Phụ nữ sau khi sinh được gọi là gì năm 2024

SKĐS - Theo cách nói thông thường thì hậu sản là thời kì 3 tháng kế tiếp sau khi sinh. Và hậu sản hiểu đơn giản là những vấn đề về sức khỏe sau khi sinh con. Nhưng đây là vấn đề đáng lo ngại của phụ nữ sau sinh.

Theo y văn thì hậu sản là giai đoạn sáu tuần kể từ ngày sinh. Sáu tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh. Bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn sinh con, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản.

Những biểu hiện và nguyên nhân Biểu hiện của phụ nữ mắc bệnh hậu sản thường là:

-Gầy gò ốm yếu, không tăng được cân sau khi sinh.

-Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả, hoặc có ăn uống được nhưng không lên được cân.

-Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.

-Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, cơ thể xanh xao, kiệt sức.

-Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn. Phụ nữ mắc hậu sản có cảm giác không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản ở phụ nữ thường do không được chăm sóc sức khỏe tốt trước sinh như thiếu chất, thể lực kém,… Nguyên nhân tiếp theo là phụ nữ bị căng thẳng, mệt mỏi trước sinh, không hấp thụ dinh dưỡng khiến cơ thể bị kiệt sức, suy nhược. Đối với phụ nữ sau sinh không kiêng cữ, phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian sáu tuần để phục hồi, việc không kiêng cữ mà gần gũi chồng quá sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản.

Ngoài ra hậu sản còn do căng thẳng, mệt mỏi do chăm sóc con trong thời gian mới sinh. Vấn đề sinh con gây ra những căng thẳng nhất định về mặt tinh thần và thể chất. Trong quá trình sinh đẻ không được thuận lợi hay không giữ vệ sinh đúng có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa sau khi sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của phụ nữ.

Những chứng bệnh hậu sản thường gặp

Trong thời kỳ hậu sản, phụ nữ có thể gặp một số chứng bệnh như cơn đau tử cung, băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản.

Cơn đau tử cung xuất hiện do trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Biểu hiện này thường gặp ở người sinh con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài dẫn đến tử cung có cơn đau.

Phụ nữ sau khi sinh được gọi là gì năm 2024
Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Trong thời kỳ hậu sản, băng huyết là một trong những tai biến sản khoa phụ nữ thường gặp nhất, nguy cơ cao nhất trong 24 giờ sau khi sinh và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Dấu hiệu chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi…Tùy từng căn nguyên như đờ tử cung, sót rau hoặc rách đường sinh dục… mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản. Nhiễm khuẩn hậu sản khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám).

Phòng như thế nào?

Để phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh sản hậu là rất cần thiết. Khi sinh xong thường cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lông thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho người mẹ.

Vậy cần phải kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ. Theo đó, người mẹ sinh xong phải được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tránh kiêng khem không hợp lý gây tình trạng căng thẳng cho thai phụ, mất vệ sinh trực tiếp những bệnh hậu sản. Áp dụng các biện pháp xông hơi đúng cách, tắm gội bằng thảo dược tốt cho sức khỏe người mẹ. Người mẹ cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phục hồi tránh viêm nhiễm vùng kín; ngâm chân thư giãn, lưu thông các huyệt bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn; giữ tinh thần luôn tươi vui, thoải mái.

Gần đây người ta nói nhiều đến trầm cảm sau sinh, vậy trầm cảm sau sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu để sớm nhận biết, phòng tránh, và điều trị cho những phụ nữ có trầm cảm sau sinh.

Thời gian đầu sau sinh, người mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Ngoài niềm vui vô bờ khi nhìn thấy con yêu chào đời là vô vàn những rắc rối khác xảy đến với người mẹ. Trong đó hội chứng "baby blues" và trầm cảm sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mẹ.

Thế nào là trầm cảm sau sinh?

Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau sinh. Dạng trầm cảm này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.

Trầm cảm sau sinh thực chất không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh.

Diễn biến tâm sinh lý và trạng thái trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài tùy thuộc vào tình trạng tâm sinh lý của người mẹ. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng baby blues), trầm cảm sau sinh (postpartum major depression) và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychosis).

Trạng thái khóc lóc và ủ rũ (Hội chứng "baby blues")

Hội chứng "baby blues" ảnh hưởng trong một thời gian ngắn tới khoảng 30 - 80% các bà mẹ mới sinh. Hội chứng baby blues bao gồm các triệu chứng như: lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 - 10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong vòng hai tuần.

Nhưng nếu những triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần với những cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều hội chứng "baby blues" lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh.

Hội chứng trầm cảm sau sinh (postpartum major depression)

Hội chứng trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10-15% ở các bà mẹ mới sinh, hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và thường có xu hướng kéo dài hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (mood disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.

Các triệu chứng tâm lý hay gặp như tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, thiếu sinh lực, giảm hứng thú trong mọi hoạt động, khó khăn tập trung hoặc quyết đoán, thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, suy nghĩ hành động phản ứng chậm, cảm giác thiếu tự tin, trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu và có khi có ý nghĩ tự tử,… Nếu được phát hiện sớm và kiên trì điều trị kịp thời, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp không được điều trị, diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và trở thành hội chứng loạn thần sau sinh (postpartum psychosis).

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychosis)

Hội chứng này đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa (puerperal psychosis) hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychotic depression), rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ.

Hội chứng này dễ gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt.

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Vì hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên. Vì vậy khi người mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nên đến bác sĩ để được lời khuyên, chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Thông thường sản dịch có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số sản phụ gặp tình trạng sản dịch kéo dài từ 2 – 3 tháng. Nếu không có dấu hiệu sốt, ra máu nhiều không kiểm soát được thì bạn không nên quá lo lắng. Nhiều thai phụ lo lắng sau sinh hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch.

Phụ nữ sau sinh nên xong bao nhiêu lần?

Việc lạm dụng xông hơi, thực hiện quá nhiều lần hay trong thời gian kéo dài có thể dẫn tới tác dụng phụ như khiến mẹ bị mất nước, bỏng rát vùng kín, hay làm tăng huyết áp. Lời khuyên cho mẹ sau sinh là chỉ nên thực hiện phương pháp xông hơi vùng kín 2 lần 1 tuần. Trong đó, thời gian cho mỗi lần không nên quá 15 phút.

Tại sao phụ nữ sinh con xong lại già đi?

Những phụ nữ đã sinh con có telomere (cấu trúc lặp lại của DNA ở các đầu mút nhiễm sắc thể) ngắn hơn những người chưa từng sinh con. Telomere của phụ nữ càng ngắn thì trông họ càng già. Tình trạng căng thẳng khi mang thai và trầm cảm sau sinh cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được tắm gội?

Sau khi sinh 3-4 ngày là thời điểm lý tưởng để mẹ sinh thường có thể tắm gội, vệ sinh cơ thể. Nguyên nhân là vì mẹ sinh thường sẽ có thời gian hồi phục sức khỏe nhanh hơn so với các mẹ sinh mổ. Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể lau rửa người và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm để đảm bảo cơ thể sạch sẽ.