Những hạt lúa được tác giả miêu tả như thế nào

Những hạt lúa được tác giả miêu tả như thế nào

40 điểm

htdt08

Hạt lúa thứ nhất trong bài “
câu. chuyện về hai hạt lúa” khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, không phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” .
  • Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì? A. Ngô Tất Tố B. Ngô Văn Tố C. Ngô Công Tố D. Ngô Lộc Hà
  • Tác giả dẫn câu chuyện gì để đề cập đến bài toán dân số? A. Câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ. B. Câu chuyện không một người nào có đủ thóc để lấy được cô con gái nhà thông thái C. Câu chuyện nhà thông thái tìm người chồng giỏi chơi cờ cho con gái D. Cả A, B, C đều đúng
  • Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai( từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì? A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi. B. Cảnh đánh cá ngoài khơi. C. Cảnh đón thuyền cá về bến. D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
  • Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” ?
  • Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào? A. Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, du dương. B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, húng tráng. C. Thể thơ thất ngôn bát cú, giọng điệu bi ai, sầu thảm. D. Thể thơ tứ tuyệt , giọng thơ sầu thảm, thống thiết.
  • Xét về mục đích nói câu văn sau thuộc kiểu câu nào " Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn "
  • Bài văn có sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. Em hãy chỉ ra và phân tích
  • An-đéc-xen là nhà văn của nước nào? A. Đan Mạch. B. Thuỵ Sĩ. C. Pháp. D. Thuỵ Điển.
  • Trong đoạn văn tố cáo tội ác của giặc trong bài Hịch tướng sĩ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Câu 2: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:

  • Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
  • Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:

  • Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
  • Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.

Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

  • Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế,  tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
  • Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
  • Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
  • Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.

==> Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 trang 162 văn 7 tập 1, soạn văn câu 2 trang 162 văn 7 tập 1, trả lời câu 2 trang 162 văn 7 tập 1

Câu hỏi: Trả lời câu 1 (trang 162 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Lời giải chi tiết:

* Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm. Để nói về cốm, một thứ quà của lúa non tác giả đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật hơn cả vẫn là yếu tố trữ tình là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của nhà văn. * Bài này có ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến “chiếc thuyền vô ý”): Giới thiệu cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người. - Đoạn 2 (Từ “Cốm là thứ quà riêng biệt ”... đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Những giá trị đặc sắc của cốm và về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết. - Đoạn 3 (Phần còn lại): Bình luận về sự thưởng thức cốm.

Trả lời câu 2 (trang 162 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết: - Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh, chi tiết nào? - Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết: + Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè. + Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết. - Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: + Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa. + Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…". + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng. => Từng câu văn thật đẹp, có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi.

Trả lời câu 3 (trang 162 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Lời giải chi tiết:

- Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết. - Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ. - Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cốm với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”

Trả lời câu 4 (trang 163 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm: + Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. + Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. + Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. ⟹ Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.

Trả lời câu 5 (trang 163 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?

Lời giải chi tiết:

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn. - Sự trân trọng của tác giả: + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người. → Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực. ⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Trả lời câu 6 (trang 163 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.

Lời giải chi tiết:

- Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. - Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non. - Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ qua việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác → Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.

Nếu em lòng dạ đối thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai.

(Ca dao)

Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may


(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
1. Tác giả
Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn.

Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,…). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,… ít người biết nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường,…

Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,… thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc ấn tượng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị “thấm sâu vào tận gốc lưỡi” trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.

2. Thể loại


- Tuỳ bút “là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng ; nhà văn tuỳ theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng” (Nguyễn Xuân Nam – Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).
- Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.

“Một thứ quà của lúa non: Cốm” viết về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì: cốm.

Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!