Sau khi quan hệ bao lâu thì bị nhiễm hiv

Quan hệ với người nhiễm HIV có phải rất nguy hiểm và nhất định sẽ bị nhiễm HIV? Nếu trót lỡ quan hệ với họ phải làm sao đây? Đây là nỗi lo lắng chung của những người đã lỡ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. Thực tế hiện nay, với tiến bộ y học, chúng ta đã có thể sống chung và nhìn nhận căn bệnh này một cách cởi mở hơn. Mặc dù con đường lây truyền chính của HIV là lây qua đường tình dục. Nhưng việc trang bị kiến thức đúng về HIV và cách quan hệ tình dục an toàn có thể giúp bạn phòng tránh lây nhiễm. Bài viết sau đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Những hiểu lầm gây kỳ thị người nhiễm HIV

Có nhiều hiểu lầm gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây và dễ gây chết người. Điều này kể cả qua tiếp xúc thông thường.

Tuy nhiên, HIV chỉ lây qua đường máu với lượng virus lớn hay tiếp xúc với lượng máu lớn. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thân mật. Thậm chí hôn nhau, dùng chung khăn mặt, ăn chung thìa bát,… cũng không gây lây bệnh. Hiện nay đã có thuốc ARV giúp làm chậm tiến trình bệnh. Nên người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn với tuổi thọ như người khỏe mạnh.

Nhiều người hiện nay dù hiểu HIV không lây qua tiếp xúc thông thường nhưng vẫn “tốt nhất cứ tránh xa họ ra”. Điều này để lại nhiều khó khăn trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Qua đấy, những người nhiễm HIV/AIDS khó có thể tiếp nhận kỹ năng phòng bệnh, dễ lây truyền cho người khác hơn.

Người nhiễm HIV thường bị kỳ thị do những thông tin sai sự thật

Có nên quan hệ với người nhiễm HIV?

Việc quan hệ với người nhiễm HIV có thể diễn ra bình thường nếu cả hai bạn sử dụng biện pháp bảo vệ và cảm thấy thoải mái. Vì HIV chỉ lây truyền qua đường máu. Mà bộ phận sinh dục được bảo vệ bởi lớp niêm mạc không lộ mạch máu. Vậy nên nếu bộ phận sinh dục của hai bạn bình thường, kết hợp với biện pháp an toàn thì khả năng lây nhiễm không cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn tình nhiễm HIV có điều trị thuốc ARV ổn định thì nguy cơ gây lây nhiễm cũng giảm xuống thấp hơn. Nếu việc điều trị bằng thuốc kháng ARV đều đặn, có tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml thì khả năng lây nhiễm là không có hoặc rất thấp.

Tuy nhiên, việc quan hệ với người nhiễm HIV vẫn có nguy cơ nhỏ gây lây nhiễm. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện các biện pháp an toàn. Cũng như nên tránh các động tác mạnh gây chảy máu bộ phận sinh dục.

Xem thêm: Tình dục an toàn là gì? Các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục là một việc vô cùng quan trọng. Việc này sẽ bảo vệ chính bạn và bạn tình của bạn. Dưới đây là những điều cần thực hiện để phòng tránh :

  • Không nên quan hệ với người không rõ danh tính, hay không thể xác định họ có nhiễm HIV hay không. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS hiệu quả nhất.
  • Sống chung thủy một vợ một chồng, không nên quan hệ nhiều người.
  • Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục, kể cả qua các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
  • Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây qua tình dục. Vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Đối với người nhiễm HIV cần điều trị với thuốc ARV ngay. Thuốc ARV giúp giảm tải lượng virus HIV. Điều này góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục nhiều lần.
  • Kiểm tra định kỳ, theo dõi tải lượng HIV trong máu và tế bào CD4 để kiểm soát bệnh.
  • Cần thường xuyên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho 2 bạn. Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

Xem thêm: Làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục?

Sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các bệnh lây qua tình dục khác

Những rủi ro khi lựa chọn quan hệ với người nhiễm HIV

Nếu quan hệ với bạn tình có HIV, tỉ lệ lây nhiễm sẽ phụ thuộc tần suất quan hệ. Tỉ lệ trung bình lây qua đường này từ 0,03­­ – 1%. Dù vậy, cả bạn và bạn tình cũng không nên chủ quan. Vì rất có thể bạn là trường hợp rơi vào nhóm 1% có thể bị lây nhiễm.

Thông thường, những trường hợp quan hệ thô bạo sẽ có nguy cơ lây bệnh cao hơn. Vì có thể làm rách thành âm đạo gây chảy máu hoặc tổn thương niêm mạc của dương vật của nam giới. Những vết trầy xước nhỏ có thể giúp tinh dịch nhiễm HIV tiếp cận trực tiếp với máu.

Bên cạnh đó, nếu bạn tình nhiễm HIV không điều trị bằng thuốc ARV thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng lên nhiều lần. Việc quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quan hệ với người nhiễm HIV. Nếu bạn lựa chọn điều này, hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ an toàn.

Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh

Người nhiễm HIV vẫn có thể sống như người bình thường nếu tham gia điều trị tích cực. Vì vậy, việc quan hệ với người nhiễm HIV có thể diễn ra bình thường. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ mà HIV có thể lây qua đường quan hệ tình dục. Vì vậy, hai bạn cần thực hiện những biện pháp bảo vệ an toàn. Hạn chế quan hệ nhiều lần để giảm rủi ro này. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về vấn đề này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Tác giả: Minh Phú Cập nhật: 21/02/2022Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

​​Người nhiễm HIV vẫn có thể duy trì đời sống tình dục nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho bạn tình. Vậy bạn cần làm gì khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Theo giới chuyên gia, khả năng truyền bệnh HIV sang đối phương khi quan hệ còn phải căn cứ trên nhiều yếu tố như là tần suất quan hệ, lượng virus tồn tại trong tinh dịch cũng như khả năng gây ra trầy xước trong lúc ân ái. Để rõ hơn về những rủi ro có thể gặp phải khi quan hệ với người nhiễm HIV cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Khả năng lây nhiễm khi quan hệ với người nhiễm HIV

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị hay lỡ quan hệ 1 lần với người nhiễm HIV có bị lây không là những thắc mắc phổ biến của những người đã trải qua quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ có bệnh. Sự lo lắng này có thể bắt nguồn từ việc chưa hiểu rõ bản chất của bệnh HIV/AIDS.

Mặt khác, những hiểu lầm về cách thức lây truyền của HIV có thể khiến cộng đồng kỳ thị người mang bệnh. Cụ thể, nhiều người vẫn lầm tưởng HIV rất dễ lây nhiễm kể cả khi chỉ thông qua những tiếp xúc thông thường.

Theo báo cáo từ Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], tỷ lệ mắc bệnh khi quan hệ với người nhiễm HIV từ nam sang nữ là 8/10.000 và từ nữ sang nam sẽ là 4/10.000. Nói tóm lại, rủi ro mắc bệnh sẽ dao động trong khoảng từ 0,03 – 1%.

Tỷ lệ này tuy không cao nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ dễ xảy ra trong trường hợp quan hệ thô bạo gây rách thành âm đạo hoặc tổn thương niêm mạc dương vật, người mắc bệnh không điều trị bằng thuốc ARV [thuốc kháng virus], không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ với người nhiễm HIV hoặc quan hệ bằng đường hậu môn [màng niêm mạc trực tràng mỏng dễ cho virus HIV xâm nhập].

Xem thêm: Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh: Những điều quan trọng cần lưu ý

Lỡ quan hệ với người nhiễm HIV có bị mắc bệnh hay không?

Về lý thuyết, HIV lây nhiễm qua đường máu hoặc dịch tiết cơ thể chứa tải lượng lớn virus [máu, chất dịch từ người bệnh bắn vào các vết thương hoặc niêm niêm mạc mắt, mũi, họng; dùng chung kim tiêm, dụng cụ sắc nhọn…]. Vì vậy, xác suất có bị lây nhiễm hay không sẽ tùy vào hành vi tình dục giữa hai người, bản thân người lành có hệ thống miễn dịch tốt hay không và tần suất quan hệ với người nhiễm HIV đó diễn ra nhiều hay ít và các biện pháp bảo vệ.

Để biết rõ bản thân có bị mắc bệnh hay không, cách tốt nhất là phải xét nghiệm [nhưng phải đợi một thời gian thì mới biết kết quả chính xác]. Vì vậy trong trường hợp nếu quan hệ với người lạ mà nghi ngờ bị lây nhiễm, tốt nhất bạn nên liên hệ với các trung tâm HIV để được điều trị dự phòng phơi nhiễm.

Xem thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng

Để biết quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị mắc bệnh, bạn phải hiểu được các giai đoạn tiến triển của bệnh. Theo đó, giai đoạn ủ bệnh [virus xâm nhập vào cơ thể và tiến hành sinh sôi] chính là thời điểm cần được theo dõi sát sao để biết người bệnh có nhiễm HIV hay không. Giai đoạn này đến nhanh hay chậm tùy vào thể trạng của mỗi người nhưng thông thường sẽ vào tầm 1 – 3 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh cũng khá gần với bệnh cảm cúm thông thường nên bạn phải hết sức lưu ý.

Xem thêm: Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu

Cách quan hệ tình dục an toàn với người nhiễm HIV

Người bị nhiễm HIV vẫn có đời sống tình dục thỏa mãn nếu biết áp dụng các biện pháp bảo vệ như:

  • Sử dụng bao cao su nhằm giảm thiểu đáng kể việc lây truyền virus HIV cho bạn tình
  • Hạn chế việc quan hệ tình dục qua đường miệng [oral sex]
  • Cẩn trọng với dịch tiết cơ thể [tinh dịch, dịch tiết âm đạo và hậu môn], máu từ người bệnh. Tuyệt đối không để những chất lỏng đó xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ với người nhiễm HIV thông qua những tổn thương ngoài da hoặc niêm mạc hậu môn, âm đạo.
  • Tránh các động tác mạnh làm chảy máu bộ phận sinh dục.
  • Người không bị HIV có thể sử dụng thuốc PrEP – là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm. Khi sử dụng thuốc này đủ thời gian người không bị HIV khi quan hệ với người bị HIV sẽ giảm nguy cơ mắc HIV lên đến 90%.

Nếu cả hai đều bị nhiễm HIV thì càng phải sử dụng các biện pháp bảo vệ kỹ lưỡng hơn. Bởi virus HIV có nhiều chủng khác nhau nên bản thân bạn hoặc người tình có thể bị nhiễm một loại virus HIV khác từ đối phương, khi cơ thể có 2 loại virus HIV thì. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho bệnh tình ngày một nghiêm trọng thậm chí phải thay đổi phác đồ điều trị.

Xem thêm: 10 điều bạn nên biết khi tự làm xét nghiệm HIV tại nhà

Cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Việc phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và đối tác. Muốn vậy bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Không quan hệ bừa bãi với nhiều người.
  • Hiểu rõ về người mình đang/ sẽ quan hệ tình dục
  • Sử dụng bao cao su trong mọi tình huống kể cả khi quan hệ với người nhiễm HIV bằng miệng, qua đường âm đạo hay hậu môn.
  • Bản thân người nhiễm HIV cần tuân thủ phác đồ điều trị bởi việc này sẽ làm giảm tải lượng virus nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục cho bạn tình. Đồng thời nên theo dõi tải lượng virus trong máu định kỳ để biết chính xác tình trạng bệnh.
  • Người không bị HIV sử dụng thuốc Prep.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục kỹ lưỡng trước và sau khi quan hệ.
  • Cập nhật liên tục các kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và nên đi xét nghiệm ngay nếu như có nghi ngờ đối phương có nguy cơ nhiễm bệnh.

Xem thêm: Que test HIV tại nhà có chính xác không?

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh việc quan hệ với người nhiễm HIV. Hãy nhớ, người bệnh HIV vẫn có quyền được yêu thương và sống hạnh phúc khi biết cách bảo vệ bản thân và bạn đời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề