An Dương Vương là người như thế nào

An Dương Vương là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân?

“Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng”

Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà nội. Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc [Cổ Loa] và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương. Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại các vua Hùng cũng vần vũ những đám mây ngũ sắc của những huyền thoại.

Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị đuowjc bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi  Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.

Về An Dương Vương, “Từ điển bách khoa Việt Nam” viết một cách ngắn gọn: “tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi [214 – 208 trước CN], nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu [cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu] lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh [179 trước CN] An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử”

Lời giảng nghĩa ngắn ngủi ấy cố gắng khẳng định một nhân vật có thật và một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc ta là cái gạch nối giữa thời đại các vua Hùng với những thời đại sau đó trong dòng mạch liên tục của một quốc gia tự chủ và đã tạo dựng  được một nền văn minh có bản sắc riêng biệt bên cạnh một nền văn minh lớn cũng là một mối thử thách thường trực và khủng khiếp từ phương Bắc tràn xuống. Nhưng trong lời giảng nghĩa ấy vẫn phải nhắc đến những từ “giả thiết”,  “tục truyền”…

Bởi lẽ, từ nhiều thế kỷ trước trong các cuốn sách như “Viện điện u linh”; “Lĩnh Nam chích quái”, “đại Việt sử ký toàn thư” hay các tác phẩm của Nguyễn Trãi [Dư địa chí]. Phan Huy Chú [lịch triều hiến chương loại chí] đều nhắc tới An Dương Vương họ Thục tên Phán là con của vua Thục [đất Tứ Xuyên – Trung Quốc ngày nay] vì xung khắc của tổ phụ với Hùng Vương của nước Văn Lang mà mang quân đánh chiếm, lập nước Âu Lạc, xưng vương và xây thành Cổ Loa. Nhưng rồi cuối thế kỷ XIX, một số sử thần lại cho rằng Âu Lạc và người đứng đầu Thục Vương không dính dáng gì đến nước Ba Thục mà chỉ là một thế lực ở lân cận “gắn liền với nước Văn Lang”. Sang đầu thế kỷ XX, có học giả còn cực đoan hơn khi cho rằng” nước Nam không có An Dương Vương nhà thục” [Nguyễn Văn Tố” còn một số sử gia người Pháp lại khẳng định “Trước nhà hán không có lịch sử An Nam”…

Nhưng trong tâm thức của nhiều người Việt Nam nhất là của dân “bát xã hộ nhi” [tám làng thờ cúng và tham gia tế lễ trong ngày hội ở Chùa Thượng] thì An Dương Vương chính là Vua Chủ ăn sâu vào

                   [Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm – Số 4/2001]

An Dương Vương xây thành Cổ Loa

Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.

Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?
Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km… Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.

Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê – Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm [Hà Bắc] thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh [Đông Anh]. Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến.

Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa [ Gia Lâm], rừng Mơ [Mai Lâm], rừng dâu da [Du Lâm]v.v… thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.

Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.
Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.

Quảng Cáo: Đúc tượng đồng, làm tượng chân dung.... từ hình ảnh chụp/ tranh vẽ

   An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ.  Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

     Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

     Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

     An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ.  Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

     Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

     Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

     Sáng suốt là thế nhưng An Dương Vương vẫn mất cảnh giác với kẻ địch để xảy ra một tấn bi kịch đau thương. Sau chiến thắng với Triệu Đà, vua đã nghĩ Triệu Đà khâm phục mà đầu hàng, không còn âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Vua đã mất cảnh giác mà không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn đưa Trọng Thủy sang Âu Lạc làm rể để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Mị Châu là công chúa nhưng thực lòng yêu thương chồng, gián tiếp tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo và trộm nỏ thần. Bí mật quốc gia, sự an nguy của cả một đất nước đã bị đánh mất bởi chính những thiên tử mà nhân dân ta tin tưởng. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương không những không tỉnh ngộ mà còn cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Có lẽ chiến thắng dễ dàng nhờ nỏ thần khi trước đã làm cho vua An Dương Vương chủ quan khinh địch. Vua không biết rằng để bảo vệ đất nước ta phải luôn luôn cảnh giác phòng bị với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Sự chủ quan ấy dẫn đến kết cục bi thảm, đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

     An Dương Vương cho ta một bài học trong việc bảo vệ đất nước. Tình yêu con sâu sắc đã làm vua An Dương Vương mù quáng. Khi đến bước đường cùng, vua mới nhận ra địch ngay bên cạnh mình. Chính tay vua đã hạ kiếm chém Mị Châu, điều đó biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng – biểu tượng dân tộc – giúp nhà vua xây thành, chế nỏ tượng trưng cho trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì nàng thân là công chúa nhưng vì tình yêu mù quáng mà dẫn giặc hại nước, hại cha. Cái chết thảm của Mị Châu thể hiện sự kiên quyết, thái độ không khoan nhượng của nhân dân ta đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

     An Dương Vương tuy có tấm lòng thương nước thương dân, có công xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng đồng thời cũng có tội. Cái tội của vua là chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan. Vua An Dương Vương không chết bởi điều đó thể hiện lòng tự tôn dân tộc, đồng thời là sự phán xét công bằng của ông cha ta với một vị vua đáng kính trọng vừa có công vừa có tội.

Video liên quan

Chủ Đề