Sơ chế tinh là gì

KỸ THUẬT SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU Hầu hết các loại nguyên liệu sau khi mua về và trước khi nấu chín đều phải trải qua giai đoạn sơ chế. Sơ chế nguyên liệu là một giai đoạn quan trọng giúp món ăn ngon hơn và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Nắm được những kỹ thuật sơ chế nguyên liệu không chỉ giúp đầu bếp nấu được các món ăn ngon mà còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm, làm cho các hương vị thêm sống động và khử đi các chất độc không tốt cho sức khỏe người dùng. Dù là thực phẩm khô, rau củ quả tươi hay thịt động vật, hải sản…đều phải được sơ chế kĩ trước khi chế biến. Đến với lớp học nấu ăn của trung tâm dạy nghề Thanh Xuân bạn sẽ được học một cách bài bản để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Dưới đây là một trong những kĩ thuật được yêu cầu khắt khe đối với các đầu bếp chuyên nghiệp cần nắm rõ. Sơ chế nguyên liệu thực phẩm là gì? Sơ chế nguyên liệu có thể hiểu là một giai đoạn trong chế biến món ăn, biến nguyên liệu ban đầu thành dạng bán thành phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn chế biến nhiệt [hay còn gọi là nấu chín]. Các thao tác như làm sạch với nước, khử mùi tanh hay cắt, thái, ướp… trước khi nấu đều được gọi chung là sơ chế nguyên liệu. Sơ chế nguyên liệu cần phải đảm bảo được hai tiêu chí: làm sạch nguyên liệu và giúp khâu nấu chín dễ dàng, thức ăn thấm gia vị hơn.Sơ chế nguyên liệu đúng phương pháp và quy trình sẽ giúp làm sạch thực phẩm, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn, bảo vệ sức khỏe người dùng. Ngoài ra, còn giúp giữ gìn, bảo quản giá trị dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Quá trình sơ chế còn đi đôi với cả cắt thái, tạo hình giúp cho món ăn thêm đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người dùng. Một số cách sơ chế thông thường sử dụng trong nấu ăn

- Ngâm thực phẩm trước khi chế biến là cách làm của nhiều đầu bếp chuyên nghiệp. Cách làm này giúp làm mềm một số loại rau quả khô hoặc làm phai tiết của thịt, cá tươi. Thực phẩm khô như rau, củ, nấm… được ngâm trong nước lạnh trước khi chế biến. Khi ngâm nước sẽ ngấm vào thực phẩm và làm mềm chúng một cách dễ dàng. Tiết của thịt, cá tươi sẽ được cuốn trôi nếu bạn ngâm chúng với nước lạnh. Cách này còn giúp màu sắc của thịt, cá tươi hơn và đẹp mắt hơn.

- Rửa thực phẩm là bước quan trọng trong nấu ăn, thực phẩm phải luôn sạch sẽ để cho ra các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe người dùng. Nhưng rửa sao cho sạch là điều bạn cần phải nắm rõ cho mỗi loại thực phẩm khác nhau. Tất cả các loại rau quả tươi đều phải được rửa kĩ trước khi gọt để loại bỏ các chất bẩn, côn trùng. Sau khi gọt bạn cũng cần phải rửa lại một lần nữa để đảm bảo chất bẩn, côn trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm. Cá và hải sản đều phải được rửa thật kĩ cả bên ngoài và bên trong để loại bỏ chất bẩn, vây, tiết. Đối với một số loại còn phải rửa với chanh, ớt, rượu trắng để khử trùng sạch sẽ hơn. Nên chú ý thịt gia cầm cần phải rửa sạch cả bên ngoài và bên trong để loai bỏ nội tạng, tiết, bụi bẩn, vi khuẩn dính trong quá trình giết mổ, vận chuyển.

- Tẩy – khử trùng thực phẩm là bước cần thiết trong chế biến món ăn để giúp thực phẩm tránh nhiễm vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Rau tươi cần được tẩy rửa bằng muối, tia cực tím, chất rửa rau hay khí ozon. Cá và các loại hải sản thường được khử trùng bằng chanh, ớt hoặc rượu trắng. Thịt gia cầm thường được các đầu bếp khử trùng bằng rượu trắng, rượu cognac, rượu vang, rượu gừng… - Chần sơ thực phẩm trước khi chế biến với mục đích loại bỏ chất bẩn trước khi nấu, loại bỏ các mùi nặng hoặc vị đắng của thực phẩm để bảo toàn nguyên hương vị của món ăn sau khi chế biến. Bạn có thể đổ nước lạnh vào nhập thực phẩm và đun sôi, sau đó, lại rửa sạch bằng nước lạnh. Hoặc nhúng thực phẩm vào nước hay dầu ăn đang sôi trong 1 thời gian ngắn, sau đó, vớt ra cho vào tủ lạnh hoặc ngâm vào nước lạnh. Bí quyết với một vài nguyên liệu phổ biến Xương: Rửa sạch, chần qua nước sôi sau đó vớt ra rửa sạch lại và ngâm nước lạnh. Tiếp đó cho xương vào nước sôi và hầm nhỏ lửa 2- 4 tiếng là bạn đã có nước dùng xương ngon như ý. Rau: Đun sôi nước sau đó cho rau vào chần sơ qua rồi vớt ra ngâm nước lạnh. Khi nào cần xào, nấu thì bạn cho rau vào, làm như vậy rau sẽ có màu sắc tươi ngon hơn. Khoai tây: cho vào luộc từ lúc nước còn lạnh, khi chín vớt ra ngâm với nước lạnh. Khi cần dùng để chế biến món ăn bạn chỉ cần lột vỏ và nấu. Cách này sẽ giúp giữ được độ bùi và các chất dinh dưỡng vốn có của khoai tây. Hành tây: Ngâm hành tây với trong nước có pha nước cốt chanh hoặc vài giọt giấm để giảm mùi hăng, ngâm trong nước đá lạnh khoảng 30 phút nếu muốn hành tây giòn hơn. Khử mùi tanh của cá bằng cách chà chanh, muối hoặc rửa với rượu trắng Bảo quản thịt bò trong ngăn đá sẽ giúp thái thành từng lát đơn giản hơn… Sơ chế là một khâu quan trọng, đòi hỏi người nấu phải có kiến thức về từng loại nguyên liệu để có những cách chế biến cho phù hợp, hy vọng với những chia sẻ hữu ích này của trung tâm dạy nghề Thanh Xuân bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích bổ sung vào cẩm nang nấu ăn của mình.  

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN  đào tạo 20 ngành nghề:


Sửa chữa oto
Sửa chữa Xe máy
Sửa chữa Điện lạnh
Sửa chữa Điện tử
Sửa chữa điện thoại
Sửa chữa Điện kỹ thuật [Gồm: ĐIện dân dụng + ĐIện công nghiệp + Điện nước]
Sửa chữa Điện Tử - Điện Kĩ Thuật
Sửa chữa vi tính
Sửa chữa máy may công nghiệp
May và thiết kế thời trang
Đầu bếp …. -          Thủ tục nhập học đơn giản -          Thời gian đào tạo ngắn hạn -          30% lý thuyết, 70% thực hành -          Cấp chứng chỉ nghề hoặc bằng Trung cấp nghề hoặc Cao đẳng nghề -          Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp -          Được học lại MIỄN PHÍ phần học không hiểu. Địa chỉ nhập học và học tập: Số 1 Xa La – Hà Đông – Hà Nội [đối diện viện 103] Hotline: 098 747 6688 – 0913 693 303

Facebook: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân – Số 1 Xa La


Để chuẩn bị nấu một bữa ăn ngon chiêu đãi gia đình, không đơn giản chỉ bắt nguồn từ việc bạn chọn được loại thực phẩm bổ dưỡng, hay sử dụng gia bị hấp dẫn mà đôi khi đến từ việc sơ chế nguyên liệu. Không cần quá cầu kỳ và phải chuyên nghiệp như các đầu bếp, bất cứ người nội trợ nào cũng có thể tự tay vào bếp với những kỹ thuật đơn giản mà FORZA Việt Nam gợi ý sau đây.

Sơ chế nguyên liệu là gì?

Sơ chế nguyên liệu là bước quan trọng trong quá trình chế biến món ăn. Sau khi bạn mua thực phẩm tại chợ hay siêu thị về thì cần làm sạch, cắt thái, tẩm ướp, xay – giã… nguyên liệu. Đây chính là những công việc cơ bản của bước sơ chế nguyên liệu và bước này thường thực hiện trước đi chuyển sang giai đoạn nấu chín.

Hình ảnh: Sơ chế nguyên liệu giúp thực phẩm sạch và tươi ngon

Bất cứ nguyên liệu nào cũng cần được sơ chế dù là thực phẩm khô hay thực phẩm tươi sống. Khi các bà nội trợ sơ chế nguyên liệu đúng cách không chỉ khiến món ăn ngon, hấp dẫn hơn mà còn giúp món ăn lưu giữ được những giá trị dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ các chất gây hại cho cơ thể.

Quá trình sơ chế nguyên liệu bao gồm sơ chế thô và sơ chế tinh. Trong đó, Sơ chế khô giúp loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm. Còn sơ chế tinh gồm các bước cắt thái, tẩm ướp, xay giã nguyên liệu tùy theo yêu cầu của từng món ăn cụ thể.

4 kỹ thuật sơ chế nguyên liệu thông thường

Việc sơ chế thực phẩm nghe chừng có vẻ đơn giản, tuy nhiên để nằm lòng các tất cả các kỹ thuật đúng cách không phải người nội trợ nào cũng biết. Để giúp bạn dễ hình dung quá trình sơ chế nguyên liệu, sau đây là 4 gợi ý đến từ Forza mà bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh: Sơ chế nguyên liệu giúp bạn nấu món ăn nhanh chóng

Ngâm thực phẩm

Ngâm nước giúp thực phẩm mềm hơn, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn dính trên bề thực phẩm. Cách làm này thường áp dụng đối với các loại nguyên liệu khô như nấm, các loại hạt, miến khô,… Một số nguyên liệu tươi như thịt, cá cũng được áp dụng cách làm này để phai tiết, giữ cho thịt có màu sắc tươi hơn.

Hình ảnh: Ngâm nước giúp làm mềm thực phẩm

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đó là không nên ngâm nguyên liệu trong nước quá lâu bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm mà bạn có thể chọn ngâm nước ấm hoặc nước lạnh.

Rửa thực phẩm

Bất kỳ loại nguyên liệu nào trước khi chế biến bạn cũng cần rửa qua với nước. Bước này giúp loại bỏ các loại bụi bẩn tồn tại trong thực phẩm, đảm bảo an toàn và an tâm cho người sử dụng. Tùy từng loại thực phẩm mà bạn áp dụng những cách rửa thích hợp:

– Đối với các loại củ quả tươi, chúng ta làm sạch bằng cách rửa 2 lần. Rửa củ quả trước khi gọt vỏ để loại bỏ chất bẩn, côn trùng, sau đó tiếp tục rửa nguyên liệu sau khi gọt vỏ để đảm bảo nguyên liệu được sạch hoàn toàn.

– Đối với các loại thịt gia súc, gia cầm cần được rửa kỹ để loại bỏ chất bẩn dính trong quá trình giết mổ, vận chuyển.

– Đối với các loại hải sản cần được rửa kỹ cả bên trong và bên ngoài để loại bỏ chất bẩn, nội tạng, tiết, vây, dịch nhớt để làm giảm bớt độ tanh.

Hình ảnh: Rửa rau dưới vòi nước chảy

Lưu ý, nên sử dụng chậu rửa lớn để rửa sạch thực phẩm, và không làm nước tràn ra bếp. Đồng thời rửa dưới vòi nước đang chảy sẽ giúp chất bẩn mau chóng được loại bỏ.

Khử trùng, khử mùi thực phẩm

Có nhiều loại thực phẩm đôi khi chỉ rửa bằng nước không thể loại bỏ được hết mùi thức ăn, chính vì vậy bạn cần có nước khử trùng và khử mùi hợp lý. Công đoạn rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mùi vị món ăn sau khi chế biến.

Hình ảnh: Các loại thịt đỏ cần được khử mùi tanh trước khi chế biến

Cũng như các kỹ thuật sơ chế nguyên liệu trên, tùy thuộc vào từng loại món ăn mà bạn có thể áp dụng phương pháp thích hợp:

– Đối với rau tươi, bạn có thể ngâm với nước muối hay nước gạo bởi nó vừa mang lại hiệu quả khử trùng, khử mùi hiệu quả vừa không tốn nhiều chi phí và thời gian.

– Đối với thịt gia cầm, gia súc, có thể dùng rượu trắng, rượu gừng,… để khử mùi tanh, hôi. 

– Đối với thủy hải sản cách hiệu quả nhất để loại bỏ mùi tanh là ngâm với rượu trắng và chanh hoặc ướp cùng gừng và ớt trước khi chế biến.

Chần sơ thực phẩm

Đây cũng là cách sơ chế được nhiều bà nội trợ áp dụng nhằm loại bỏ mùi nặng, vị đắng hoặc chất bẩn của nguyên liệu trước khi nấu. Nguyên liệu sau khi chần sơ qua cần được rửa lại bằng nước sạch để giữ được độ ăn chắc.

– Những món như xương, sườn thường được các bà nội trợ áp dụng biện pháp chần sơ bằng nước sôi trong khoảng 5 phút trước khi vào nấu chín. Đây là cách giúp loại bỏ máu tươi cũng như giúp nước canh khi hoàn thành ngon và chuẩn vị hơn. 

Hình ảnh: Nên chần xương sườn trước khi chế biến

– Đối với những thực phẩm nấu lâu trên lửa, chần sơ có tác dụng giúp loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt.

Như vậy, đối với mỗi loại nguyên liệu lại có kỹ thuật sơ chế khác nhau. Nếu như bạn không nắm rõ các biện pháp thích hợp thì món ăn dù được được lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon đến đâu thì cũng chưa chắc giữ được hương vị thơm ngon cũng như đảm bảo độ an toàn cho người thưởng thức.

Forza hy vọng, bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu và yêu thêm công việc bếp núc và cải thiện được kỹ năng nấu nướng của mình. Chúc các bạn có những bữa cơm ấm cúng, hạnh phúc bên gia đình và người thân!

Video liên quan

Chủ Đề