So sánh các hình thức thụ tinh ở động vật

Thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính...

- Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính.

- Hãy cho biết giun đất, giun đũa cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

* Giống: Đều tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu 

Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính 


   - Giun đũa phân tính, thụ tinh trong   - Giun đất lưỡng tính, thụ tinh ngoài

So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật

* Giống nhau:

-Cá thể mới sẽ được tạo ra nhờ quá trình hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội [n] đực và giao tử đơn bội cái nhằm tạo ra một hợp tử lưỡng bội.

-Trải qua 3 giai đoạn chính: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai

-Con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

* Khác nhau:

Sinh sản hữu tính ở động vậtSinh sản hữu tính ở thực vật
Quá trình tạo giao tửGiao tử đực tạo ra ở cơ quan sinh dục đực, giao tử cái tạo ra ở cơ quan sinh dục cái.Hạt phấn [chứa giao tử đực] hình thành trong bao phấn, noãn [chứa giao tử cái] hình thành trong bầu
Quá trình thụ tinhThụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trongThụ tinh kép
Quá trình phát triển phôiDiễn ra trong trứng hoặc trong tử cung của con cái hoặc trong túi của con đực [cá ngựa].Diễn ra trong bầu, vách bầu hình thành vỏ quả để bảo vệ phôi.

Những điểm nổi bật của sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính được hiểu là một quá trình giúp tạo ra sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền có sẵn trong cơ thể của hai sinh vật khác nhau. Quá trình sinh sản hữu tính này diễn ra ở cả sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân mà thường không xảy ra ở thực vật.

Trên thực tế, ở những sinh vật nhân chuẩn đa bào, một cá thể hoàn toàn có thể được tạo ra một lần nữa. Tuy nhiên ngược lại, ở sinh vật nhân sơ, tế bào ban đầu có chứa vật chất di truyền bổ sung hoặc có thể là vật chất di truyền chuyển đổi. Nếu các yếu tố này xảy ra trong một quá trình thì nó được gọi là tái tổ hợp di truyền, vật chất di truyền [DNA] có nguồn gốc xuất phát từ hai cá thể khác nhau sẽ tham gia cùng nhau để xếp thẳng hàng các dãy tương đồng với nhau.

Đồng thời, quá trình này được theo sau bởi sự trao đổi thông tin di truyền giữa các cá thể. Do vậy, sau khi các nhiễm sắc thể tái tổ hợp mới chính thức được hình thành, nó sẽ có chức năng đó chính là truyền lại cho các thế hệ con cháu. Do vậy, khi tìm hiểu quá trình sinh sản này, các bạn sẽ dễ dàng hiểu được sinh sản hữu tính là gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, sinh sản hữu tính là phương pháp sinh sản chính của đa số các sinh vật vĩ mô. Trong đó, sinh sản hữu tính sẽ bao gồm gần như tất cả các loài động vật và thực vật trên trái đất. Do vậy, sự phát triển của quá trình sinh sản hữu tính luôn là một câu hỏi lớn. Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về phương pháp sinh sản này.

Những đặc điểm nổi bật của sinh sản hữu tính

Bạn đang thắc mắc thế nào là sinh sản hữu tính hay sinh sản hữu tính có những đặc điểm gì nổi bật? Để trả lời câu hỏi này, các bạn có thể tham khảo những đặc trưng sau của sinh sản hữu tính:

- Sinh sản hữu tính có quá trình hình thành và hợp nhất giữa hai loại giao tử đó là giao tử đực và giao tử cái

-Diễn ra quá trình trao đổi cũng như tái tổ hợp của 2 bộ gen khác nhau

-Sinh sản hữu tính luôn luôn gắn liền với quá trình giảm phân để tạo giao tử

Ưu điểm vượt trội của sinh sản hữu tính

-Sinh sản hữu tính giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau trước mọi biến đổi của môi trường

-Tạo ra sự đa dạng trong di truyền cũng như cung cấp nguồn vật liệu dồi dào, phong phú cho quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

Ý nghĩa và vai trò của sinh sản hữu tính là gì?

-Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.

-Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.

-Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

-Bên cạnh đó thì sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.

Câu hỏi: Hãy so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật?

Lời giải:

*So sánh sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật:

- Giống nhau:

+ Đây đều là hình thức sinh sản ở động bật

+ Kết quả tạo ra cơ thể mới có bộ NST lưỡng bội 2n

- Khác nhau

1. Sinh sản vô tính:
- Cơ chế : Dựa vào nguyên phân

- Không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái.

- Đặc điểm của cơ thể mới tạo ra : Con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Có 2 hình thức :

+ Sinh sản bằng bào tử

+Sinh sản sinh dưỡng

2. Sinh sản hữu tính :

- Cơ chế : dựa vào giảm phân và thụ tinh

- Có sự hợp nhất các giao tử đực và cái thành hợp tử [2n] và sau đó nhờ nguyên phân phát triển thành cơ thể mới

- Cơ thể tạo ra có thể có đặc điểm sai khác so với bố mẹ gọi là biến dị tổ hợp

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật nhé

A. Sinh sản vô tính ở động vật

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Sinh sản vô tínhlà hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ [phân đôi, nảy chồi, phân mảnh] hoặc từ tế bào trứng [trinh sản] nhờ nguyên phân.

Hình 1: Phân đôi ở trùng roi

Hình 3: Nảy chồi ở thuỷ tức

Cơ sở tế bào học:

Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.

Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

Ưu điểm của sinh sản vô tính:

Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.

Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sông ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

Nhược điểm của sinh sản vô tính:

Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi. có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt

II.CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Hình thức sinh sản

Đặc điểm

Nhóm sinh vật

Phân đôi

Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều. Động vật nguyên sinh, giun dẹp.

Nảy chồi

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới.

Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.

Ruột khoang, bọt biển.
Phân mảnh Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới. Bọt biển.

Trinh sản

[trinh sản]

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội [n].

Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.

Chân khớp như ong, kiến, rệp

III.ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Nuôi mô sống

Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp ® mô tồn tại và phát triển.

Ứng dụng vào hiện tượng nuôi cấy da người để chữa bệnh bỏng cho các bệnh nhân bỏng

Nhân bản vô tính

Chuyển nhân của một tế bào xôma [2n] vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân ® kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới ® đem cấy trở lại vào dạ con.

B. Sinh sản hữu tính ở động vật

I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:

- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

+ Một tế bào sinh trứng [2n] giảm phân tạo ra 1 trứng [n] và 3 thể cực [bị tiêu biến].

+ Một tế bào sinh tinh [2n] giảm phân tạo ra 4 tinh trùng [n].

- Giai đoạn thụ tinh: giao tử đực [tinh trùng] [n] + giao tử cái [trứng] [n]®hợp tử [2n].

- Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới: Hợp tử nguyên phân nhiều lần thành phôi rồi phát triển thành cơ thể con.

III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH

1. Thụ tinh ngoài

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái [ở môi trường nước]

- Đại diện: cá, ếch nhái,...

- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

2. Thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- Đại diện: Bò sát, chim và thú.

- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh snar hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài

- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.

IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON

1. Động vật đẻ trứng và đẻ con

- Động vật đẻ trứng: Côn trùng,Cá, lưỡng cư, bò sát. Trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.

- Động vật đẻ con: tất cả thú [trừ thú Mỏ vịt], phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai.

2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú

- Ở động vật có vú, chất dinh d­ưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.

- Phôi thai đư­ợc bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.

Video liên quan

Chủ Đề