Nước đường để được bao lâu

Đường là một trong những gia vị mà bếp nhà nào cũng có, dùng để nấu ăn, chế biến thức uống hàng ngày. Quen thuộc là vậy thế nhưng bạn đã bao giờ nghĩ tới tác dụng lẫn tác hại của đường cũng như biết tới một vài mẹo trong cách sử dụng và bảo quản. Dưới đây Siêu Ngon sẽ chia sẽ những vấn đề này.

Đường là gia vị quen thuộc bếp nào cũng có

  • Cách làm muối ớt.
  • Cách làm muối tiêu.

Tác dụng và tác hại của đường

Tác dụng của đường

Điều mà ai cũng biết là đường làm gia vị mang đến vị ngọt cho các món ăn, thức uống. Những lúc mệt mỏi thì một ly nước đường là cách nhanh nhất để giải cứu cơ thể, bổ sung năng lượng. Ngoài ra, đường còn ứng dụng vào một vài mẹo vặt trong cuộc sống như:

  • Làm đẹp:
    • Đường là phương pháp tẩy lông tự nhiên và an toàn, kể cả với làn da nhạy cảm. Đường đun cho nóng chảy, sánh keo lại rồi bôi lên các vùng da cần tẩy lông rồi dán miếng bông hay miếng vải cotton lên. Dùng tay bóc lớp vải ra theo hướng ngược chiều lông mọc thì lông sẽ bị kéo theo. Làm theo cách này cỡ vài lần thì lông sẽ được tẩy sạch.
    • Dưa chuột xay nhỏ rồi trộn cùng 1 ít đường đem đi dắp mặt nạ khoảng 15 phút thì matxa nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước ấm. Với cách đắp mặt nạ này, bạn vừa có thể tẩy tế bào chết vừa dưỡng da mềm mại hơn.
    • Pha chế hỗng hợp gồm đường, mật ong cùng dầu ôliu thoa lên môi, để khoảng 5 phút rồi xoa môi nhẹ nhàng rồi rửa sạch. Sử dụng cách này 1 lần/ tuần để tẩy tế bào chế và dưỡng môi hiệu quả.
  • Muốn hoa tươi lâu thì cho thêm ít đường vào lọ nước cắm hoa, khoảng 1 thìa to đường cho 1 lít nước là thích hợp nhất.
  • Dùng đường để xử lí khi tay bị dính ớt. Bạn làm ướt tay rồi đổ ít đường lên, xát nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng ấm, tình hình bỏng rát sẽ được cải thiện đáng kể.

Đường trong bếp thường dùng phổ biến nhất là  đường vàng hoặc đường cát trắng. Ngoài ra còn có các loại đường thô khác như đường thốt nốt, đường phèn.

  • Đường phèn được nấu từ đường kính, có thêm chút ít nước vôi và trứng gà để lọc tạp chất. Đường phèn thường được dùng để nấu chè cho vị ngọt thanh dễ ăn và là bài thuốc chữa ho dân gian hiệu quả. Chưng đường phèn với chanh hay quất sẽ giúp chữa ho, viêm họng mà không cần uống thuốc kháng sinh.
  • Đường thốt nốt là sản phẩm cô đặc từ nước trên cây thốt nốt. Loại đường này rất dễ ăn, có mùi thơm, vị ngọt thanh. Sử dụng đường thốt nốt thay đường cát khi nấu ăn sẽ rất tốt cho tim mạch, cho người bị guot hay gặp vấn đề về bàng quang, ngăn ngừa sỏi thận.

Tác hại của đường

Các nhà khoa học luôn đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên dung nạp đường tự nhiên có trong cơm, khoai, trái cây, mía, củ cải đường … chứ không nên sử dụng đường ăn. Vì sao?  Vì những tác hại khi lạm dụng đường ăn còn lớn hơn cái vị ngọt hấp dẫn mà đường đem lại cho món ăn thức uống của chúng ta.

Đường chỉ cung cấp “năng lượng rỗng” cho cơ thể trong khi có thể dẫn đến nhiều tình trạng xấu cho sức khỏe.

Việc thu nạp đường nhiều  khiến gia tăng lượng insulin trong máu, gây ức chế hệ thống miễn dịch và tăng tích lũy chất béo, đây chính là nguyên nhân của bệnh tiểu đường và béo phì.

Đường cũng là một trong những tác nhân gây ung thư  nếu không tiêu thụ hết lượng calo nạp vào cơ thể. Ăn quá nhiều đường sẽ khiến insulin được tiết ra nhiều hơn và chuyển hóa thành nhiên liệu “đốt cháy” biến đường, chất ngọt thành  glucose và fructose. Đường dưới dạng fructose gây bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cao hơn cả muối.

  • Đường gây sâu răng ở cả trẻ em và người lớn.
  • Làm xấu da:

Đường làm xấu da, gây nổi mụn. Nghiên cứu cho thấy cứ 1 millimole đường trong 1 lít máu tăng lên sẽ khiến da bạn bị lão hóa nhanh hơn. Đường cao cũng khiến cho insulin phải hoạt động liên tục, từ đó kích thích nội tiết tạo dầu trên da. Da dầu dẫn tới tình trặng bí lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.

  • Ảnh hưởng tới não bộ và gây nghiện

Ăn quá nhiều đường cũng gây ảnh hưởng xấu tới não, dễ suy giảm trí nhớ, hay đau đầu, mất tập trung.

Cách sử dụng đường

Chỉ những món ăn bắt buộc sử dụng đường mới nên dùng

Tác hại là vậy nhưng nếu kiêng hoàn toàn đường thì có lẽ ít người làm được. Những món ngon như chè, nước chanh, … mà không có đường thì không được. Thịt kho tàu không cần nước dừa nhưng không thể thiếu đường để làm nước hàng, … Vậy phải sử dụng đường thế nào mới hợp lý? Vẫn ăn nhưng ăn ít, ăn có liều lượng, không thường xuyên.

Lượng đường mà một người trưởng thành nên ăn là ít hơn 6 thìa/ngày. Đây là liều lượng đã được tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, áp dụng với các thực phẩn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như nước ngọt, soda, bánh kẹo, … Riêng với đường tự nhiên có trong rau củ quả thì có thể sử dụng bình thường, không cần lo lắng.

Sử dụng đường ăn kiêng cũng là một biện pháp tốt khi mà độ ngọt như đường thông thường nhưng lượng calorie thấp hơn 8 lần, không gây béo bụng, mụn nhọt.

Bạn cũng cần biết cách sử dụng đường khi chế biến món ăn để đường không bị biến chất và món ăn được ngon miệng.

  • Món ăn có đường nên đun với lửa nhỏ, canh để không bị cháy khét.
  • Với các món kho điển hình như thịt kho tàu thì phải ướp đường vào thực phẩm cho thấm, cần thắng đường với nước sôi trước khi kho.
  • Với món canh thì chờ nước vừa sôi, khi món ăn sắp chín thì nêm đường chứ không nên nêm trước đó.

Cách bảo quản đường

Bảo quản đường trong hũ sẽ giữ được lâu, tơi, rời

Một vài mẹo để bảo quản đường lâu, không bị chảy nước, không bị côn trùng xâm hại.

  • Đường phải để trong hũ đựng khô ráo, đậy nắp kín, nếu để trong túi nilon thì phải buộc chặt miệng túi. Nhớ là trên miệng túi và miệng hũ phải sạch, không có hạt đường nào bám lên, tránh kiến “đánh hơi” được mà vào nhé!
  • Để hũ đường nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh, không để nơi ẩm ướt hay nơi có mặt trời chiếu vào, đường sẽ bị chảy nước hoặc biến chất.

Xử lý kiến trong hũ đường

Xử lí đường có kiến

Một chút lơ là khiến lũ kiến thi nhau kéo vào hũ đường của bạn, đừng vội nản lòng mà vứt đi. Một con dao, miếng sắt hay chiếc đũa sẽ là cứu cánh của bạn. Làm sạch và lau khô dao hoặc miếng sắt hoặc chiếc đũa rồi cắm vào trong hũ đường. Đợi một thời gian, lũ kiến sẽ tự động bò ra ngoài. Bạn có thể lặp lại thao tác nhiều lần cho đến khi hũ đường sạch hết kiến.

Xử lý đường bị vón cục

Nếu đường bị vón cục thì bạn có thể cho 1 lát bánh mì, một miếng đất nung hay táo vào, đợi một thời gian thì đường không còn vón cục nữa.

Trên đây là tất tần tật những gì cần biết về  đường – gia vị vô cùng thân quen với chúng ta. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn mở mang hiểu biết, có được cách dùng cũng như cách bảo quản đường đúng nhất, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Để thuận tiện và đạt độ đồng nhất trong pha chế, nước đường được làm như sau:

-          Tỷ lệ 2 đường 1 nước: Tính bằng thể tích, ví dụ bạn lấy bát đông đường thì lấy luôn bát đó để đong nước.

-          Đun trên bếp, tăng lửa dần và khuấy đều tay.

-          Đun đến khi đờng và nước hòa tan vào nhau, cảm quan bằng mắt thấy nước đường trong.

-          Ước lượng nước bị bao hụt khi đun, cho thêm lượng nước tương ứng vù vào.

-          Với mỗi 1 lít nước đường cần vắt ½ quả chanh để nước đường có độ ngọt thanh và bảo quản được lâu hơn. Chanh với tỷ lệ như vậy cũng không làm ảnh hưởng đến mùi vị cũng như không bị đắng.

-          Để nguội và sử dụng

-          Với nước đường để lâu ngày, nên cho ra đun lại, đồng thời cần phải thêm nước vào để bù lại lượng nước bị bốc hơi.

-          Nước đường không bị ôi thiu nên bạn không cần bảo quản trong tủ lạnh, vì khi bảo quản trong tủ lạnh nước đường sẽ bị đặc lại, khó ước lượng được định lượng hơn khi pha chế.

LƯU Ý: Có thể điều chỉnh lượng nước đường cho vào ly nhiều hay ít hơn công thức tùy thuộc vào các yếu tố sau:

-          Sở thích và thói quen ăn uống của bạn: nếu bạn là người thích ăn ngọt thì bạn cho thêm đường và ngược lại.

-          Hoa quả theo mùa: như cũng là quả xoài nhưng có quả ngoạt quả chua, tùy loại quả và tùy mùa. 

EZcooking

Video liên quan

Chủ Đề