Tại sao bán hàng đa cấp lại xấu

Bán hàng đa cấp hiện nay đang là khái niệm được khá nhiều người chú ý đến. Đây cũng là mô hình kinh doanh khá nổi tại Việt Nam. Vậy hoạt động bán hàng đa cấp là gì? Và bán hàng đa cấp tốt hay xấu? Nếu như bạn đang thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Kinh doanh đa cấp trong tiếng anh là Multi Level Marketing. Nó được hiểu là kinh doanh theo hình thức mạng lưới và là chiến lược tiếp thị bán dịch vụ, sản phẩm thông qua những người tham gia, nhiều cấp bậc, nhiều nhánh. 

Người tham gia hệ thống đa cấp sẽ nhận được % hoa hồng và những lợi ích khác qua hoạt động kinh doanh chung và mạng lưới được tạo dựng lên. 

Hình thức bán hàng đa cấp xuất hiện từ những thập niên 90. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất đó là từ năm 1979 – 1990, đây là giai đoạn hàng trăm công ty đa cấp thành lập tính theo ngày. Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh đa cấp xuất hiện và nóng nhất là vào khoảng đầu thế kỷ 21. Và đến năm 2004, Việt Nam cũng đã thống kê con số công ty đa cấp là 20, phân phối chủ yếu ở lĩnh vực sức khỏe và sắc đẹp. Và vào đầu tháng 10, năm 2009, hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã thành lập. 

Những điều cần biết trong đa cấp

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành đa cấp, thì trước tiên cần nắm được những thuật ngữ cơ bản. Dưới đây là một số thuật ngữ bán hàng đa cấp mà bạn nên tham khảo: 

Thuật ngữ này chỉ những người tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp. Và những người này là người trực tiếp sử dụng, trải nghiệm sản phẩm sau đó giới thiệu sản phẩm đến những người khác. Và họ cần dùng cách của mình để có thể thu hút được những người khác tham gia kinh doanh bán, và nhận hoa hồng sản phẩm. 

Người bảo trợ là những người đỡ đầu cũng như có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng sao cho họ trở thành thành viên trong mạng lưới đa cấp này. Các tầng, tuyến trên, dưới, nang sẽ ăn theo cấp trên. Vì thế, càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì người ở trên lại càng được lợi. 

Sản phẩm trong mô hình kinh doanh đa cấp cần đảm bảo chất lượng tốt. Bởi các sản phẩm trước khi bán ra cho người tiêu dùng, cần phải được sử dụng, cảm nhận, sau đó giới thiệu và lan truyền đến nhiều khách hàng khác. Sản phẩm kinh doanh đa cấp chủ yếu là ngành thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Điều đặc biệt hơn đó là các mô hình đa cấp cần có những sản phẩm mang tính độc quyền. Như vậy mới có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng tốt nhất. 

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu

Nhắc đến từ đa cấp, hiện nay có khá nhiều người có ác cảm. Thực chất, ngành đa cấp có thực sự xấu xa và không lành mạnh?

Mô hình kinh doanh đa cấp trên thế giới được đánh giá là hình thức vô cùng hiệu quả. Những thương hiệu lớn như Ford, Colgate, Coca-Cola áp dụng để kinh doanh. Và thường mô hình này, cơ bản có lợi cho cả bên người bán lẫn bên người sử dụng. 

Tại Việt Nam hình thức này đã dần mang tiếng xấu đi bởi rất nhiều công ty làm việc theo mô hình này nhưng lừa đảo xuất hiện. Từ đó, xúi giục người khác, ăn tiền vốn, hoặc kinh doanh các sản phẩm không đạt chất lượng. 

Thực tế đã có rất nhiều vụ bị phanh phui, vì thế, nhiều công ty bán hàng đa cấp đã bị điều tra, và có những phát hiện về hành vi lợi dụng tài sản, làm việc trái pháp luật. 

Bên cạnh những công ty đa cấp làm việc sai trái, không đúng với mô hình, những tiếng xấu xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên bạn phải hiểu rằng, thực tế, mô hình kinh doanh đa cấp không hề xấu mà đem lại rất nhiều lợi nhuận. Bạn cần cẩn thận với những công ty đa cấp lừa đảo mà thôi. 

Lưu ý cần tránh để không bị lừa

Hiện nay, các công ty đa cấp lừa đảo khá nhiều. Để tránh bị lừa, bạn có thể ghi nhớ một số những điều sau đây nhé!

  • Các công ty đa cấp lừa đảo chủ yếu chỉ tập trung tuyển dụng, lôi kéo người tham gia. Những công ty uy tín hơn là những công ty tập trung bán hàng thay vì tuyển dụng. 
  • Các công ty lừa đảo khi tuyển dụng thường sẽ ép người tham gia bằng được, mua hoặc bán hàng, đóng tiền. Hãy tuyệt đối tránh xa nếu công ty bắt bạn đóng bất cứ khoản chi phí nào nhé!
  • Những công ty tập trung lôi kéo người khác vào mạng lưới – đồng nghĩa với việc đã bán được sản phẩm khi người bị lôi kéo là người được yêu cầu sử dụng thuốc trước khi bán. 

Xem thêm: Tất toán là gì? Những kiến thức liên quan đến tất toán nên biết

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu phụ thuộc vào công ty đa cấp mà bạn tham gia. Chắc chắn rằng, nếu như bạn tham gia vào công ty lừa đảo, bạn sẽ không nhận lại được gì, thậm chí còn mất. Còn đối với những công ty uy tín, thì đây là mô hình mà bạn có thể phát triển. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về mô hình đa cấp và biết cách bảo vệ bản thân tránh khỏi lừa đảo nhé!

Dịch vụ hot tại Xuyên Việt: 

  • Dịch vụ viết bài SEO
  • Dịch vụ PR

Chào bạn, có phải bạn đang muốn tìm hiểu về mô hình bán hàng đa cấp?

Bạn chưa rõ bán hàng đa cấp là gì, cách thức hoạt động của nó ra sao?

Và quan trọng hơn hết, liệu bán hàng đa cấp là tốt hay xấu? Như thế nào là đa cấp chân chính và đa cấp bất chính?

Các công ty đa cấp và các mặt hàng đa cấp hiện có ở Việt Nam? …

Vậy thì bài viết này Trợ Lý Tài Chính xin phép được trình bày tất cả những gì bạn muốn biết về kinh doanh đa cấp. Cũng như trình trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam chúng ta hiện nay.

Bạn sẽ cùng tôi đi vào từng nội dung một nhé:

Hình thức kinh doanh đa cấp là gì?

Kinh doanh đa cấp, còn có một số cách gọi khác như tiếp thị đa cấp hay bán hàng đa cấp [BHĐC].

Tên Tiếng Anh của kinh doanh đa cấp là Multi-Level Marketing, viết tắt là MLM.

Ở lĩnh vực tài chính người ta còn gọi nó với một cái tên khác là kinh doanh theo mạng lưới [Network Marketing].

Bán hàng đa cấp [BHĐC] về cơ bản là một hình thức bán hàng, một phương thức phân phối sản phẩm/ hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Các công ty kinh doanh đa cấp đầu tiên có mặt ở Mỹ từ những năm 1920. Và hình thức bán hàng này ngày càng phổ biến, rất nhiều công ty bán hàng đa cấp lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.

Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 2000, kinh doanh bán hàng đa cấp mới bắt đầu đặt chân đến thị trường Việt Nam chúng ta.

Với sự phát triển nhanh chóng đó, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam – MLMA [wiki] đã được thành lập vào đầu tháng 10/2009. Nhằm chuẩn hóa hoạt động bán hàng đa cấp vốn có nhiều phức tạp để đi dần vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật.

1. Cách thức hoạt động của mô hình bán hàng đa cấp

Như tôi nói ở trên, đây đơn giản cũng là một hình thức bán hàng như chúng ta vẫn gặp mỗi ngày. Tuy nhiên nó là một dạng phân phối đặc biệt, khi mà hàng hóa sẽ đi trực tiếp từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Cụ thể:

  • Với hình thức bán hàng truyền thống, sản phẩm từ nơi sản xuất sẽ được luân chuyển đến các điểm phân phối như chợ, siêu thị, đại lý hay cửa hàng bán lẻ,…
  • Còn với hình thức bán hàng đa cấp, sản phẩm từ nơi sản xuất sẽ được mang đến tận tay người tiêu dùng, thông qua các nhà phân phối thuộc hệ thống bán hàng đa cấp này. Mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh tạo thành một mô hình kim tự tháp.

Mô hình bán hàng đa cấp

Ví dụ: Bạn muốn mua một gói bột giặt, bạn có thể ra chợ, siêu thị hay tiệm tạp hóa để mua. Đây là các điểm phân phối của hình thức bán hàng truyền thống. Còn nếu gói bột giặt được bán bởi một người nào đó, mang đến tận nhà cho bạn, người này được hưởng hoa hồng. Thì trường hợp này chính là kiểu bán hàng đa cấp.

Mỗi cá thể thuộc hệ thống [như hình trên] đều được gọi là một nhà phân phối.

Với mô hình này, cứ một người ở trên sẽ tuyển thêm vài ba người ở dưới mình [được gọi là nhân viên tuyến dưới hay cấp dưới]. Cứ thế số lượng người tuyến dưới càng ngày càng tăng theo cấp số nhân.

Và toàn bộ nhà phân phối thuộc hệ thống bán hàng đa cấp này vừa là người tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ, vừa là người trực tiếp bán hàng cho nhiều người tiêu dùng khác.

Nhà phân phối ở cấp càng cao thì được hưởng mức hoa hồng càng nhiều. Đồng thời họ còn được hưởng thêm hoa hồng từ đơn hàng bán được của những nhà phân phối tuyến dưới.

Hoa hồng hay thưởng là khoản được trích từ lợi nhuận của công ty để trả công cho các nhà phân phối. Vì họ đã giúp công ty bán được hàng.

2. Lợi ích của hình thức kinh doanh đa cấp

Với cách thức hoạt động của bán hàng đa cấp mà tôi nói ở trên, bạn có thể thấy mỗi nhà phân phối muốn tăng thu nhập của mình họ đều phải tích cực bán được hàng.

Nói cách hàng, tự mỗi người thuộc hệ thống bán hàng đa cấp đều cố gắng để bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ nhất có thể. Khi đó, hoa hồng của họ sẽ càng nhiều, tưởng thưởng xứng đáng cho công sức mà họ bỏ ra.

Hơn nữa, nếu những nhà phân phối tuyến dưới cũng bán tốt, người tuyến trên sẽ được nhận thêm phần hoa hồng và thưởng khác nữa.

Bạn thấy đấy, chính những điều trên sẽ làm cho mỗi người trong hệ thống đều làm việc tích cực và tự giác. Đồng thời, họ phải hỗ trợ lẫn nhau để tăng hiệu quả bán hàng của cả nhóm.

Khi mô hình bán hàng đa cấp hoạt động hiệu quả:

  • Mỗi có nhân thuộc hệ thống đều có lợi vì thu được nhiều hoa hồng.
  • Công ty cũng có lợi vì bán được nhiều hàng hóa.
  • Lượng hàng hóa lưu thông tốt đem đến nhiều giá trị sử dụng cho người tiêu dùng.
  • Đồng thời, góp phần giúp xã hội phát triển và tăng trưởng nền kình tế.

Ngoài ra, mô hình đa cấp còn có những lợi ích sau:

  • Giảm thiểu chi phí trung gian cho nhà sản xuất: Vì hàng hóa đi trực tiếp đến tay người tiêu dùng nên sẽ cắt giảm được rất nhiều chi phí cho các điểm phân phối.
  • Giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội: Từ các chị em nội trợ, sinh viên, đến dân văn phòng,… đều có thể tham gia bán hàng đa cấp để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt là môi trường làm việc rất linh động về địa điểm và thời gian. Theo đó, mô hình này không chỉ giúp xã hội giải quyết vấn đề việc làm mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế.
  • Người tiêu dùng sớm được tiếp cận sản phẩm chất lượng: Do không phải đầu tư quá nhiều vào các khâu trung gian, nên chất lượng sản phẩm từ công ty bán hàng đa cấp đều khá cao. Ngoài ra, người tiêu dùng còn nhanh chóng được tiếp cận, sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên, những điều trolytaichinh.com vừa nói ở trên là dành cho “bán hàng đa cấp chân chính”. Còn ở Việt Nam chúng ta, mô hình này đã bị biến tướng, bị bẻ cong và đang là vấn nạn lừa đảo đáng báo động.

Bởi thế cho nên, hầu hết người Việt chúng ta đều cực kỳ dị ứng với từ “đa cấp”. Và nói thật, không biết từ bao giờ cái chữ “đa cấp” đã bị mặc định là xấu, là lừa đảo và phạm pháp.

Chúng ta sẽ cùng làm rõ nhé:

Phân biệt bán hàng đa cấp chân chính và bất chính?

1. Bán hàng đa cấp chân chính

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, thực hiện đúng chức năng bán hàng, cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

 Có sản phẩm tốt:

Sản phẩm ở đây là một hàng hóa/ dịch vụ nào đó phải đảm bảo chất lượng, mang đến giá trị sử dụng thực sự cho người tiêu dùng. Đặc biệt, giá cả phù hợp với giá trị của sản phẩm.

 Đào tạo nhà phân phối tốt:

Nhà phân phối là những người giúp doanh nghiệp giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng. Do đó, muốn thực hiện chức năng bán hàng một cách tốt nhất, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà phân phối của mình để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.

 Bán hàng là chính yếu, tuyển dụng là thứ yếu:

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính trước hết phải là doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng một cách thực sự. Và bán hàng là hoạt động chính, mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng nhất.

Hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện qua hệ thống nhà phân phối. Do đó song song với việc bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tuyển dụng và xây dựng hệ thống nhà phân phối.

Tuy nhiên, việc bán hàng phải được chú trọng hàng đầu. Việc tuyển dụng cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu bán hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính phải tồn tại dựa trên doanh thu từ hoạt động bán hàng.

2. Bán hàng đa cấp bất chính – lừa đảo

Song song với các công ty đa cấp chính thống, tồn tại rất nhiều hệ thống đa cấp bất chính, hay còn gọi là “hình tháp ảo”. Trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới. Chúng là lừa đảo, những kẻ đã gây ra tiếng xấu cho “đa cấp chân chính” ở Việt Nam mình.

Các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ “đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống [nằm ở đỉnh tam giác – kim tự tháp] lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới [đáy tam giác].

Những dấu hiệu nhận biết hình thái “bán hàng đa cấp bất chính”:

Sản phẩm không tốt:

Thường là các sản phẩm kém chất lượng, không có giá trị sử dụng. Giá bán rất cao, không tương ứng với giá trị thực. Thậm chí là sản phẩm ảo, không thể nhìn thấy hoặc không tồn tại.

 Tuyển dụng là hoạt động chính:

Vì sản phẩm là kém chất lượng hoặc không có thực, nên hoạt động của “đa cấp bất chính” chỉ là hoạt động tuyển dụng. Tuyển dụng đem lại nguồn thu cho thành viên của hệ thống.

 Người tham gia phải đóng tiền:

Người trước tuyển người sau, khi vào thì phải đóng một khoản tiền nào đó. Đôi khi chúng lấy cớ là khoản này dùng để mua sản phẩm, hay phí hoạt động, hay tiền đặt cọc,… Thực chất, tiền thu từ người tuyến dưới sẽ là thu nhập của người tuyến trên.

 Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn:

Người tuyến trên sẽ vẽ ra một thiên đường thu nhập trong mơ để chiêu dụ người khác tham gia làm tuyến dưới. Nào là không cần làm vẫn có tiền, thu nhập thụ động từ các cấp dưới. Rồi nào là lợi nhuận khủng, làm giàu cấp tốc chỉ sau một thời gian ngắn…

Vậy thì:

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?

Vừa rồi Trợ Lý Tài Chính đã giúp bạn phân biệt 2 hình thức đa cấp tồn tại song song ở VN chúng ta: đa cấp chân chính và đa cấp bất chính.

Thế nên để trả lời cho câu hỏi: Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?, tôi muốn bạn phải hiểu thật rõ về các hình thức đa cấp đó. Đồng thời, bạn có khả năng tự nhận ra được một công ty hay một mô hình đa cấp thuộc thể loại nào.

Như vậy, nếu hỏi là bán hàng đa cấp tốt hay xấu, sẽ không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp được. Tốt hay xấu là tùy từng đối tượng, tùy cách thức mà một doanh nghiệp đa cấp hoạt động.

Nếu là chân chính, tôi cũng đã nêu ra nhiều lợi ích mà hình thức bán hàng đa cấp mang lại ở trên. Khi đó, bán hàng đa cấp là hoàn toàn tốt.

Còn nếu bất chính, chắc chắn là lừa đảo rồi. Mà lừa đảo thì không cần phải nói, ai cũng biết đó là xấu phải không nào?

Vậy là bạn đã nhận ra: bán hàng đa cấp tốt hay xấu rồi chứ?

>> Lời khuyên: Đừng vội phán xét khi chưa tìm hiểu kỹ về một công ty bán hàng đa cấp, hay một người nào đó đang tham gia bán hàng đa cấp bạn nhé!

À, nếu bạn đang thắc mắc: bán hàng đa cấp tốt hay xấu, có nên tham gia bán hàng đa cấp hay không? Mời bạn xem qua Video từ Web5Ngay:

Các công ty bán hàng đa cấp được cấp phép

Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta có đến cả trăm công ty bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được cấp phép hoạt động. Và những công ty được cấp phép cũng chưa hẳn là tốt và uy tín hết đâu à!

Vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ từng công ty để biết chính xác họ hoạt động chân chính hay lừa đảo nhé.

Và chỉ khoảng 30 doanh nghiệp bán hàng đa cấp [DNBHDC] được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Chi tiết, bạn vui lòng tham khảo tại website chính thức của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, để đảm bảo độ tin cậy:

>> Nhắc lại: Bên trên là danh sách các Công ty bán hàng đa cấp được cấp phép, nhưng không có nghĩa là tất cả đều uy tín và làm ăn chân chính. Hãy tìm hiểu thật kỹ từng công ty bạn nhé!

Lời kết

Bạn biết tại sao tôi viết bài này không, lại còn viết rất đầy đủ và chi tiết nữa chứ?

Đó là bởi nhiều ngày qua, tôi nhận được một số câu hỏi kiểu như này:

Và tôi muốn có một bài viết phân tích cặn kẽ về mô hình bán hàng đa cấp, cũng như hiện trạng đa cấp ở Việt Nam mình. Khi đó, sẽ dễ dàng hơn cho tôi để trả lời những câu hỏi trên, cũng như giải thích cho mọi người.

Hơn nữa, đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn, nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự. Hay đơn giản là bạn muốn hiểu hơn về mô hình bán hàng đặc biệt này.

Mong là những phân tích của tôi giúp ích được cho bạn!

Nếu thấy hay, giúp tôi chia sẻ nó đến với mọi người bạn nhé! Có thể họ cũng rất cần đấy.

Quan điểm của bạn thế nào về hình thức bán hàng đa cấp? Hay bạn có đang tham gia một mô hình đa cấp nào không? Tôi rất muốn nghe thêm chia sẻ từ bạn!

Cảm ơn bạn rất nhiều!

Bạn biết tin này chưa: Bảo Hiểm Manulife Việt Nam bị nghi ngờ là bán hàng đa cấp?

— Trợ lý tài chính Anba —

Video liên quan

Chủ Đề