Nội dung dạy học ở tiểu học là gì

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là từ khóa mà các bậc cha mẹ và người làm giáo dục nhắc đến thường xuyên hơn những năm gần đây. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc về bài học, không chỉ đơn giản là học thuộc lòng truyền thống. Vậy cụ thể phương pháp này là gì, mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học: Khi các môn học được kết hợp với nhau

Định nghĩa phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học và 4 hình thức thường được áp dụng

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách dạy lồng ghép, kết hợp nhiều nội dung trong cùng một môn hoặc nhiều môn khác nhau, nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh một cách đa chiều, sinh động. Có 4 cách thức tích hợp như sau:

1. Tích hợp nội môn

Đây là cách tích hợp có phạm vi hẹp phất, chính là kết hợp các phần nội dung khác nhau trong cùng một môn học để giải quyết một chủ đề bài giảng.

Ví dụ: Sử dụng kiến thức về khí hậu và địa hình để tìm hiểu về sinh hoạt và canh tác của người dân tại một vùng miền, tất cả đều là kiến thức của môn Địa Lý.

2. Tích hợp liên môn

Đúng như tên gọi, tích hợp liên môn sử dụng kiến thức từ nhiều môn học để giải thích, làm rõ một vấn đề.

Ví dụ: Để tìm hiểu về sự vận động của cơ thể người, vừa cần kiến thức Sinh Học, vừa cần một số kiến thức cơ học và tác dụng lực trong Vật Lý.

3. Tích hợp đa môn

Đây là hình thức rất dễ bị nhầm lẫn với tích hợp liên môn. Tích hợp đa môn là việc tận dụng tối đa một nội dung bài giảng cho nhiều môn học khác nhau.

Ví dụ, thông qua các tác phẩm văn học kinh điển, các em không chỉ có thêm kiến thức Ngữ Văn mà còn hiểu thêm về lịch sử đương thời.

4. Tích hợp xuyên môn

Đây là phương pháp phức tạp nhất vì nó hầu như tổng hợp cả 3 kiểu tích hợp kể trên. Hình dung đơn giản, một bài học xuyên môn sẽ có sự tham gia của nhiều giáo viên đến từ nhiều bộ môn, mỗi người sẽ đảm nhiệm một phần nội dung liên quan đến môn của họ. Tích hợp xuyên môn thường được sử dụng để giúp học sinh tiến hành các dự án.

Ví dụ: Một dự án chế tạo robot cần có sự hướng dẫn của cả giáo viên lập trình, tin học, giáo viên vật lý [cho các vấn đề về điện]…

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học có tác dụng gì cho việc dạy và học ở trường?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh và còn giúp ích rất nhiều cho giáo viên:

5 lợi ích mà dạy học tích hợp mang lại cho học sinh:

  • Giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc và có cái nhìn đa diện hơn về một nội dung kiến thức, đồng thời có thể xâu chuỗi, hệ thống kiến thức;
  • Học được nhiều kiến thức thực tiễn hơn với cùng một nội dung bài giảng và thời lượng tiết học;
  • Giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào các nội dung thực hành và đời sống hàng ngày;
  • Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, logic, sáng tạo…
  • Tăng hứng thú cho học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo.

Vậy phương pháp này mang lại những gì cho giáo viên?

  • Thông qua quá trình xây dựng nội dung, thầy cô cũng sẽ tích lũy được hoặc gợi nhớ lại nhiều kiến thức bổ ích từ các môn khác mà bấy lâu nay mình không có thời gian/cơ hội nghiên cứu sâu hơn;
  • Bài giảng tích hợp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, chất lượng tiết học được nâng cao;
  • Đây là cách gián tiếp giúp giáo viên cho học sinh ôn lại bài cũ và học thêm bài mới.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học tại INSPIRE SCHOOLs được tiến hành ra sao?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học INSPIRE SCHOOLs thể hiện rõ nhất qua hai nội dung, đó là môn thí nghiệm sáng chế, lập trình được giảng dạy theo định hướng giáo dục STEAM và tiếng Anh tích hợp Toán học. Với các lớp học dựa trên định hướng STEAM, thông qua việc thực hiện các thí nghiệm, dự án chế tạo, các em sẽ có cơ hội kết nối kiến thức giữa các bộ môn trong nhóm STEAM với nhau. Ví dụ, chế tạo Robot cơ học sẽ cần vận dụng kiến thức của kỹ thuật, công nghệ và cả vật lý [tích hợp liên môn].

Ở bộ môn tiếng Anh, học sinh không chỉ học theo phương pháp truyền thống mà sẽ kết hợp cùng Toán học [học Toán bằng tiếng Anh]. Phương pháp này giúp việc học Toán trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn, mà còn giúp học sinh phát huy khả năng tiếng Anh khi sử dụng cho một lĩnh vực nhất định. Khi đã quen với việc học Toán bằng tiếng Anh, sau này học sinh có thể dễ dàng học các bộ môn khác bằng ngôn ngữ này.

Ngoài các bộ môn chính khóa, INSPIRE SCHOOLs còn tạo điều kiện cho học sinh trau dồi các kỹ năng, kiến thức đã học thông qua các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, các câu lạc bộ học thuật, những cuộc thi tài năng được tổ chức thường xuyên.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách làm sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học cao và mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Hiểu được điều này, INSPIRE SCHOOLs luôn nỗ lực mang đến nhiều giờ học bổ ích, có sự liên kết giữa các môn học với nhau, cũng như sự liên kết giữa kiến thức và thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng chính là mang lại cho học sinh nền tảng kiến thức và khả năng thực hành tốt.

Nếu quý phụ huynh có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường, phụ huynh có thể đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

ĐỀ CƯƠNG MÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC
MÔN: GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUNgười học nắm vững những vấn đề lý luận chung về giáo dục tiểu học; các vấn đề cơ bản về lý luận dạy học tiểu học; lý luận giáo dục tiểu học...Phát triển kỹ năng học tập và nghiên cứu giáo dục học, tập dượt các kỹ năng sư phạm cơ bản, kỹ năng thực hành nghề nghiệp nhất là kỹ năng giải quyết các vấn đề trong hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học.

Người học có ý thức và kỹ năng vận dụng lý luận cơ bản về giáo dục tiểu học vào thực tiễn nhàm đối mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường tiểu học.

II.    NỘI DUNG
A.    Phần 1: Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học 1.    Giáo dục học là một khoa học1.1.    Giáo dục là một hiện tượng xã hội1.2.    Các chức năng xã hội của giáo dục2.    Mục đích, nhiệm vụ và các con đưòng giáo dục tiểu học2.1.    Mục đích giáo dục tiểu học2.2.    Các nhiệm vụ của giáo dục tiểu học2.3.    Các con đường giáo dục ở tiểu học3.    Ngưòi giáo viên tiểu học3.1.    Vị trí, vai trò của giáo viên tiểu học3.2.    Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên tiểu học3.3.    Chuấn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

B.    Phần 2: Lý luận dạy học tiểu học

1. Khái quát về quá trình dạy học tiểu học1.1.    Cấu trúc của quá trình dạy học tiểu học1.2.    Các nhiệm vụ dạy học tiểu học1.3.    Quy luật cơ bản của quá trình dạy học tiểu học1.4.    Động lực của quá trình dạy học tiểu học2.    Nội dung dạy học tiểu học2.1.    Khái niệm nội dung dạy học tiểu học2.2.    Kế hoạch dạy học, chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học khác ở tiểu học2.3.    Phương hướng đổi mới nội dung dạy học tiểu học3.    Phương pháp dạy học tiểu học3.1.    Khái niệm3.2.    Hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học3.3.    vấn đề lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học tiểu học3.4.    Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học tiểu học4.    Hình thức tô chức dạy học tiểu học4.1.    Khái niệm4.2.    Các hình thức tố chức dạy học ở tiểu học

C. Phần 3: Lý luận giáo dục tiểu học

1.    Khái quát về quá trình giáo dục tiểu học1.1.    Khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục tiểu học1.2.    Bản chất của quá trình giáo dục tiểu học1.3.    Đặc điểm của quá trình giáo dục tiểu học1.4.    Động lực của quá trình giáo dục tiểu học2.    Phương pháp giáo dục học sinh tiểu học2.1.    Khái niệm phương pháp giáo dục tiểu học2.2.    Hệ thông các phương pháp giáo dục tiểu học2.2.1.    Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích luỹ kinh nghiệm ứng xử cho học sinh2.2.2.    Nhóm các phương pháp hình thành ý thức, khái niệm và niềm tin đạo đức cho học sinh2.2.3.    Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh2.3.    Vấn đề lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục tiểu học

III.    TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Bộ GD&ĐT [2010], Điều lệ trường tiểu học.2.    Bộ GD&ĐT [2007], Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.3.    Đặng Vũ Hoạt & Phó Đức Hoà [1997], Giáo dục học tiểu học 1, NXBGD, HN.4.    Đặng Vũ Hoạt & Nguyễn Hữu Hợp [1998], Giáo dục học tiểu học 2, NXBCiD, HN.5.    Phó Đức Hoà [1994], Giáo dục học tiểu học, NXBĐHSP, HN.6.    Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh [2006], Giáo dục học, NXBGD, PIN.

IV.    ĐỀ THI ỨNG VỚI ĐỀ CƯƠNG NÀY GỒM 03 CÂU:

Câu 1: Thuộc phần 1, [3.0 điểm]Câu 2: Thuộc phần 2, [4.0 điểm]

Câu 3: Thuộc phần 3, [3.0 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề