Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào

2. - Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. - Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

câu 2 Thuận lợi + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này. + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước. + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

Khó khăn + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới. + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc. + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

Chính sách kinh tế nhà nguyễn: Chính trị, quân sự: - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương. - Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ [luật Gia Long]. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ. - Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc [Thừa Thiên]. - Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức. * Đối ngoại: - Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. - Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. * Kinh tế: - Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. - Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước. - Thương nghiệp: + Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,… + Đối với các nước phương Tây [Anh, Pháp, Mĩ] nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định. * Xã hội: - Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ. - Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Ưu điểm - Nông nghiệp + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn. + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng. - Thủ công nghiệp + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức. + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước. + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì + Nhiều nghề mới xuất hiện

4. Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do: - Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. - Ở địa phương thì địa chủ, cường hào hoàng hành chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột sức lao động của nhân dân. - Nạn dịch bệnh, đói kém thường xuyên xảy ra

5. * Số lượng: Lớn [hơn 400 cuộc lớn, nhỏ], nổ ra ngay từ đầu triều đại. * Quy mô: địa bàn rộng lớn, từ Bắc [Nông Văn Vân, Cao Bá Quát...] vào Nam [Lê Văn Khôi]. * Lực lượng tham gia: phong phú, đông đảo hơn các triều đại trước. * Mục đích: chung là lật đổ triều đình phong kiến. * Kết quả: đều thất bại.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa: - Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng. - Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ 19

cô ơi phần 4 là hạn chế ạ

Chủ trương “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời. - Kìm hãm sự phát triển của kinh tế, làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Page 2

Chị đã giải đáp đầy đủ. Nếu không còn thắc mắc gì liên quan đến bài e vừa hỏi chị. Phiền e kết thúc và đánh giá chính xác. Trân trọng !!!

1 lượt đánh giá 5 sao của em sẽ là niềm vui, động lực của chị. nhớ đánh giá nha. chân thành cảm ơn em 🤗🤗🤗❤

Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn phản ánh những hoạt động ngoại giao giữa triều đình nhà Nguyễn với các quốc gia láng giềng và phương Tây trong thời kỳ độc lập [1802-1884].

Lãnh thổ bảo hộ Chân Lạp 1818-1863

Bài chi tiết: Lịch_sử_Campuchia_[1431-1863] §Phiên_thuộc_của_Việt_Nam

Khi Gia Định bị thất thủ, quyền bảo hộ nước Chân Lạp thuộc về nước Tiêm La. Đến năm đinh mão [1807], Nặc Ông Chân bỏ Tiêm La xin về thần phục vua Việt Nam, theo lệ cống tiến, cứ ba năm một lần. Đồ cống vật gồm: voi đực cao 5 thước hai con; sừng tê giác 2 chiếc; ngà voi hai cái; hột sa nhân 50 cân; đậu khấu 50 cân; hoàng lạp 50 cân; cánh kiến 50 cân; và sơn đen 20 lọ.[6]

Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp[5].

Cuối năm Giáp Ngọ [1834], vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân mất, không có con trai nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp làm quan cho người Việt. Năm sau, Trương Minh Giảng lập công chúa Angmey, con của Nặc Ông Chân, còn gọi là Ngọc Vân công chúa, làm quận chúa. Ông đổi nước Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan coi sóc mọi việc quân sự và dân sự[5].

Do quan lại Đại Nam tại Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp; do nhà Nguyễn bắt Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đày Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Việt Nam, dân chúng Chân Lạp oán giận và nổi dậy chống quân Việt Nam ở khắp nơi. Người em của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn khởi nghĩa với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, đến khi vua Minh Mạng qua đời thì Trương Minh Giảng phải bỏ Trấn Tây thành rút về An Giang[5].

Ký ức của người Khmer về các cuộc nổi dậy của họ thời đầu thế kỷ 19 và về sự tàn bạo của quan quân nhà Nguyễn khi đánh dẹp đã được lưu truyền trong ca dao và truyện kể của người Khmer. Họ dùng từ "Youn" [trong tiếng Khmer có nghĩa là "man rợ"] để chỉ người Việt. Các bà mẹ thường dùng chuyện "Youn bắt" để dọa con. Kênh Vĩnh Tế - con kênh đào dài 25 dặm được xây dựng bởi dân phu Việt và một phần người Khmer ở Thoại Sơn - đã để lại những câu chuyện về cách đối xử tàn ác của người Việt đối với người Khmer mà sau này Khmer Đỏ đã sử dụng trong các chiến dịch tuyên truyền khơi dậy lòng hận thù của người Campuchia đối với người Việt[7].

Với phương TâySửa đổi

Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối.

Đối với nước Pháp, vua Gia Long có thiện cảm hơn do khi ông còn gian truân có nhờ ông Bá Đa Lộc giúp đỡ. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.

Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa[6].

Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie năm 1838 dưới thời Minh Mạng

Tuy nhiên, sự bành trướng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.

Vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược[8]. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo.

Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến.

Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận.

Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Sau khi Gia Định bị người Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học gì về ngoại giao[8].

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Nguyễn
  • Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Trần Trọng Kim 1971, tr.173
  2. ^ Phạm Văn Sơn 1960, tr.415
  3. ^ Phạm Văn Sơn 1960, tr.415-416
  4. ^ a b Phạm Văn Sơn 1960, tr.424
  5. ^ a b c d Trần Trọng Kim 1971, tr.191
  6. ^ a b Trần Trọng Kim 1971, tr.174
  7. ^ Nayan Chanda 1986, tr.52
  8. ^ a b Phạm Văn Sơn 1960, tr.432

Tham khảoSửa đổi

  • Đào Duy Anh [2002], Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến Thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
  • Trần Trọng Kim [1971], Việt Nam sử lược, 2 tập, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2018, truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2010.
  • Dương Quảng Hàm [1968], Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục.
  • Đặng Việt Thủy; Đặng Thành Trung [2008], 54 vị Hoàng đế Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
  • Trương Hữu Quýnh [2005], Đại cương Lịch sử Việt Nam-tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]
  • Trương Hữu Quýnh [2004], Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]
  • Đinh Xuân Lâm [2007], Đại cương Lịch sử Việt Nam-tập II, Nhà xuất bản Giáo dục Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]
  • Trần Đức Anh Sơn [2004], HUẾ Triều Nguyễn một cái nhìn, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
  • Nguyễn Thị Thạnh [2008], The French conquest of Cochin-China, 1858-1862, [Ph.D. Thesis], Cornell University 1982.
  • Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam [1971], Lịch sử Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản KHXH,Hà Nội.

  • Nguyễn Thế Anh [2008a], Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Nhà xuất bản Văn Học, ISBN7-02-000357-5.
  • Nguyễn Khắc Thuần [2005], Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Nhiều tác giả [2007], Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn.
  • Lê Nguyễn [2009], Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử, Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân
  • Phạm Văn Sơn [1960], Việt sử toàn thư.
  • Nguyễn Phan Quang [1976], Lịch sử Việt Nam [1427-1858], quyển II, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Nguyễn Phan Quang [1999], Việt Nam Thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Đình Đầu [2005], Việt Nam-Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại, Nhà xuất bản Trẻ.
  • Nayan Chanda [1986], Brother Enemy, Harcourt Brace Jovanovich.
  • Vu Tam Ich. "A Historical Survey of Educational Developments in Vietnam". Bulletin of the Bureau of School Service Vol XXXII, No 2. Lexington, KY: University of Kentucky, College of Education, 1959.

Video liên quan

Chủ Đề