Gạo hữu cơ đồng phú bán ở đâu

1/ Gạo hữu cơ giá bao nhiêu tiền 1kg mới hợp lý?

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình, người nội trợ ngày càng chú trọng trong khâu lựa chọn thực phẩm, không chỉ là thịt cá, rau xanh hay trái cây mà gạo hữu cơ cũng được nhiều chị em tìm mua để thay thế gạo thường.

Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng cao, mặt hàng gạo hữu cơ cũng trở nên đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 30 nghìn đồng/kg cho đến 70 nghìn đồng/kg. Điều này vô tình khiến nhiều chị em nội trợ thấy khó khăn khi lựa chọn gạo hữu cơ, không biết giá bao nhiêu mới hợp lý và gạo nào đảm bảo chất lượng. Hệ lụy là không ít chị em mua phải gạo hữu cơ dởm, gạo thường với giá hữu cơ… mà không hề hay biết.

Trên thực tế, gạo hữu cơ không có một mức giá nào cố định. Tùy thuộc vào từng loại gạo mà giá thành cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như gạo trắng hữu cơ có giá dao động từ 55-57 nghìn đồng/kg, gạo tấm hữu cơ có giá dao động từ 35 -50 nghìn đồng/kg, gạo lứt hữu cơ lại có giá từ 65-70 nghìn đồng/kg, trong khi đó gạo xát dối hữu cơ [gạo được cà nhẹ lớp cám bên ngoài, tỉ lệ vỏ cám từ 50-70%] có giá từ 50-60 nghìn đồng/kg… 

Mức giá gạo hữu cơ còn phụ thuộc vào từng giống gạo và phương thức canh tác của mỗi cơ sở. Ngoài ra, chị em cần lưu ý không nhầm lẫn giữa gạo hữu cơ [không sử dụng bất cứ hóa chất nào] và gạo sạch [loại gạo vẫn sử dụng hóa chất ở trong ngưỡng cho phép] để tránh trường hợp mua phải gạo thường với “giá hữu cơ”.

>>>Tham khảo: Sản phẩm gạo hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ [USDA] & EU đảm bảo sạch và an toàn cho người sử dụng

2/ Mua gạo hữu cơ ở đâu vừa đảm bảo chất lượng, vừa đúng giá?

Một số trường hợp chị em thiếu kiến thức về gạo hữu cơ, tin vào lời mời chào của người bán, tưởng rằng mua được gạo hữu cơ với “giá hời”, trong khi thực tế, người bán sử dụng gạo mầm và hô biến thành gạo hữu cơ với giá chỉ từ 20.000/kg. Hoặc số khác thấy gạo hữu cơ có giá thành cao hơn gạo thường nên nhầm rằng, cứ đắt là gạo chuẩn hữu cơ, rồi vô tình rơi vào bẫy của người bán hàng lúc nào chẳng hay. 

Bí kíp chị em cần ghi nhớ, để nhận diện được gạo hữu cơ đúng chuẩn, chị em không chỉ nên nhìn vào giá thành, mà quan trọng nhất hãy đọc thật kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, xem chúng có chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ như USDA, EU… hay không.

Bởi bất cứ loại gạo nào để được gọi là gạo hữu cơ đều cần vượt qua được những quy trình kiểm tra gắt gao về chất lượng, cam kết an toàn và mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Để an tâm hơn, chị em có thể check các mã vạch để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hoặc hỏi rõ người bán thông tin về đơn vị sản xuất gạo hữu cơ chẳng hạn…

Dù là gạo hữu cơ hay gạo thường thì giá thành của chúng đều được chia dựa vào loại gạo, ví như gạo lứt sẽ có giá cao hơn gạo trắng và gạo tấm, gạo xát dối. Vậy nên, ngoài kiểm tra nguồn gốc thì chị em cũng cần quan tâm, tìm hiểu về loại gạo mình dự tính mua để có cái nhìn tổng quan hơn. Một số thương hiệu gạo hữu cơ uy tín chị em có thể tham khảo như gạo Mùa, gạo Nàng keo...

Ngoài loại gạo, đơn vị sản xuất thì cửa hàng bán cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thay vì đến các chợ rồi bát nháo về giá thành, chị em nên tìm đến các cửa hàng phân phối thực phẩm hữu cơ uy tín, tất cả giá thành của từng loại gạo sẽ được niêm yết đúng giá.

Chưa kể, ở các cửa hàng hữu cơ, nhân viên được trang bị kiến thức để bảo quản thực phẩm hữu cơ nói chung và gạo hữu cơ nói riêng tốt nhất. Vậy nên khi mua gạo hữu cơ tại các cửa hàng, chị em không chỉ an tâm về giá mà còn không phải lo lắng về chất lượng cũng như độ ngon của gạo hữu cơ.

Tóm lại, gạo hữu cơ giá bao nhiêu 1kg còn phụ thuộc vào loại gạo, phương thức canh tác của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, dù mua gạo trắng hữu cơ hay gạo lứt, gạo xát dối hữu cơ… thì chị em cũng cần hết sức lưu ý đọc kỹ nhãn mác trên bao bì, để an tâm hơn thì nên lựa chọn mua ở các cửa hàng thực phẩm hữu cơ uy tín để vừa đúng giá vừa đảm bảo chất lượng.

>>> Xem thêm: Các sản phẩm gạo hữu cơ tốt cho sức khỏe tại Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ [USDA] & EU

[HNM] - Nhắc đến gạo Hà Nội, không thể không nhắc đến gạo hữu cơ Đồng Phú [huyện Chương Mỹ]. Đây cũng là sản phẩm gạo đầu tiên của Thủ đô được các chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao bởi chất lượng gạo sạch, an toàn.

Cánh đồng lúa hữu cơ ở xã Đồng Phú.

Vừa thu hoạch lúa vụ xuân, đóng những bao thóc đã phơi khô, ông Trần Văn Phượng ở thôn Thượng Phúc [xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ] cho biết, vụ xuân năm nay gia đình có 8 sào lúa gieo cấy theo phương pháp hữu cơ. Đến nay, toàn bộ thóc đã được hợp tác xã đặt mua để bán cho các doanh nghiệp. Hiện giá bán trung bình từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg, với mức giá này, gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Cùng chung niềm vui, anh Phạm Đức Kiền ở thôn Hòa Xá [xã Đồng Phú] chia sẻ, nhiều năm nay sản xuất lúa hữu cơ tại Đồng Phú được mùa, nông dân rất phấn khởi. Với 7 sào lúa hữu cơ, vụ nào gia đình cũng có thu nhập ổn định. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phú Phạm Văn Thành, năm nay là năm thứ 6 người dân Đồng Phú trồng lúa hữu cơ. Mô hình được khởi nguồn từ Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nông dân” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai vào vụ mùa năm 2012. Ban đầu, dự án có 9 hộ dân thôn Thượng Phúc tham gia với diện tích 2 mẫu. Sau một năm thực hiện theo đúng quy trình sản xuất với 14 tiêu chuẩn do JICA trực tiếp theo dõi, đánh giá, kết quả cho thấy, dù có năng suất tương đương nhưng chất lượng của lúa hữu cơ ưu việt hơn. Từ thành công này, đến nay, toàn xã đã có hơn 50ha trồng lúa hữu cơ. Đánh giá về mô hình này, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, để chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ, người dân xã Đồng Phú đã nỗ lực rất lớn, bởi trồng lúa hữu cơ mất nhiều công chăm sóc hơn so với trồng lúa truyền thống. Do không được sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ nên các hộ thường xuyên phải làm cỏ, ủ phân bón ruộng, bắt ốc bươu vàng, diệt trứng ốc... Mô hình trồng lúa hữu cơ của xã Đồng Phú chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm lúa, gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với cấy lúa thông thường mà còn tạo được môi trường sống trong lành và giúp nông dân đoàn kết sản xuất theo nhóm hộ. Với những kết quả đạt được, lúa hữu cơ của Hợp tác xã Đồng Phú đã được thị trường đón nhận tích cực. Tháng 1-2015, UBND TP Hà Nội đã cho phép Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phú được sử dụng địa danh Đồng Phú để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm gạo trắng, gạo lứt, đậu tương khô… được sản xuất theo phương thức hữu cơ.

Tại chuyến khảo sát mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá rất cao mô hình trồng lúa hữu cơ tại Đồng Phú. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, sản xuất hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, việc sản xuất theo phương thức hữu cơ sẽ giảm thiểu rất nhiều những tác động đến môi trường, bảo vệ môi trường sống theo hướng tích cực bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm nông sản sạch. Mô hình trồng lúa hữu cơ tại Đồng Phú rất cần được nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước.

Skip to content

Gạo Hữu Cơ Đồng Phú là sản phẩm được gieo trồng tại cánh đồng lúa tại xã Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội. Sản phẩm là sự kết hợp giữa sự chăm sóc tận tụy của người dân và đội kỹ thuật sản xuất của công ty GAP theo đúng quy trình canh tác hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Gạo Hữu Cơ Đồng Phú cam kết không sử dụng hóa chất nông nghiệp, Không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, Không sử dụng giống biến đổi gen.

BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG- BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ, thành viên của Tập đoàn FPTSố ĐKKD: 0312776486 - Ngày cấp: 13/05/2014, được sửa đổi lần thứ 6, ngày 23/05/2016.Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM.Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà A, Vườn Ươm Doanh Nghiệp, Lô D.01, Đường Tân Thuận, Khu chế xuất Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.Email:

Đăng ký nhận bản tin ưu đãi khủng từ Sendo

Video liên quan

Chủ Đề