Nơi cấp chứng minh nhân dân ghi ở đâu

Nới cấp thẻ căn cước công dân

Nơi cấp căn cước công dân hẳn nhiều người cũng không nắm rõ. Theo quy định hiện nay, Thẻ Căn cước công dân tương tự như Chứng minh nhân dân, được dùng để nhận dạng một cá nhân nào đó ít nhất trong lãnh thổ quốc gia và được cấp bởi cơ quan công an có thẩm quyền.

Thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh nguồn gốc của người được cấp thẻ. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cần phải nhận dạng trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy nơi cấp căn cước công dân cụ thể là ở đâu?

Thẻ căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng, được dùng để nhận dạng một cá nhân cụ thể nào đó. Trên thẻ sẽ có một mã số định danh cá nhân gồm 12 chữ số, nhiều hơn ba chữ số so với Chứng minh nhân dân và chứa các thông tin như họ tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, địa chỉ thường trú và các thông tin khác.

Thẻ có giá trị sử dụng thay thế được hộ chiếu ở Việt Nam và cả nước ngoài nơi thẻ đã được ký kết thỏa thuận công nhận thẻ thay thế hộ chiếu.

Theo Luật Căn cước công dân, khi công dân đã xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ phải xuất trình bất kỳ giấy tờ gì để chứng minh các thông tin đã nêu trên thẻ của họ. Và mọi công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước công dân khi đủ 14 tuổi.

>>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020 

 Luật sư tư vấn xác nhận chứng minh nhân dân qua tổng đài: 1900.6568

Đối với việc cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì phải thực hiện cấp đổi chứng minh nhân dân. Đối với việc cấp đổi và xin giấy xác nhận hai số chứng minh cũ và mới bạn có yêu cầu, cơ quan công an  nơi nhận hồ sơ cấp đổi chứng minh nhân dân mới vẫn có thể cấp giấy xác nhận cho bạn. Nơi cấp giấy xác nhận là cơ quan công an thành phố Hà Nội theo quy định tại Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định thu, nộp, xử lý chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

"Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a] Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét [ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ] thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b] Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét [ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ] thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân."

Video liên quan

Chủ Đề