Ngu Công xã Trịnh Tường chia làm máy đoạn

Tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường là bài học hay và thú vị. Qua bài học, các em vừa khám phá ra được tinh thần dũng cảm của ông Lìn đã dám nghĩ dám làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng. Tuy nhiên, để học tốt bạn này thật không dễ dàng. Do đó, hãy để Baiontap.com giúp em trả lời thật tốt các câu hỏi đọc hiểu trong bài nhé!

Các em xem nội dụng bài tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 5 tập 1 trang 164-165 

Chú thích: 

Ngu Công: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì [xem Tiếng Việt 4, tập một, trang 117]

Cao sản: có sản lượng cao.

Nội dung bài học:

Bài tập đọc nói về câu chuyện của xã Trịnh Tường có một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Tuy nhiên, ông Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước. Ông đã tiên phong trong việc dẫn nước về làng. Ông làm thay đổi tất cả nhận thức, hoạt động canh tác của người dân. Huy động người dân trồng cây để bảo vệ rừng. Ông còn tự mình trồng lúa nước để bà con tin vào những điều mình làm. Từ đó, mang lại những kết quả đáng kinh ngạc.  Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Vận động bà con trồng cây, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. 

Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?

Trả lời:

Qua bài tập đọc, để đưa nước về được thôn thôn Phìn Ngan, ông Lìn đã:

– Ông lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước

Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số đường xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. Ông còn trồng một héc ta lúa nước để bà con tin vào ý kiến tìm được nguồn nước từ rừng về thôn của ông.

– Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Nhờ có mương nước, mà tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan thay đổi rất tích cực.  Đặc biệt là trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cây, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước? 

Trả lời:

– Ông Lìn đã nghĩ ra cách để giữ rừng và bảo vệ dòng nước từ việc ông hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. 

– Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu lên đến hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

Như vậy, cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước đã giúp mang lại những hiệu quả tích cực cho việc canh tác trong thôn rõ rệt.

Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện giúp em hiểu được rằng:

– Chỉ cần chúng ta có tinh thần vượt khó, kiên trì và không bị khó khăn làm lu mờ ý chí thì sẽ làm được những điều lớn lao. Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo và lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó

– Ông Lìn là tấm gương xuất sắc trong việc vừa biết suy nghĩ cho cá nhân vừa xây dựng cộng đồng trong thôn. Ông đặt ra những kế hoạch và ý tưởng để người dân trong thôn cùng phát triển. Bằng trí thông minh và nghị lực phi thường ông Lìn không chỉ làm giàu cho chính bản thân mình. Ông còn giúp cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn khá giả. Thật đáng ngưỡng mộ!

– Con người muốn có được hạnh phúc, ấm no và những điều mình muốn thì bắt buộc con người ta cần phải học cách dám nghĩ, dám làm. Nếu cứ chỉ ngồi im trông chờ kết quả thành công thì không bao giờ có được.

3. Ý nghĩa bài tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường lớp 5

Qua bài tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường đã cho chúng ta thấy được rằng. Chỉ khi nào chúng ta dám nghĩ dám làm thì mới có thể mang lại những kết quả mà mình mong muốn. Hơn nữa, mỗi người không chỉ phấn đấu vì giá trị, lợi ích cá nhân. Mà còn góp sức vào cộng đồng, xây dựng một cộng đồng vững mạnh. Chúng góp phần lan tỏa những giá trị lớn lao. Muốn được thành công thì phải kiên trì vượt qua những khó khăn, thách thức.

Như vậy, qua bài viết ở trên, Baiontap.com đã giúp các em có những thông tin cần thiết để soạn bài tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường đầy đủ nhất! Chúc các em học và làm bài thật tốt nhé!

Các bài viết liên quan

Các bài viết xem nhiều

Môn: Tập đọc

Bài : Ngu Công xã Trịnh Tường

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- Học sinh trả lời được các câu hỏi trong SDK.

II. Chuẩn bị:

- ĐDDH: SGK, tranh minh họa bài đọc SGK.

- Dụng cụ học tập: SGK.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 17: Ngu Công xã Trịnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Môn: Tập đọc Bài : Ngu Công xã Trịnh Tường I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - Học sinh trả lời được các câu hỏi trong SDK. II. Chuẩn bị: - ĐDDH: SGK, tranh minh họa bài đọc SGK. - Dụng cụ học tập: SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Các bước: Hoạt động giáo viên: Hoạt động học sinh: 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: - Gọi HS đọc bài: “Thầy cúng đi bệnh viện”. - Nhận xét cho điểm. - Giới thiệu bài trực tiếp. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - Bao quát lớp, uốn nắn sửa lỗi phát âm cho HS. - Hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp giảng từ khó. - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài văn. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Đoạn 1: Từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa. + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? Đoạn 2: Từ “Con nước nhỏ như trước nữa”. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngang đã thay đổi như thế nào? Đoạn 3: Phần còn lại: + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc lại bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS nêu nội dung chính bài văn. - Giáo dục, liên hệ thực tiễn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - Hát. - 04 HS đọc cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi SGK. - 02 HS tiếp nối đọc cả bài. - Từng tốp 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn bài văn.[ 2 lượt]. - Quan sát tranh theo hướng dẫn GV. - Luyện đọc theo cặp. - 01 HS đọc lại cả bài. - Lắng nghe. - Đọc lướt. + Ông Lìn mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. - Đọc thầm. + Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. - Đọc lướt. + Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả. + Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo- lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. - 03 HS tiếp nối đọc 3 đoạn bài văn. - Luyện đọc theo cặp. - Xung phong đọc diễn cảm trước lớp. - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - 02 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG.doc

Video liên quan

Chủ Đề