Những đặc trung cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ


Câu 12 + 15:

12.Đặc trưng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nước ta thời Lê Sơ thế kỷ XV?

15.Đặc trưng nền hành chính nước ta thời Lê Sơ?

Trả lời:

Từ lúc đem quân ra Đông Đô, Lê Lợi đã chia nước làm 4 đạo: Đông – Tây – Nam – Bắc. 1428 khi Lê Lợi lên ngoi hiệu là Lê Thái Tổ, đặt kinh đô tại thành Đông Quang – đặt là Đông Kinh, khôi phcụ lại tên nước là Đại Việt. Chia nước thành 5 đạo: Đông – Tây – Nam – Bắc (tương ứng với Bắc bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa).

Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại:

-Xã lớn – 100 người trở lên

-Xã vừa – 50 người trở lên

-Xã nhỏ – 10 người trở lên.

Năm 1466, Thánh Tông lại chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô.

1469 đổi Thiên Trường thành Sơn Nam, Nam Sách thành Hải Dương, Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Phủ Trung Đô thành Phủ Phụng Thiên. Nhà Lê cho vẽ bản đồ hành chính trong cả nước và phân rõ địa giới hành chính của 12 đạo thừa tuyên.

1471 sau khi chiếm được vùng đất ở phía nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, Thánh Tông lập thêm thứa tuyên thứ 13: Quảng Nam.

1490 Bản đồ trong nước được xác định gồm: 13 đạo thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 36 trường. Các xã được quy định lại: xã lớn 500 hộ, xã vừa từ 300 hộ trở lên, xã nhỏ từ 100 hộ trở lên. Kinh Đô Thăng Long (Đông Kinh) gồm 2 huyện Thọ Xương và Quảng Đức. Ngoài ra còn có Tây Kinh (hay Lam Kinh tức Lam Sơn – Thọ Xuân – Thanh Hóa).

Về mặt chính quyền.

Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quàn tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chếư. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nó đạt tới đỉnh cao, trở thành 1 nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là 1 bước ngoặt mang tính lịch sử chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý Trần mang đậm tính phật giáo màu sắc Đông Nam á sang 1 nền quân chủ quan liêu nho giáo Đông á.

Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê Sơ, vai trò của nhà vua đã được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quân”. Theo đó nhà vua là “con trờ” giữ mệnh trời, thay trờ trị dân, các ấn tín của vua đều khác chữ “Thuận thiên thừa rận” “Đại thiên hành hóa”.

Thái tổ chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước theo mô hình thời Trần. Dưới vua có 2 chúa tả tướng quốc, hữu tướng quốc. Lập tư đồ, tư mã, tư không (tam tư), tam thái, tam thiếu, bộc xạ… giúp việc bàn bạc, quyết định những công việc của triều đình.

Tiếp đến là 2 ban; văn, võ.

Ban văn do quan đại hành khiển đứng đầu phụ trách chung mọi việc.

Võ ban thì có các chức đại tổng quản, đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng binh, tư mã… đứng đầu 6 quân điện tiền, 5 quân thiết đột…

Có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công đứng đầi là thượng thứ, giúp việc có 2 thị lang. Bên cạnh đó, còn có Lục Khoa với chức năng theo dõi, giám sát và Lục tự với chức năng điều hành. Những cơ quan chuyên môn trong triều gồm có các đài, các viên, giám, sảnh như Ngự sử đài, hàn lâm viện, Quốc tử giám, nội thị sảnh, các quán, cục, ty…

ở địa phương, đứng đầu các đạo là chức hành khiển, bên cạnh có tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Dưới đạo có các đơn vị hành chính như trấn (trấn phủ sứ, tuyên uý sứ) lộ (an phủ sứ, tổng quản) rồi đến phủ (tri phủ, đồng tri phủ) huyện (chuyển vận sứ) ở châu (phòng ngự sứ, chiêu thảo sứ). Riêng vùng thiểu số có tri châu, đại tri châu.

Đơn vị hành chính cơ sở là xã đứng đầu xã quan

*Về dau đổi đạo thành đạo thừa tuyên đứng đầu là tuyên phủ sứ. ở mỗi thừa tuyên có 3 ty: đô ty (phụ trách quân đội) thừa ty (phụ trách dân sự hyành chính) và hiến ty (phụ trách thanh tra giám sát) sau đó là các xã do xã quan đứng đầu.

Đất nước dần hồi phục và bước đầu phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu mới của chính trị, trong những năm 1460 – 1497 Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính (câu 16)

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơđược hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại Quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Bộ máy ở trung ương thời Lê Sơ

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

Bộ máy ở địa phương thời Lê Sơ

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

Cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ

- Đối với quân đội, thời Lê Sơ đã tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” nghĩa là:

+ Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.

+ Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

+ Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyển và củng cố đội quân. Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : “ Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần , nếu họ không nghe còn có thế sai sứ sang tận triều đình của họ , trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước , một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di.”

Luật pháp thời Lê Sơ

- Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức

- Nội dung:

+Bảo vệ chủ quyền quốc gia

+Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

+Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Tác dụng:

+ Củng cố chế độ phong kiến tập quyền

+ Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

  • Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ
  • Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Qua nội dung Bài 20 Lịch sử 7: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527), ta biết rằng, Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Sau đây VnDoc sẽ gửi tới các bạn chi tiết Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, mời các bạn tham khảo.

Đề bài: Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

Trả lời

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Những đặc trung cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. Ngoài ra, mời các bạn cùng tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Tóm tắt mục 1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

Mục 1

1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

- Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ