So sánh A6300 và A7II

[DuyTom biên dịch] Thường thì lý do để chọn một chiếc camera sẽ dựa trên nhu cầu của từng người và nhiều yếu tố khách quan khác. Trong bài viết này, cá nhân tôi xin đưa ra 5 "lực hút" khiến bản thân quay trở lại với Canon.

Máy ảnh không gương lật của Sony Alpha a6300 

Có nhiều lý do khiến nhiếp ảnh gia yêu thích và gắn bó với một dòng máy ảnh trong 'rừng' camera của các hãng sản xuất trên thị trường. Và nếu bạn đưa câu hỏi tại một nơi tập trung nhiều nhiếp ảnh gia rằng thương hiệu máy ảnh nào mà họ thích nhất, tất nhiên ta sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau.  

Thường thì lý do để chọn một chiếc camera sẽ dựa trên nhu cầu của từng người và nhiều yếu tố khách quan khác. Trong bài viết này, cá nhân tôi xin đưa ra 5 lý do khiến mình quay trở lại với Canon, kết hợp cả lý luận chủ quan và khách quan, nhưng trước tiên tôi sẽ nói cho các bạn một chút về thói quen sử dụng máy ảnh của mình trong 20 năm qua. 

Bản thân tôi đã là fan ruột của Canon trong gần 20 năm. Tôi cũng từng dùng một loạt máy phim Hasselblad medium-format, cho đến khi camera DSLR 35mm tiến tới 16MP với sự xuất hiện của Canon 1DS Mark II vào năm 2004. Sau đó, đến năm 2006, tôi không còn chơi máy ảnh film và đi sâu vào camera kỹ thuật số. 

Từng sở hữu qua ít nhất 5 chiếc máy ảnh Canon khác nhau, cho đến thời gian gần đây, năm 2016, tôi lại quyết định đầu tư sâu hơn vào công nghệ máy ảnh và đi theo hướng hoàn toàn mới. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy không còn hứng thú với việc gắn bó với một thương hiệu duy nhất, đặc biệt là nếu có những model mới có thể giúp tôi thực hiện tốt hơn và cải thiện hiệu quả công việc của mình. 

Từ giữa năm 2015 đến đầu 2016, sự “đổ bộ” của hàng loạt hãng máy ảnh mới với các "tân binh" mạnh được đầu tư về công nghệ từ nhiều nhãn hiệu khác nhau với các tính năng và chức năng mới hấp dẫn, đặc biệt nâng cấp ở khả năng quay video. Một trong số dòng máy đã thu hút tôi mạnh hơn Canon, đó chính là Sony. Hơn nữa, Sony vẫn là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Canon về nhiều mặt, tính đến thời điểm này. 

Sau đó, tôi phải tập trung nhiều hơn vào các dự án quay phim, dòng máy ảnh mirrorless của Sony tỏ ra thực sự vượt trội so với Canon. Ngoài ra, tôi muốn mang theo một chiếc camera nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn để đi du lịch nước ngoài. Tôi đã chuyển sang dùng một sản phẩm mirrorless nhỏ nhắn của Sony: Alpha a6300. Quả thực, nó có một số tính năng tuyệt vời với số tiền nhỏ hơn và mang lại cho bạn rất nhiều thứ mà Canon đã không thực sự cung cấp được vào thời điểm đó.

 

Sony A6300 [bây giờ chỉ $900] mang đến cho bạn một thiết bị chụp ảnh cầm tay nhẹ/di động với khả năng quay video 4K, tự động lấy nét liên tục khi quay phim, 11 khung hình/giây khi chụp 24MP ảnh RAW, và nhiều tính năng thú vị khác. Tôi đã mua một ống kính rất tốt gắn bộ chuyển đổi cho máy ảnh Sony E-Mount rất tiện sử dụng cùng camera a6300 kết hợp với tất cả các ống kính Canon EF hiện tại của mình. 

Tôi vẫn thường dùng chiếc Canon 5D Mark II [được coi là một model khá cũ vào thời điểm đó]. Khoảng đầu năm 2016, Canon 5D Mark IV chưa được phát hành. Vì vậy, Sony đã có một bước nhảy vọt so với Canon về công nghệ, cung cấp nhiều giá trị hơn so với khoản đầu tư mua về, và một số tính năng mạnh mẽ khi quay video tại thời điểm đó. Vì vậy, model này đã thu hút tôi.

Sang năm 2018, tôi sẽ thực hiện dự án quay phim bằng Sony trong 2 năm, bây giờ tôi cũng đang chụp hình với một chiếc Canon 5D Mark IV, body chính thường xuyên sử dụng, nó cung cấp một số chức năng mà chiếc 5D Mark II không có và tôi có thể thành thật nói rằng có một số mảng mà tôi cảm thấy máy ảnh Sony vẫn còn thực sự thiếu. 

Đây là 5 lý do chính khiến tôi quay trở lại chụp ảnh với Canon [mặc dù tôi vẫn định sử dụng Sony a6300 như một máy ảnh du lịch]: 

Quay video tự động lấy nét tốt hơn

Canon chắc chắn có khả năng theo dấu autofocus liên tục tốt hơn Sony khi quay phim. Việc đơn giản để lấy nét khi 5D Mark IV đang ở chế độ live view là quan sát và chạm vào chủ thể ở mặt sau của màn hình LCD preview và bạn đã hoàn tất. Sau đó, nó sẽ theo dấu chủ thể chuyển động ở bất cứ nơi nào trong khung. Sony cũng sử dụng các chế độ autofocus tracking theo dấu nhận diện gương mặt, tự động bắt nét liên tục theo mắt, tự động lấy nét center lock, vv… nhưng không cái nào hoạt động mượt mà như của Canon.

Sony cũng kết hợp giữa công nghệ lấy nét tự động Phase Detection [PDAF] và Contrast Detection [CDAF] hoạt động tốt nhưng dường như vẫn không bằng chế độ tự động lấy nét Dual Pixel của Canon khi nói đến độ chính xác trong trường hợp ánh sáng yếu hoặc khi chụp các đối tượng có độ tương phản hạn chế.

 

Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV DSLR

Canon Log 

Canon có chức năng cho quay video bằng cách sử dụng một profile flat picture để tăng dynamic range trên Canon 5D Mark IV. Điều này có nghĩa là các vùng sáng không bị quá chói và chi tiết ở vùng tối không bị mất. Chức năng này được gọi là "Canon Log" hoặc "C-Log" và nó cung cấp dynamic range tổng cộng 14 stop.

Màu sắc tốt hơn

Nói chung, tôi cảm thấy Canon có biểu hiện màu sắc tốt hơn nhiều khi nói về việc tạo màu và cung cấp màu sắc tự nhiên theo cách mà người dùng mong đợi. Tôi đã dành rất nhiều thời gian chỉnh sửa cảnh quay video của Sony. Còn khi quay video với Canon Log, về cơ bản chỉ là một cú click chuột áp preset, tôi nhận được màu sắc ổn hơn nhiều. Điều này không dễ dàng đạt được với Sony. 

Dễ sử dụng

Sony chưa bao giờ được ca ngợi về tính năng dễ sử dụng khi nói đến hệ thống menu phức tạp và khó hiểu của hãng này, nhưng tôi đã cố gắng để làm quen. Mặc dù người dùng có thể học cách làm việc với các thiết lập của Sony nhưng vẫn không dễ như các thiết lập menu của Canon. Dùng Canon tôi thấy làm việc dễ dàng, đơn giản, trực quan và nhanh chóng.

Cảm nhận cầm tay

Một trong những điều quan trọng nhất khiến bạn thấy cảm tình với chiếc máy là ngay khi cầm trên tay. Khi cầm chiếc Canon DSLR, tôi luôn cảm thấy nó thật hoàn hảo với tôi và cảm giác thú vị giúp khơi dậy sự tự tin của bản thân khi đi chụp hình. Theo tôi, đây là điều rất cần thiết để tập trung vào những gì bạn đang chụp, và không bị phân tâm bởi một điều gì đó khiến bạn lúng túng hoặc khó chịu với một chiếc máy ảnh mà bạn không thấy yêu thích. 

Kết luận

Trên đây là những kết luận với chiếc A6300, và sau này là A7 II. Sony đã đạt được nhiều cải tiến với các chức năng quay phim 4K trên A7R III, cho phép tự động lấy nét tốt hơn trong các môi trường sáng yếu, nhưng nó không thay đổi quan điểm chung của tôi đối với máy ảnh Sony vào thời điểm này, vì vẫn còn một số vấn đề tôi đã đề cập mà Sony chưa thể vượt qua được. 

Tựu chung, mọi người đều có cách làm việc riêng và sở thích riêng của họ trong việc chọn lựa thiết bị máy ảnh. Vì vậy, tôi rất hạnh phúc nếu nhiều người thực sự thích chụp hình với Sony và không đồng ý với ý kiến ​​của tôi. Tôi không cố gắng để thay đổi tâm trí của bất cứ ai ở đây hoặc quảng bá cho Canon. Nhưng tôi đã muốn chia sẻ những quan sát và kinh nghiệm của tôi với cộng đồng.

Trong nhiếp ảnh có lẽ không có chuẩn đúng hay sai về quyết định chọn lựa máy, quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái nhất khi chụp hình. Cái này là quan điểm của từng cá nhân đối với việc đưa ra quyết định sử dụng máy ảnh thích hợp nhất đối với mỗi người. Nhưng điều quan trọng nhất là khi gắn bó với một camera trong tay là bạn có một công cụ giúp bản thân cảm thấy chắc chắn, đáng tin cậy và nó đáp ứng được các nhu cầu chụp ảnh của bạn, giúp bạn thao tác dễ dàng và thoải mái. Lúc này, tôi vẫn muốn chọn Canon.

Về tác giả

Marc Schultz là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp về du lịch và thương mại. Anh hay viết blog chia sẻ các trải nghiệm về nhiếp ảnh trong thời gian rảnh của mình. Các ý kiến thể hiện trong bài viết này chỉ là của tác giả. Để đọc thêm các bài viết khác của anh, hãy ghé thăm Blog Nhiếp ảnh Marc Schultz.

Theo Schultz Marc Schultz/Petapixel

Sony là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản hàng đầu thế giới về sản xuất đồ điện tử. Đặc biệt trong lĩnh vực máy ảnh Sony cũng là thương hiệu dẫn đầu về công nghệ, chất lượng và đẳng cấp. Sau đây hãy cùng Hanoigimbal điểm qua top 5 máy ảnh Sony làm “điên đảo” cộng đồng nhiếp ảnh gia cũng như được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay.

Sony A6300 [ra mắt 3/2/2016]

Chiếc camera này là phiên bản kế nhiệm của cái tên huyền thoại Sony A6000 nên thiết kế của nó khá tương đồng với phiên bản cũ. Tuy vậy, thực chất A6300 đã được cải tiến ở rất nhiều điểm, dần dần hoàn thiện những bước tiến của dòng máy ảnh Sony Alpha. Chiếc Sony A6300 này được mệnh danh là “máy ảnh không gương lật lấy nét nhanh nhất thế giới” chỉ trong 0.05s, trong khi đó tốc độ lấy nét của A6000 là 0.06s. Hệ thống AF hỗ trợ đắc lực giúp chiếc camera Sony A6300 chọn đúng vùng lấy nét chính xác và bám sát vị trí đối tượng.. Cùng với đó là 425 điểm tự động lấy nét bao phủ toàn bộ khung hình, một con số lớn hơn nhiều so với Sony A6000 [179 điểm] và Sony A7RII [399 điểm].

Dịch vụ cho thuê máy ảnh Sony A6300

Mặc dù sử hữu hình dáng nhỏ gọn nhưng A6300 lại chứa trong mình khả năng quay phim 4K đỉnh cao, đánh bật hoàn toàn các đối thủ ở cùng phân khúc Canon EOS M5 – chỉ quay được video Full HD. Định dạng quay phim XAVCS cho dữ liệu video đạt 100Mbps, quay phim Slow motion 120fps, quay Full HD 50fps. Video cho ra bởi A6300 vô cùng sắc nét, hiển thị rõ ràng và không bị vỡ chi tiết, ngay cả những hình ảnh nhỏ và phức tạp nhất.

Sony A6400 [ra mắt 15/1/2019]

Sony A6400 là mẫu máy ảnh mirrorless APS-C mới nhất của Sony, ra mắt ngay sau chiếc Sony A6500 và được dự đoán sẽ thay thế hoàn toàn mẫu A6300. Điểm mới mẻ vượt trội ở chiếc A6400 này chính là lấy nét theo mắt người Eye AF. Nguyên tắc làm việc theo cách này độc đáo ở chỗ một khi camera đã nhận diện được khuôn mặt, Sony sẽ tự động focus vào mắt người đó và ghi vào bộ nhớ. Vì vậy cho dù quay ngang, nghiêng hay lắc đầu thì máy ảnh đề có thể bắt nét được khuôn mặt bạn nhờ chức năng Real time Tracking và Real time EyeAF ở phiên bản nâng cấp thế hệ thứ tư này của dòng Sony A6.

Về thiết kế, A6400 không có qúa nhiều khác biệt so với đàn anh A6300, điểm dễ dang nhận thấy nhất đó chính là màn hình LCD 3″ có thể mở xoay 180 độ. Điều này khiến A6400 trở thành một lựa chọn lí tưởng dành cho những Vlogger khi tác nghiệp hay đơn giản là người thích selfie, tự làm video nhật kí.

Một điểm cộng nữa cả Sony A6400 đó là ISO ở mức thấp nhấp là 100 và cao nhất là 32000 và khi mở rộng có thể đạt mức 102400, cho phép máy ảnh tầm trung như thế có thể chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu với chất lượng cực tốt.

Sony A7S II [ra mắt 7/2014]

Với khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng vượt trội, máy ảnh mirrorless Sony A7S II Full-frame nhỏ gọn được gắn với slogan độc đáo “ánh sáng bước ra từ bóng tối”. Thiết kế của A7S II gây ấn tượng với giới nhiếp ảnh hơn bao giờ hết bởi vẻ lịch lãm, sang trọng. Vỏ máy được làm bằng hợp kim Magie cao cấp, hình dáng mỏng nhẹ tinh tế, đường nét sắc cạnh được sắp xếp khoa học giúp người dùng sử dụng thuận tiện nhất.

Dịch vụ cho thuê máy ảnh Sony A7S II

Bên cạnh đó, A7S II còn sở hữu khả năng quay phim đỉnh cao. Không cần tới bộ chuyển đổi hình ảnh cồng kềnh, chiếc camera này có thể qay trực tiếp video 4K sắc nét ghi vào thẻ nhớ định dạng XAVC-S. Với cơ chế ghi lại tất cả các điểm ảnh mà không phải dùng thuật toán gom điểm ảnh [pixel binning], chiếc camera này có thể giúp cameraman ghi lại nhưng chi tiết ảnh sắc nét nhất, tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng những ống kính chất lượng. Ngoài ra bạn cũng có thể quay video Full HD với cơ chế như trên, và lượng hình ảnh được thu thập gấp 5 lần so với một chiếc máy ảnh có khả năng quay tương đương. Ở chiếc A7S II này cũng được Sony lần đầu áp dụng kĩ thuật quay Full HD 120fps ở chất lượng 100Mbps mà không bị crop khung hình như A7S. A7S2 cũng có thể quay Slow-motion và xem lại trực tiếp trên máy ảnh.

Sony A7R II

Thiết kế thanh thoát tinh tế của A7R II rất tương đồng với chiếc A7S II. Đây là chiếc máy ảnh không gương lật Full-Frame có độ phân giải cao nhất cả Sony với 42MP. Mặt sa là màn hình lật LCD 3 inch với độ phân giải 1.228 triệu điểm ảnh, cho hình ảnh màu sắc và chi tiết tốt hơn. Với một chiếc máy ảnh kĩ thuật số, Sony A7R II có độ phân giải lớn nhất từ trước tới giờ 0,78x. Tất cả là nhờ được trang bị ống kính ngắm XGA Oled Tru-Finder với hệ thống quang học 4 ống kính cùng mặt cầu hai bên, giúp bạn có được tầm nhìn cực đẹp khi ngắm ảnh qua kính ngắm và tầm ngắm sắc nét, rõ ràng hơn.

Tích hợp vào máy ảnh là hệ thống chống rung 5 trục SteadyShot giảm rng chấn khi quay chụp bằng tay, giúp bạn có thể sử dụng bất kì ống kính nào mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh. Sony A7R II còn có tốc độ lấy nét cực nhanh với động cơ Hybrid AF 399 điểm với độ phủ 45% khung hình cùng với 25 điểm lấy nét tự động tương phản để cải thiện tốc độ, độ chính xác và theo dõi hiệu xuất của hệ thống. Với A7R II, bạn sẽ có những kết quả hình ảnh tuyệt vời, video quay 4K chất lượng sắc nét, cảm giác cầm máy nhẹ nhàng nhưng chắc chắn và không kém phần sang trọng sẽ là sự lựa chọn tối ưiu cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Sony A7 III [ra mắt 31/03/2018]

Sony A7 III là một trong những camera lọt vào top 5 máy ảnh tốt nhất năm 2018 theo EISA awards. Sony Alpha A7 III một trong những “tuyệt tác” được đánh giá cao nhờ thiết kế cảm biến FullFrame Back-illuminated CMOS 42.4 MP tiên tiến vượt trội. Với thiết kế linh hoạt, A7 III có thể chụp ảnh tĩnh và cả quay video trong nhiều tình huống khác nhau. Hình dáng của nó không có sự thay đổi nhiều so với phiên bản A7R II nhỏ gọn, joystick điều khiển được 5 chiều vô cùng thuận tiện khi sử dụng. Hiệu suất lấy nét đã được tăng lên gấp 2 lần với 399 điểm lấy nét theo pha và 425 điểm lấy nét tương phản. Một tính năng nữa là nhận diện đôi mắt nhanh và nhạy đến 2 lần, tốc độ chụp lên đến 10 ảnh mỗi giây sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm liên tục 76 ảnh định dạng JPEG hoặc 28 ảnh RAW.

Ngay trong thân máy được trang bị bộ chống rung 5 trục, giúp bạn chụp ảnh bằng tay khi không có tripod với chất lượng được đảm bảo sắc nét. Màn hình LCD cảm ứng cũng tạo sự thuận tiện cho quá tình chụp, bạn có thể lấy nét một cách trực tiếp bằng cách chạm vào màn hình cảm ứng và đồng thời điều chỉnh cách thông số hình ảnh một cách trực quan. Cũng giống như đàn anh, máy ảnh Sony A7R Mark III hoàn toàn có thể quay phim 4K nhưng đã được bổ sung thêm Hybrid Log-Gamma để tạo chuẩn HDR, khiến cho chất lượng video ngày càng đạt chuẩn nét như phim điện ảnh. Với những sản phẩm đỉnh cao dần được tung ra thị trường, Sony đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực máy ảnh mirrorless.

Trong số top 5 máy ảnh nổi tiếng nhất nhà Sony theo Hanoigimbal đánh giá, bạn đã từng trải nghiệm cùng chiếc nào rồi? Hãy đóng góp ý kiến đánh giá cùng chúng tôi ở phần bình luận phía dưới. Đừng ngần ngại liên hệ tư vấn với chúng tôi để được tư vấn về dịch vụ cho thuê body với giá cả tốt nhất trên thị trường.

Click vào đây để xem báo giá và thủ tục thuê body

Video liên quan

Chủ Đề