Phương pháp cân đối ngân sách nhà nước theo đầu ra

P.V: Trong bối cảnh nền kinh tế có những thuận lợi, khó khăn đan xen, công tác thu NSNN của tỉnh ta vẫn nỗ lực đạt được những thành tựu quan trọng, đáp ứng nhu cầu chi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xin đồng chí chia sẻ về những kết quả và những thách thức đối với công tác quản lý, điều hành NSNN năm 2021? 

Đ/c Hoàng Văn Kiên: Năm 2021 là năm đầu thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động không thuận lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ tài chính, NSNN. 

Do đó, vấn đề đảm bảo các nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính là rất khó khăn. Đối với điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN trong năm 2021, tỉnh vừa phải phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN đã được HĐND tỉnh quyết định, vừa lo các khoản chi cho công tác chống dịch và hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Điều đó có nghĩa, nguồn thu bị đe dọa hụt, giảm, nhưng đồng thời nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi không có trong dự toán. 

Đây thực sự là những thách thức, khó khăn tỉnh phải đối mặt trong thời gian qua cũng như thời gian tới. Chính vì vậy, tỉnh luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hoàn thành tốt công tác quản lý, điều hành NSNN năm 2021, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. 

Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ,  ngành Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ đề công tác năm 2021 của tỉnh "Kỷ cương, trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính" từ đó phát huy dân chủ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách, các kịch bản về điều hành chính sách tài chính và quản lý NSNN phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế cũng như diễn biến của dịch bệnh, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ tài chính-NSNN; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ vừa phòng chống dịch, vừa duy trì phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân. 

Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, liên tục, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2021 đạt 5,73%, cao gấp hơn 2 lần so với bình quân chung cả nước [bình quân chung cả nước đạt 2,58%]. Đến nay thu NSNN về tổng thể vượt dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán đầu năm và đáp ứng nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. 

Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện là 22.094 tỷ đồng, tăng 18,7% so với dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể: Thu nội địa đạt 17.056 tỷ đồng, tăng 23,5% so với dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí là 13.128  tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán HĐND tỉnh giao. 

Về chi NSNN, tỉnh điều hành ngân sách chủ động, tích cực, quản lý chi tiêu chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết hoặc chậm triển khai, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên gắn với việc triển khai công tác sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 [khóa XII]; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước; đồng thời thực hiện kiểm tra, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, tập trung chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

P.V: Năm 2022, tỉnh Ninh Bình sẽ tự cân đối ngân sách và có điều tiết về ngân sách trung ương, theo đồng chí điều này sẽ có những thuận lợi, khó khăn, thách thức gì? 

Đ/c Hoàng Văn Kiên: Việc tỉnh tự cân đối ngân sách có nghĩa là không dựa vào nguồn vốn từ Trung ương cấp hàng năm, điều này sẽ giúp tỉnh chủ động hơn trong cân đối bố trí các nguồn vốn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảm bảo được tính công bằng trong việc thực hiện các chính sách thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Việc tự cân đối ngân sách nhà nước sẽ góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. 

Để đảm bảo được vai trò này, ngay từ khi lập dự toán NSNN đã lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN  và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên, việc tự cân đối ngân sách cũng đặt ra những khó khăn, thách thức như: Trong điều hành ngân sách, chúng ta phải đáp ứng cả 2 mục tiêu, một là phải bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đặt ra, nhưng mặt khác, cũng phải đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. Đây đúng là bài toán rất khó trong điều hành ngân sách. Đặc biệt, trong điều kiện độ mở nền kinh tế cao, rủi ro về kinh tế, thiên tai và dịch bệnh phức tạp thì yêu cầu ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng càng quan trọng, nhưng cũng nhiều khó khăn hơn. Ninh Bình vẫn là một tỉnh nguồn thu có hạn, trong khi nhu cầu chi lại quá lớn, đặc biệt chi đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. 

Cùng với đó, nhu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh và nhu cầu chi các chính sách mới do trung ương ban hành địa phương đảm bảo nguồn, chi an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh, gây áp lực lớn đến việc điều hành cân đối ngân sách địa phương. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh chưa thực sự bền vững. Chính vì thế, cần phải có biện pháp hợp lý để huy động có hiệu quả nguồn thu vào NSNN và thu hút đầu tư các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp bền vững vào thu NSNN, giúp cân đối ngân sách địa phương  thuận lợi hơn. 

P.V: Thưa đồng chí, áp lực thu - chi ngân sách ngày càng lớn, vậy Ninh Bình sẽ ưu tiên các giải pháp trọng tâm nào để hoàn thành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022 cũng như phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025? 

Đ/c Hoàng Văn Kiên: Để đảm bảo cân đối ngân sách năm 2022 cũng như phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025, cần ưu tiên một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như: Một là: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, từ đó tạo nguồn thu hợp lý, bền vững cho NSNN. 

Tiếp tục thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn, đặc biệt thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững, có số thu ngân sách lớn, các nhà đầu tư chiến lược phát triển du lịch nhằm tạo ra nguồn thu mới và tăng thu ngân sách bền vững theo đúng các chương trình trọng tâm đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII. Hai là: thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu NSNN, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước. Ba là: tiếp tục rà soát, đánh giá, sắp xếp và cơ cấu lại các nhiệm vụ, nhu cầu chi ngân sách địa phương. Tổ chức điều hành chi ngân sách địa phương chặt chẽ, hiệu quả. Ưu tiên cấp phát kinh phí để chi tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; chỉ thực hiện giải ngân vốn cho các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chi thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, theo tiến độ thu NSNN. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, để hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước là rất khó khăn và nặng nề. 

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là của cấp ủy, chính quyền các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tỉnh sẽ nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2022 cũng như các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025 ở mức cao nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

Nguyễn Thơm

[thực hiện]

Trong bất cứ nền kinh tế nào, việc giải quyết cân đối giữa thu – chi cũng được xem là nhiệm vụ hàng đầu để quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Song, việc tăng trưởng kinh tế luôn luôn không đáp ứng kịp với yêu cầu chi tiêu của Chính phủ cho đời sống xã hội, nên thường xảy ra tình trạng bội chi ngân sách ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.Đối với Việt Nam, nhờ chủ trương đổi mới các chính sách kinh tế của Chính phủ đã thúc đẩy được các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân từng bước được nâng lên khá hơn so với những năm trước. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 vào khoảng 1.300 USD/người/năm, con số này đã đưa Việt Nam thoát khỏi danh sách các nước nghèo cần được quan tâm của thế giới. Đây là một điều đáng tự hào đối với định hướng phát triển của nước nhà, tuy nhiên cũng gây khó khăn trong việc vay nợ nước ngoài vì lãi suất ưu đãi không còn được áp dụng để hỗ trợ cho các khoản vay bù đắp bội chi trong nước. Bên cạnh đó, để thực hiện chủ trương phát triển đất nước trong tình hình kinh tế mới, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và ưu tiên an sinh xã hội, thì bội chi NSNN vẫn là vấn đề cần quan tâm. Tình trạng này không những gây khó khăn đối với việc cân đối NSNN cấp TW, nó cũng diễn ra khá gay gắt đối với ngân sách cấp Tỉnh, do nguồn thu eo hẹp, yêu cầu chi lại ngày càng tăng nhanh cả trong chi tiêu dùng, chi phát triển và chi đảm bảo định hướng phát triển chung của đất nước. Một số Tỉnh, tuy có bội thu ngân sách, nhưng nhìn chung kết quả này chưa ổn định vững chắc, chủ yếu do “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu cần thiết, nhất là đối với chi cho y tế, giáo dục, phúc lợi công cộng còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP. Để cân đối được ngân sách cấp Tỉnh, đồng thời thực hiện được mục tiêu về ngân sách cả nước là đảm bảo tăng trưởng GDP bình quân 6 và phấn đấu 6,5 trong năm 2012, chi đầu tư phát triển dự kiến chiếm 19,9 tổng chi NSNN 2012, chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QP, AN, QLHC dự kiến chiếm 60 tổng chi NSNN 2012, …, tăng huy động GDP vào ngân sách Nhà nước nhiều hơn nữa trong thời kỳ 2011 – 2015, yêu cầu đặt ra phải:• Xem xét lại các khoản thu từ thuế, khắc phục tình trạng bỏ sót, tồn đọng, trốn lậu thuế dưới mọi hình thức.• Thực hiện tăng thu theo hướng phát triển sản xuất, mở rộng nguồn thu.• Tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết.• Đẩy mạnh xuất khẩu.• ….Những vấn đề trên đây đã được nhiều nhà kinh tế đề ra, nhưng hiện nay, khả năng hiện thực đang là dấu hỏi, cần được chấn chỉnh và hoàn thiện một cách đồng bộ hơn. Do đó, để khắc phục tình trạng mất cân đối, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa về kinh tế và xã hội của Tỉnh, thì ngân sách Nhà nước cấp Tỉnh phải đảm bảo làm tốt các vấn đề sau đây:Một là, đảm bảo nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản ngoài thuế [như thu tiền sử dụng đất, thu bán nhà ở, tiền cho thuê mướn tài sản cố định thuộc sở hữu của Nhà nước, thu từ các khoản khác] được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.Việc chấn chỉnh, sửa đổi các sắc thuế thuộc thẩm quyền cấp vĩ mô. Song, ở cấp Tỉnh phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình về các khoản thu như sau:- Thu từ thuế, phí, lệ phí, thu ngoài thuế, thu từ viện trợ , vay nợ và tặng biếu của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước cho Tỉnh và kiều bào nước ngoài ủng hộ cho địa phương v.v… sự phân loại chi này để nhằm nắm chắc được từng nguồn thu, khai thác phát triển nguồn thu hợp lý, phục vụ chi tiêu đúng mục đích, đúng yêu cầu. Những khoản không do thu từ nền kinh tế của Tỉnh cần được tách riêng [vay nợ, viện trợ, biếu tặng …] để thực hiện sự cân đối đúng cho từng khoản chi. Trong đó, chi thường xuyên phải dùng nguồn thu từ nền kinh tế của Tỉnh để cân đối; phần còn lại [bội thu] dành cho chi đầu tư phát triển, chi đầu tư cho con người, thực hiện cách chính sách an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo cân đối bền vững và an toàn hệ thống tài chính cấp Tỉnh.- Các nguồn vốn vay, viện trợ, thu từ thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp [thuế mới đề xuất có hiệu lực từ ngày 01/1/2012] … khoản thuế bảo vệ môi trường [trong đó chủ yếu là thu từ phí xăng dầu trước đây] là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thu NSĐP hưởng 100. Tất cả các khoản thu cho NSĐP này phải được đưa 100 vào để chi cho con người, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh tài chính quốc gia trong tình hình mới, chi đầu tư phát triển và chi hỗ trợ đối với các tỉnh nghèo. Nhất thiết không dùng các khoản thu này để chi thường xuyên của Tỉnh.Hai là, thu theo luật định và tập trung chống thất thuSong song với phát triển nguồn thu mới để tăng thu cho ngân sách, cần phải tập trung chống thất thu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ sắc thuế theo luật định vào ngân sách. Hạn chế tối đa việc miễn giảm thuế, cũng như tự ý đặt các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước, khắc phục nợ tồn đọng kéo dài; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm như trốn lậu thuế, gian lận thương mại … Chống thất thu vừa tạo được nguồn thu, không cần tăng thuế, vừa tạo công bằng trong xã hội và ổn định thị trường, luật pháp được tôn trọng, kỷ cương được giữ vững. Nếu thu đủ số thất thu vào ngân sách thì nguồn tiền tệ tập trung này sẽ góp phần ổn định cho việc cân đối ngân sách địa phương. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng nằm trong 6 nhóm giải pháp cần tập trung tổ chức triển khai để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2012 mà Chính phủ đã đề ra.Đối với năm 2012, cần chú ý tính các khoản thu  phát sinh năm 2011 nhưng đựơc phép giãn thời hạn nộp, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi thuế.Ba là, hoàn thiện việc cân đối các khoản chi, đi đôi với tiết kiệm trong chi tiêu và thực hiện chống tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước.- Chấn chỉnh lại việc chi tiêu bằng cách hoàn thiện việc cân đối các khoản chi, thực hiện chi tiêu theo dự toán, không chi khi chưa dự toán và những phát sinh mới ngoài kế hoạch.- Tiết kiệm chi tiêu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, việc tích lũy tư bản để đầu tư phát triển đất nước, bằng con đường tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu dùng đã đem lại kết quả tốt. Trong giai đoạn hiện nay, việc đề ra một đạo luật về tiết kiệm và chống lãng phí là cần thiết. Ở Việt Nam mức tiết kiệm toàn xã hội còn rất thấp, đặc biệt là cấp Tỉnh. Do đó, cần bổ sung chính sách và áp dụng nhiều hình thức huy động mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư phát triển của nhân dân, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để mở rộng quy mô đầu tư toàn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên theo thời gian và tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế.- Một yếu tố quan trọng khác để làm tăng nguồn thu là chấn chỉnh quản lý tài chính, chống thất thoát, lãng phí NSNN. Trên thực tế, việc lãng phí xảy ra trong chi tiêu cho hội họp, liên hoan, tiếp khách, chi cho bộ máy hành chánh, mua sắm xe ô tô đời mới, chi xây dựng cơ bản trụ sở làm việc, hội trường, các công trình phi sản xuất và không phục vụ cho phúc lợi công cộng còn nhiều. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhà nước đã chi một khoản tiền lớn cho việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng trụ sở để thực hiện Đề án 30 về hiện đại hóa quản lý hành chính, một cửa và một cửa liên thông tại nhiều địa phương; tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư này chưa được các địa phương sử dụng triệt để, dẫn đến thất thoát và lãng phí nguồn NSNN. Do đó, trong những năm tới, cần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu này.Theo mô hình số nhân của Keynes thì đầu tư có hiệu quả cấp số nhân đối với thu nhập. Do đó, tiết kiệm để đầu tư tất yếu sẽ dẫn đến tăng thu nhập, và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.Bốn là, cân đối ngân sách cấp Tỉnh cần theo nguyên tắc lấy thu thường xuyên từ trong nội bộ nền kinh tế của địa phương để chi thường xuyên và đảm bảo chi thường xuyên phải nhỏ hơn khoản thu thường xuyên.Để đảm bảo được nguyên tắc này, NSNN cấp Tỉnh phải được phân cấp một số khoản thu và chi phù hợp với yêu cầu phát triển chung của cả nước, đồng thời phù hợp với nhu cầu mỗi Tỉnh. Việc phân cấp ngân sách cho chính quyền cấp tỉnh là cần thiết để thực hiện điều chỉnh nền kinh tế tại địa phương. Việc phân cấp đó phải thực hiện theo hướng ngân sách Nhà nước là thống nhất, sự phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi phải ổn định lâu dài, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, nhưng đồng thời tránh tình trạng phân chia quyền lực giữa TW và địa phương, tránh việc địa phương tự ý đề ra các chế độ, chính sách để chi cho riêng mình.Năm là, vận dụng sức mạnh tổng hợpTrong nền kinh tế thị trường, việc cân đối ngân sách của một địa phương [Tỉnh, Thành phố] cần huy động sức mạnh tổng hợp từ các thành phần kinh tế, từ trong và ngoài nước qua các nguồn thu vào ngân sách theo thứ tự sau đây:- Thu từ thuế, phí, lệ phí mang tính chất thuế;- Thu ngoài thuế;- Thu viện trợ không hoàn lại và các khoản biếu tặng;- Thu kết dư;- Thu từ ngân sách Trung ương [trợ cấp và vay nợ ngân sách].Trong các khoản thu trên, thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Ngoài ra, các khoản viện trợ quốc tế được xem là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đang thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; vấn đề quan trọng là địa phương nhận đựơc nguồn viện trợ này cần có phương án sử dụng có hiệu quả, tránh việc sử dụng sai mục đích dẫn đến lãng phí nguồn thu này.Sáu là, lập quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sáchDự phòng ngân sách phải bố trí đủ để đáp ứng các yêu cầu chi cho việc thực hiện chính sách mới, chi đột xuất và dành một phần dự trữ gối đầu năm sau.- Đối với ngân sách cấp Tỉnh, thực tế qua việc lập kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm cho thấy không thể dự kiến hết các nhu cầu chi trong một năm. Vì vậy, cần thiết phải bố trí một khoản dự phòng trong dự toán ngân sách để xử lý các nhu cầu phát sinh đột xuất.- Nguồn hình thành quỹ dự trữ tài chính ở cấp Tỉnh chỉ được lấy : + Từ bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm [được Luật NSNN quy định]; + Từ kết dư; + Từ tăng thu vượt kế hoạch hàng năm.Mục đích sử dụng quỹ dự trữ tài chính còn dùng cho ngân sách tạm mượn chi trước nguồn thu chưa tập trung kịp để đảm bảo sự chủ động trong điều hành ngân sách. Sau đó, phải được hoàn trả ngay trong tháng hoặc quý tiếp theo. Nhất thiết không được kéo dài quá 6 tháng trong năm ngân sách và không được làm mất mát, mà trái lại phải tăng lên qua từng năm, đến một giới hạn được Luật NSNN cho phép [hoặc Chính phủ quy định] thì sẽ không được trích thêm nữa.Cuối cùng, sau khi cân đối các nguồn, nếu còn thiếu hụt, Trung ương sẽ trợ cấp một phần lấy trong các khoản thu thuế phân cấp cho TW hưởng [nhưng được thu ở địa phương]. Số tiền do TW hỗ trợ cho ngân sách địa phương tối đa cũng chỉ đảm bảo đến 95 tổng chi của địa phương trong năm tài chính đó. Số còn thiếu hụt, địa phương tự giải quyết bằng cách vay vốn trong nước [dưới hình thức trái phiếu] và vay ngoài nước, hoặc bán, cho thuê bớt tài sản của Nhà nước địa phương để đảm bảo cho được khoảng 3 mức thiếu hụt, còn lại 2 cấp Tỉnh được quyền vay nợ từ vốn NSTW qua kho bạc Nhà nước TW [trả lãi theo quy định] để đưa vào bù đắp sự thiếu hụt, đảm bảo cho ngân sách địa phương được cân đối.Việc quy định cho cấp Tỉnh được tự vay, tự trả trong phạm vi 5 số chi tiêu đã bị thiếu hụt là nhằm kích thích cấp Tỉnh tích cực tạo nguồn thu để chi, tạo sự chủ động và tăng cường trách nhiệm cho mỗi địa phương trong việc xây dựng và cân đối ngân sách cho mình.

Ngoài những biện pháp nêu trên, việc cân đối ngân sách cấp Tỉnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đổi mới cơ cấu hệ thống ngân sách, trong đó làm rõ vai trò của ngân sách cấp Tỉnh và sự phân cấp cho Tỉnh những nguồn thu, khoản chi hợp lý; chấn chỉnh lại mối quan hệ giữa ngân sách cấp Tỉnh với TW và với ngân sách cấp địa phương khác [huyện, xã]; Hoàn thiện chu trình lập kế hoạch, chấp hành, quyết toán và tổ chức quản lý ngân sách của cấp Tỉnh trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo quan hệ thị trường có sự quản  lý của Nhà nước.

Tài liệu tham khảo:1. Luật NSNN2. Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 về dự toán ngân sách nhà nước năm 20123. Nghị quyết số 16/2011/QH13 ngày 14/11/2011 về phân bổ ngân sách trung ương năm 20124. Báo cáo số 13/BC-CP ngày 11/10/2011 của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011 và dự toán ngân sách nhà nước năm 20125. Báo cáo số 207/BC-CP ngày 16/10/2011 của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20126. Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2011; nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2012 của tỉnh Bình Dương.7. Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2011; nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2012 của tỉnh Ninh Thuận.

Theo Tạp chí Kiểm toán số 1/2012 

Video liên quan

Chủ Đề