Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Dù bạn là một tổ chức phi lợi nhuận hay lợi nhuận, nếu gọi những gì bạn muốn đem ra ảnh hưởng, phát triển trong xã hội, thị trường là sản phẩm thì – Sản phẩm chính là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý của mọi người đến sử dụng hay tiêu dùng.

Vậy một “sản phẩm” của tổ chức hay doanh nghiệp sản xuất ra không phải để trưng bày mà còn là phương tiện kinh doanh, là công cụ để đem lại kết quả, kiếm lợi nhuận.

Chiến lược “sản phẩm” là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng “sản phẩm” trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Chiến lược “sản phẩm” giúp hoàn thành mục tiêu của tổ chức hay công ty.

Chiến lược “sản phẩm” thể hiện vài trò dẫn đường đồi với các chiến lược chức năng.

Khi phân tích “sản phẩm”, bạn phải nhớ khách hàng không mua “sản phẩm” của bạn, họ mua giải pháp về trị giá “sản phẩm” theo nhu cầu cấp bách hay thụ động cảm tính do marketing và truyền thông rèn giũa cho họ.

Vậy nên khi đã có “sản phẩm” rồi, thì cũng phải có chiến lược khôn khéo cho “sản phẩm” dịch vụ của mình theo các hướng định giá “sản phẩm” trên thị trường trước khi tiến hành phân phối hay truyền thông cho khách hàng mục tiêu.

Kế hoạch Marketing hiệu quả là điều vô cùng quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực của tổ chức hay kinh doanh. Đặc biệt, lập kế hoạch quảng bá, marketing cho “sản phẩm” mới giúp doanh nghiệp tối ưu hoá nguồn lực và thời gian để phát triển tổ chức hay doanh nghiệp đồng thời xây dựng hiểu biết thương hiệu.

Công cụ này sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch quảng bá, marketing cho “sản phẩm” mới để tổ chức hay doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn. Vậy hãy bắt tay vào phân tích sản phẩm và kế hoạch quảng bá, marketing bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

PHÂN TÍCH “SẢN PHẨM” VÀ KẾ HOẠCH QUẢNG BÁ MARKETING

  1. “Sản phẩm” của bạn sẽ thỏa mãn được nhu cầu nào của khách hàng?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. “Sản phẩm” nào sẽ là cốt lõi của tổ chức hay doanh nghiệp bạn?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. “Sản phẩm” nào sẽ là sản phẩm duy trì, đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. “Sản phẩm” nào sẽ là sản phẩm phụ, được thêm vào để giữ chân khách hàng?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Mục tiêu bạn cần đạt được đối với thị trường là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn sẽ cạnh tranh với các đối thủ như thế nào? Bạn có lợi thế cạnh tranh nào rồi?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Kế hoạch phát triển “sản phẩm” mới để thay thế chu kỳ vòng đời của “sản phẩm” của bạn sẽ như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn đã có kế hoạch sử dụng chiến lược quảng bá, marketing nào để tung “sản phẩm” ra thị trường chưa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn có kế hoạch thử nghiệm chất lượng “sản phẩm” để phân tích phản hồi từ khách hàng chưa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Chiến lược trong chính sách chăm sóc của bạn để giữ khách hàng sẽ như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Các kênh phân phối “sản phẩm” của bạn là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Các kênh truyền thông PR, marketing chủ đạo của bạn sẽ là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn đã lựa chọn những đối tác để hợp tác cho sự phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp mình chưa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Các dịch vụ phụ kèm, chăm sóc khách hàng, quyền lợi, hình thức mua trọn gói..nhằm upsale và tạo khách hàng trung thành của bạn là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn có dùng công cụ nào để phân tích địa lý, nhóm tuổi, thói quen, sở thích, tâm lý hành vi của khách hàng để có chiến lược marketing chưa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn thấy “sản phẩm” nào của mình có giá trị cảm tính để có thể sử dụng để quảng bá, marketing: (VD: giải pháp tính lý thuyết, quan liêu trong giáo dục trẻ, xử lý sự lo lắng về sức khỏe bằng sản phẩm organic… ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Các hình thức để tăng sale và khuyến mại, quà tặng, thẻ VIP bạn sẽ có là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bạn đã có đối tác để thiết kế website, nhận diện thương hiệu, in ấn, và các hình thức marketing trực tiếp cho “sản phẩm” của mình chưa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Các ý tưởng sáng tạo và thông điệp truyền thông nào sẽ gây sự chú ý tới khách hàng mục tiêu của bạn?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Làm thế nào bạn có thể tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi ( Conversion rate) từ các kênh truyền thông, marketing hiệu quả nhất cho “sản phẩm” của mình?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Công cụ này sẽ giúp cho những “startup” bắt đầu dự án hay khởi nghiệp có cái nhìn cụ thể, phân tích về “sản phẩm” của mình trong mọi góc cạnh.

ĐIỂM NHẤN CỦA CÔNG CỤ:

  • Giúp khách hàng biết tập trung vào “sản phẩm” của mình để phát triển chiến lược “tung sản phẩm” nhắm trúng mục tiêu.
  • Giúp khách hàng xác định được đâu là “sản phẩm” mục tiêu đâu là “sản phẩm” bổ sung.
  • Giúp khách hàng phát huy điểm mạnh trong tổ chức hay doanh nghiệp mình để biết tập trung nguồn lực đúng chỗ

Hana Le Hang

Bạn nên xem thêm : Kiểm Tra Sức Khỏe Doanh Nghiệp Của Bạn

Thiết kế mô hình kinh doanh cho Doanh Nghiệp STARTUP

Quản trị Tài Chính cho Doanh Nghiệp STARTUP

Quản trị Nhân Sự cho Doanh Nghiệp STARTUP

Trong lịch sử và hiện tại đã có rất nhiều thương hiệu thành công nhờ áp dụng chiến lược marketing đúng đắn. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định mà còn giúp thương hiệu gây dựng tiếng tăm và lợi nhuận bền vững trong tương lai. MarketingAI đã tổng hợp các chiến lược marketing nổi tiếng đến từ 6 thương hiệu lớn.

Để có thể hiểu rõ hơn về bản chất chiến lược marketing là gì? Bạn cần hiểu về khái niệm cơ bản về marketing là gì ? Từ đó đi sâu phân tích nội dung chiến lược marketing.

Theo Philip Kotler: Chiến lược marketing được hiểu là một hệ thống luận quan điểm logic, hợp lý làm căn cứ để chỉ đạo một tổ chức hay một đơn vị nhằm tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marekting của mình có liên quan đến thị trường mục tiêu hệ thống marketing mix cũng như mức chi phí cho marketing.

Khái niệm chiến lược marketing mà chúng ta đang nói đến ở đây có thể được hiểu là một kế hoạch PR tổng thể. Từ đó giúp khách hàng có thể tìm kiếm được nhiều hơn khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nhiều nhất cho doanh nghiệp

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm
Chiến lược marketing là gì?

Những chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

Khi triển khai bất kỳ một kế hoạch nào đó theo một chiến lược bài bản sẽ giúp chúng ta tiến đến thành công nhanh và vững chắc hơn. Do đó một chiến lược marketing có thể được coi như một bản thiết kế trong lĩnh vực xây dựng cung cấp những thông tin, chi phí và cấu trúc…

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm
Lợi ích của chiến lược marketing là gì?

Một doanh nghiệp khi không xác định được chiến lược marketing bài bản cụ thể, sẽ dẫn đến việc khó tiếp cận đến những đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó còn gây tổn thất, lãng phí ngân sách vào những hoạt động truyền thông không đem lại hiệu quả rõ ràng.

Chính vì vậy vai trò của việc xây dựng một chiến lược marketing cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong khâu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường hiệu quả hơn. Cho phép người quản lý có thể dễ dàng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hơn.

Chiến lược marketing được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: Theo các yếu tố trong marketing mix & Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm
Các loại chiến lược marekting
  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Chiến lược phân phối
  • Chiến lược truyền thông
  • Chiến lược marketing không phân biệt: Doanh nghiệp coi toàn bộ người tiêu dùng trên thị trường là thị trường mục tiêu. Không chú ý đến phân đoạn thị trường
  • Chiến lược marketing phân biệt: Doanh nghiệp lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu. Có phân đoạn thị trường và phân tích tiềm lực đối thủ.
  • Chiến lược marketing tập trung: Doanh nghiệp chỉ chọn một phân đoạn tốt nhất làm thị trường mục tiêu

Chiến lược marketing của mỗi đơn vị kinh doanh đều được xem như bản kế hoạch marketing của đơn vị tác chiến. Nó được cụ thể hóa từ bảng kế hoạch cấp chuyên ngành, cấp vùng với một hoặc nhiều sản phẩm và những đối thủ cạnh tranh cụ thể. Quy trình xây dựng chiến lược marketing bao gồm các bước sau.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Thông thường, mục tiêu marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn các mục tiêu cụ thể như:

  • Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu-khách hàng…)
  • Doanh số bán hàng.
  • Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
  • Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)
  • Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)
  • Phân tích, nghiên cứu khách hàng của mình.
  • Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…).

  • Phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu
  • Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trường và chọn thị trường mục tiêu.

Chiến lược marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như:

  • Chiến lược giá
  • Chiến lược truyền thông
  • Chiến lược con người
  • Chiến lược sản xuất và cung cấp
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
  • Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược hậu cần kho vận
  • Chiến lược kênh marketing
  • Chiến lược tài nguyên
  • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp
  • Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch truyền thông marketing
  • Kế hoạch tổ chức kênh
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Chuẩn giá trị khách hàng
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
  • Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.

Xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:

  • Chỉ tiêu phấn đấu
  • Mục tiêu từng giai đoạn
  • Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)

Những vị trí quản trị cấp cao như: CEO, CMO, CFO, COO, CHRO, CFO, CPO… sẽ là những vị trí lập chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Các vị trí cấp trung như: giám đốc marketing, giám đốc truyền thông, giám đốc bán hàng… sẽ là những vị trí xây dựng và quản trị các chiến lược marketing.

Ngoài ra đối với những vị trí còn lại sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch chiến thuật marketing và lập kế hoạch giám sát thực hiện.

Các nghiên cứu từ trước đến nay đã chỉ ra rằng Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với các chiến lược Marketing nổi tiếng bậc nhất. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ.

Vậy Coca-Cola đã tạo ra một thương hiệu dễ nhận biết như thế nào?

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Các chiến lược marketing nổi tiếng của coca cola. Ảnh: Internet

Câu trả lời thật đơn giản! Họ đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm. Mặc dù công ty đã có từ nhiều năm nay, logo của họ vẫn tương đối giống nhau và slogan hay các chiến dịch quảng bá sử dụng cùng một thông điệp.

Hiện tại, Coca Cola sở hữu một tỷ lệ rất lớn trong thị trường nước giải khát và có nhiều sản phẩm dưới nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm phổ biến nhất và khét tiếng nhất vẫn là Coke. Điều này chứng tỏ một điều rằng chiến lược xây dựng thương hiệu dễ nhận biết, phổ biến và có tính nhất quán có thể giúp công ty đi được một chẳng đường rất dài.

Từ lâu Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới của Apple.

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.

Chiến lược này là một trong các chiến lược marketing nổi tiếng đã được sử dụng từ năm 1984 trong mẩu quảng cáo “Big Brother”. Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Các chiến lược marketing nổi tiếng của Apple. Ảnh: Kyna.vn

Bên cạnh đó, Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào phim ảnh và các chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu dùng rất dễ nhận dạng.

Sự hiện diện của truyền thông xã hội giúp cho nhiều doanh nghiệp trở nên nổi bật nhanh chóng. Social media giúp doanh nghiệp thiết lập bản sắc thương hiệu, thẩm quyền và sự tin tưởng. Đây cũng là nơi giúp người tiêu dùng tương tác với thương hiệu một cách trực tiếp và gần gũi, giúp xây dựng mối quan hệ giữa 2 bên theo thời gian.

Starbucks là một ví dụ minh chứng cho việc tận dụng tốt social media trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ khai thác những gì mà người hâm mộ của họ muốn. Họ có một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram cực kỳ thành công.

Một trong những lí do tạo nên sự thành công cho Starbucks đó là:

  • Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social media khác nhau
  • Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên social media
  • Tiếp xúc với khách hàng
  • Quảng cáo các sản phẩm giảm giá
  • Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ
  • Sử dụng hình ảnh, video, Gif rất tinh tế

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Social media, Starbucks đã tận dụng tốt nền tảng này giúp gắn kết mối quan hệ giữa thương hiệu và người dùng cũng như tạo nên những trải nghiệm thú vị cho khách hàng tại đây.

Thay vì chỉ là một kem đánh răng thông thường, Colgate đã chọn cách tiếp cận khách hàng rất khác trong nhiều năm qua, đặc biệt là để giáo dục người tiêu dùng thay thế.

Các chiến lược Marketing nổi tiếng này đã giúp thương hiệu không chỉ bán các loại kem đánh răng mà còn trở thành một trong những sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Trong Marketing, có rất nhiều cách để quảng bá về niềm tin người dùng, nhưng không có gì hiệu quả bằng việc bạn giáo dục khách hàng bằng những kiến thức hữu ích và chứng minh được sản phẩm của bạn có thể đem lại lợi ích thực sự cho người dùng.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Các chiến lược marketing nổi tiếng nhằm tạo niềm tin của Colgate. Nguồn ảnh: Colgate

Là một phần trong chiến lược Marketing của Colgate, họ bắt đầu từ một trung tập chăm sóc răng miệng, cung cấp những thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ những thông tin giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng khỏe mạnh, cách dùng chỉ nha khoa hiệu quả, cách ngăn chặn sâu răng,..Người tiêu dùng nhận được thông tin hữu ích và miễn phí, họ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của họ và những người xung quanh. Một thương hiệu giúp người dùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ sẽ tăng khả năng đặt hàng trong tăng lai cũng như khả năng truyền miệng về thương hiệu của bạn. Colgate dành ngân sách Marketing hàng triệu đô la để đầu tư các video, hình ảnh, nội dung vô cùng hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh chính là các chiến lược Marketing nổi tiếng “không giống ai” của Channel. Đây là một thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với những dòng sản phẩm cao cấp, thiết kế tinh tế, sang trọng, kết hợp cổ điển và hiện đại. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và cách mà Channel quảng bá sản phẩm giúp thương hiệu này tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Chiến lược marketing nổi tiếng của Chanel. Nguồn ảnh: Internet

Đầu tiên là chiến lược sản phẩm. Họ xây dựng dòng sản phẩm theo phong cách riêng, thanh lịch, nhã nhặn, không chạy theo bất cứ xu hướng nào. Chiến lược sản phẩm có phần bảo thủ của Channel đã khiến họ trở nên khác biệt trên thị trường xa xỉ.

Channel đặc biệt không để ý đến đối thủ cạnh tranh như Louis Vuitton hay Gucci. Dù đối thủ có những động thái về mặt sản phẩm hay truyền thông thì Channel vẫn cứ làm tốt việc của mình và không có sự thay đổi nào liên quan đến đối thủ. Khác với những thương hiệu khác, Channel nói không với giảm giá, họ chẳng cần thúc đẩy doanh số hay lấy lòng khách hàng bằng cách khuyến mãi theo mùa vụ, sự kiện… Để thúc đẩy doanh thu, Channel lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm bình dân hơn để một số phân khúc khách hàng có thể sở hữu sản phẩm với một mức giá phù hợp với túi tiền của họ.

Mạng xã hội là nơi để Channel khẳng định đẳng cấp, họ không bán hàng tại đây. Cũng không thường xuyên phản hồi với những bình luận. Channel chỉ quan tâm và chăm sóc khách hàng khi họ đến showroom chọn đồ. Dù bắt kịp xu hướng Social media marketing nhưng Channel vẫn không quên định vị thương hiệu cao cấp của mình thông qua cách họ cư xử trên kênh truyền thông. Có vẻ hơi kiêu kỳ nhưng các chiến lược Marketing nổi tiếng này đã khiến Channel thực sự trở nên khác biệt.

Chắc hẳn mọi người đã biết đến cú lội ngược dòng của thương hiệu Biti’s trong năm 2017 thông qua những sự kiện, chiến dịch truyền thông và những viral video nổi bật của thương hiệu thời trang nổi tiếng này khiến cho doanh thu của Biti’s thực sự bùng nổ, tạo bước tiến vang dội trên thị trường giày Việt. Để có được thành công này, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình.

Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mới thông qua Viral video và influencer marketing. MV Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn cũng gắn liền với chiến dịch này và gây sốt cho cộng động mạng, fans trong suốt thời gian dài.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Biti’s đã rất nhanh nhạy khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Hàng loạt bài PR đã được Biti’s tung ra để kích thích nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, những bài PR trên các site báo lớn còn đánh vào lòng trung thành của người Việt với thương hiệu Việt

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Để tiếp thêm động lực cho những khách hàng đang băn khoăn hoặc đã có nhu cầu mua hàng nhưng chưa hành động. Biti’s Hunter đã thúc đẩy họ bằng những động thái giảm giá, kết hợp với các website Thương mại điện tử để tung các mã giảm giá tại khung giờ nhất định

Phân tích chiến lược Marketing của sản phẩm

Để có thể duy trì hiệu quả cho một chiến lược marketing doanh nghiệp cần chuẩn bị một nguồn ngân sách đủ lớn và ổn định để tiếp tục thực hiện chiến dịch. Tiếp theo là những yếu tố về con người, đội ngũ nhân sự cùng xây dựng chiến lược phải có đam mê, sáng tạo và nhạy bén trong mọi tình huống.

Sau mỗi chiến lược marketing được thực hiện doanh nghiệp cần thực hiện việc thống kê đánh giá kết quả. Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp. Có như vậy những chiến lược được thực hiện mới đem lại kết quả tốt và đi đúng hướng.

Kết luận

Trên đây là các chiến lược Marketing nổi tiếng đã đưa các nhãn hàng lên đỉnh cao và cũng trở thành bậc thầy trong việc xây dựng thương hiệu đáng để chúng ta học hỏi. MarketingAI sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều bài phân tích về chiến lược marketing của các thương hiệu lớn.

Hà Nguyễn – MarketingAI

Xem thêm: