Nhiệm vụ khác của học sinh bên cảnh nhiệm vụ học tập là gì

Học sinh được nhận định là những mầm non tương lai của đất nước, là những thế hệ trẻ mang trong mình trọng trách lớn lao. Học sinh có ở nhiều cấp học như học sinh Tiểu học, học sinh Trung học cơ sở, học sinh Trung học phổ thông. Chắc hẳn rằng ai cũng từng là học sinh nhưng chưa hiểu hết về nhiệm vụ của học sinh và nhiệm vụ của học sinh quy định như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ của học sinh nhé.

1. Quy định về quyền và nhiệm vụ của học sinh

Mỗi đối tượng trong xã hội khi đã được pháp luật điều chỉnh, thông thường sẽ được quy định về những quyền được làm và những nghĩa vụ, nhiệm vụ phải thực hiện. Quyền và nhiệm vụ của học sinh được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, quy định tại Quyết định số 118/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục đào tạo.

Theo đó, quyền hạn của học sinh được ghi nhận tại mục I Quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 1118/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục đào tạo.. Quyền của học sinh gồm những quyền cơ bản như sau:

+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

+ Quyền được học tập và rèn luyện để trở thành con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người công dân, người lao động, người chiến sĩ tốt,…

+ Quyền được làm chủ, độc lập và sáng tạo trong học tập, rèn luyện, lao động,…

+ Quyền được tham gia công việc chung của trường, lớp, thảo luận và đóng góp ý kiến.

+ Được ứng cử, bầu cử trong các tổ chức học sinh mình đang là thành viên.

+ Được xin nhập học, chuyển trường và những quyền khác.

2. Nhiệm vụ chung của học sinh

Nhiệm vụ chung của học sinh quy định tại mục II Quyết định số 1118/QĐ của Bộ Giáo dục và đào tạo:

+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

+ Học sinh trong độ tuổi thanh niên thì phải thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên

2.1. Nhiệm vụ của học sinh Tiểu học [học sinh cấp I]

– Thứ nhất, học sinh Tiểu học phải đi học đúng giờ và đều đặn, xin phép khi nghỉ học. Có trách nhiệm giữ trật tự trong giờ học, lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài. Làm bài và tự học bài trước khi đến lớp. Kiểm tra trung thực, không chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn.

– Làm trực nhật lớp, lao động tập thể đều đặn, làm việc nhà giúp gia đình.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không vứt rác ở trường học, trong lớp và những nơi công cộng.

– Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt Đội, Sao, lớp và hoàn thành công việc được giao.

– Phải vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, nhân viên, cán bộ trong trường học. Kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, người lớn tuổi và giúp đỡ anh chị, người già, người tàn tật, bố mẹ khi cần thiết. Chào hỏi, nói năng lễ phép và tôn trọng mọi người.

– Biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác.

– Thực hiện các yêu cầu về rèn luyện, lao động và học tập từ các thầy cô giáo một cách đầy đủ, tích cực. Chấp hành các nội quy của nhà trường.

– Đi trên đường đúng luật an toàn giao thông nơi công cộng và trên đường phố.

2.2. Nhiệm vụ của học sinh THCS [học sinh cấp II]

Nhiem vu cua hoc sinh cấp II dựa trên cơ sở thực hiện tốt những nhiệm vụ của học sinh cấp I, gồm có:

– Biết quý trọng mọi người, quý trọng sản phẩm lao động của người khác. Tiết kiệm thời gian, tiền của, bảo vệ tài sản công, tài sản tư. Học sinh không được lấy cắp hay phá hoại bất cứ tài sản nào không phải của mình.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, lớp học và trường học. Bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử.

– Tham gia đều đặn các hoạt động lao động, chuẩn bị nghề, sinh hoạt hướng nghiệp. Tích cực rèn luyện thể thao, giữ gìn sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Không nghe theo, truyền bá những văn hóa đồi trụy, phản động.

– Tham gia hoạt động tình nguyện, công ích của trường. Tuân thủ thực hiện nội quy trường, lớp và pháp luật.

– Có lối sống văn minh, trung thực, khiêm tốn kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi. Giúp đỡ bạn bè, anh chị em và những người khác trong gia đình, ngoài xã hội.

2.3. Nhiệm vụ của học sinh Trung học phổ thông

– Chăm chỉ, tích cực học tập và vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất đời sống.

– Thực hành tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản công. Tích cực đấu tranh chống các hành vi phá hoại đánh cắp tài sản công.

– Tích cực rèn luyện, bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, chính trị – xã hội. Tránh các tư tưởng, văn hóa phản động, đồi trụy.

– Trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, tôn trọng và chân thành với bạn bè. Xây dựng mối quan hệ bạn bè nam nữ lành mạnh. Không hút thuốc, uống rượu, văn minh lịch sự trong giao tiếp.

– Kính trọng thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Là gương để các em nhỏ noi theo.

– Nghiêm túc thực hiện, tuân thủ quy định của các thầy cô giáo, của nội quy nhà trường và quy định của pháp luật.

– Triệt để chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ những nhiệm vụ của học sinh các cấp trường phổ thông mà các bạn cần biết để có thể thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

Xem Thêm Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xhcn trong tình hình mới

Nói đến vấn đề học hành thì không thể nào nói đến việc học là chốc lát có có thể kết thúc vào một thời gian nào đó và việc học được cha ông ta đi trước nhận định là một trong những việc làm cả đời và không thể ngừng lại ở một giai đoạn nào đó. Bởi vì học tập, học hành và học hỏi  đều được xác định là quá trình học và là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức về các hành vi hay những kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới có trong cuộc sống, trong sách vở mà các nhà khoa học nhà nghiên cứu hoặc thậm chí là những kiến thức dân gian mà cha ông ta đã để lại. Theo như nhận định của tác giả thì quá trình học tập của một con người được nhận định từ khi họ mới được sinh ra hoặc có thể là được biết đến hoạt động học tập ở trước đó. Và việc học tập này được các chủ thể tiếp tục thực hiện cho đến khi chết do hệ quả của những tương tác liên tục giữa con người và môi trường của họ.

Lĩnh vực trong học tập là muôn và và không ai có thể tự mình giới hạn được sự học tập bao gồm trong những nội dung như thế nào mà mỗi hoạt động, mỗi thứ mà chúng ta nhìn thấy thì đều được nhận định là việc chung ta đang tiếp thu và nhận thức về nó. Tuy nhiên việc học tập của con người thông thường và việc học tập của người học được quy định trong Luật giáo dục thì có nội dung như thế nào? Và đồng thời thì trong Luật giáo dục quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ở học ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về nhiệ vụ và quyền hạn của người học như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục năm 2019

1. Khái quát về người học theo quy định của Luật giáo dục

Trước khi vào tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của người học được quy định trong Luật Giáo dục có nội dung như thế nào? Thì trước hết theo như quy định tại mục 1 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung khái quát định nghĩa người học trong Luật Gáo dục để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về đối tường này:

Trên cơ sở quy định tại Điều 80 có quy định về định nghĩa của người học ở đây đó chính là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đồng thời thì cũng theo như quy định tại điều này thì người học được quy định bao gồm các đối tượng được biết đến đó là: Trẻ em ở các cơ sơ mầm non; Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học; Sinh viên đại học, cao đẳng; Học viên của cơ sở đào tại thạc sỹ, Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sỹ; Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

Như vậy, có thể hiểu rằng những chủ thể tham gia học tập trong hệ thống giáo dục quốc dân và được pháp luật hiện hành quy định thì sẽ được xác định là người học theo như quy định của Luật Giáo Dục này. Do đó, những đối tượng là người học này sẽ được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người học theo như quy định tại Luật Giáo dục này với nội dung như thế nào?

2. Nhiệm vụ và quyền của người học theo quy định của Luật giáo dục

Trên cơ sở quy định tại Luật Giáo dục này thì người học cũng được xác định như những chủ thể khác thì cũng đucợ quy định là những quyền và nghĩa vụ mà chủ thể này phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động học tập tại các cơ sở giáo dục quốc dân theo như quy định. Đồng thời thì nhiệm vụ của người học được Luật Giáo dục quy định rất cụ thể tại Điều 82 thì đối với quyền của người học cũng được Luật này quy định tại Điều 83. Trong đó người học có những nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật hiện hành quy định với nội dung như sau:

Xem thêm: Nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục

Thứ nhất, nhiệm vụ của người học được quy định theo Điều 82 Luật Giáo dục năm 2019

“1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục”.

Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, đối với người học thì sẽ được quy định những nhiệm vụ cơ bản nhất có liên quan đối với việc học đó là nghĩa vụ học tập và rèn luyện theo như chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử mà pháp luật quy định. Đây có thể được xem là một trong những nhiệm vụ chính để người học có thể hoàn thành tốt được quá trình học tập của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì một trong những truyền thống của ngành giáo dục Việt nam đó chính là “Tôn sư trọng đạo” là việc người học phải thực hiện các hoạt động và thái độ của mình tôn trong đối với nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục.

Không những thế mà pháp luật còn đua ửa các nhiệm vụ giúp người học liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và đời sống thường này và đây được biết đến là một trong những bản chất của người Việt nam đó là tính đoàn kết trong nhưng hoạt động.

Xem thêm: Trường bán công là gì? Điều lệ, đặc điểm, ưu nhược điểm?

Thứ hai, theo như quy định tại Điều 83 Luật Giáo dục thì người học được quy định bao gồm các quyền như sau:

Một là, người học theo như quy định này được giáo dục và học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân trong quá trình học tập quốc dân.

Hai là, người học theo như quy định này được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

Ba là, người học theo như quy định này được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Bốn là, người học theo như quy định này được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Năm là, người học theo như quy định này được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

Sáu là, người học theo như quy định này đượcược tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Bảy là, người học theo như quy định này được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

Xem thêm: Ứng dụng Azota là gì? Ứng dụng giao và chấm bài Azota?

Tám là, người học theo như quy định này được quy định thực hiện một số quyền khác được quy định rất cụ thể và chi tiết trong Luật Giáo dục.

Trong Quyền đầu tiên của người học theo như quy định của Luật Giáo dục vừa được nêu ra ở trên thì tác giả nhận định và lập luận rằng học sinh nên có quyền tự do ngôn luận và chia sẻ những thắc mắc của họ với nhau và với giáo viên. Từ quy định này có thể thấy được sự khuyết kính và thúc đẩy phát triển của người học. Việc này giúp người đọc tự chủ hơn trong hoạt động học tập của mình mà không bị thụ động và áp đặt trước nội dung lý thuyết mà giáo viên áp đặt trong quá trình học tập của người học này.

Trong khi các trường học được phép thiết lập quy định về trang phục, học sinh có quyền thể hiện bản thân. Tất cả các quy tắc ăn mặc thường được sử dụng để nhắm mục tiêu và làm xấu hổ các cô gái, buộc học sinh tuân theo định kiến ​​giới và trừng phạt những học sinh mặc trang phục có thông điệp chính trị và phản văn hóa. Những chính sách như vậy có thể được sử dụng để che đậy sự phân biệt chủng tộc, bằng cách nhắm mục tiêu vào học sinh da màu trên các biểu tượng “băng đảng” được cho là hoặc trừng phạt học sinh để tóc tự nhiên và để tóc. Quy định về trang phục cũng có thể vi phạm quyền tôn giáo của học sinh bằng cách cấm tràng hạt, khăn trùm đầu và các biểu tượng tôn giáo khác. Các trường học phải đề phòng rằng một loại trang phục nào đó có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trường. Họ không thể sử dụng quy định về trang phục để trừng phạt trẻ em gái, người da màu, chuyển giới và sinh viên không phù hợp giới tính và tự do ngôn luận. Nếu bạn được yêu cầu tuân thủ quy định về trang phục mà bạn cho là phân biệt đối xử, hãy liên hệ với ACLU. Tuân thủ quy định về trang phục sẽ không ngăn cản bạn thách thức nó vào một ngày sau đó.

Video liên quan

Chủ Đề