh ra.

4.4. U nang buồng trứng sau khi sinh

U nang buồng trứng sau khi sinh có thể phẫu thuật ở giai đoạn này vì an toàn cho cả mẹ và con.

Tùy vào tình trạng khối u cũng như mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để tăng tỷ lệ sống của cả 2. Do vậy việc mẹ bầu đi khám thường xuyên là rất quan trọng để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị sớm.

Còn với những bạn đang có ý định mang thai thì nên đi kiểm tra trước khi có em bé để có thể phát hiện u nang buồng trứng sớm trước khi mang bầu sẽ an toàn hơn.

BS Nguyễn Nga

[Visited 2.446 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề