So sánh common law và equity

BÀI lớn SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [77.01 KB, 6 trang ]

Common Law – hệ thống luật án lệ do tòa án hoàng gia Anh ban hành,
được áp dụng thống nhất trên toàn anh quốc. Trong quá trình phát triển đặc
biệt trong mối quan hệ với hệ thống trát, common law ngày càng phức tạp,
cứng nhắc và dẫn đến nhiều bất công trong xét xử, vì vậy mà nhu cầu thực tế
đã nảy sinh ra giải pháp khắc phục những bất công trong xã hội và đó chính
là equity. Vậy thì common law và equity có vai trò và sự đóng góp gì trong sự
hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh? Em đã nghiên cứu, tìm
hiểu và trình bày những hiểu biết của mình để làm rõ vấn đề này như sau:
I. Khái quát chung về common law và equity.
1. Common Law
1.1. Khái niệm.
Common law là thuật ngữ mà nghĩa của nó phụ thuộc vào từng ngữ
cảnh và từng thuật ngữ mà nó đi kèm. Có thể hiểu thuật ngữ này như sau:
- Là hệ thống luật án lệ do tòa án hoàng gia Anh ban hành được áp dụng
thống nhất trên toàn Anh quốc
- Là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra từ các phán
quyết của tòa án và tập quán pháp.
- Luật của Anh tại Anh quốc và tại các thuộc địa của Anh, với nghĩa này,
common law được hiểu rất rộng, bao gồm toàn bộ pháp luật Anh như:
án lệ, luật thành văn, tập quán pháp và công bằng.
- Hàm chỉ toàn bộ những hệ thống pháp luật bắt nguồn từ hệ thống
pháp luật Anh, thừa nhận án lệ là nguồn luật quan trọng nhất.
1.2. Đặc trưng của common law.
- Common law được bắt đầu từ pháp luật tố tụng: “common law” ra đời ở
thế kỉ XIII, trong quá trình xét xử lưu động ở các địa phương trên toàn Anh
quốc của các thẩm phán hoàng gia;
- Sự phân biệt giữa luật công và luật tư bị loại bỏ: Ở Anh, việc phân biệt hai
mảng luật này nhằm xác định thủ tục nào cần áp dụng để giải quyết vụ việc
có lien quan. Mặc dù vậy, sự phân chia hai mảng pháp luật này ở Anh đã dần
bị loại bỏ cách đây vài thế kỉ;
- Pháp luật Anh ít chịu ảnh hưởng của luật La Mã: đế quốc La Mã chiếm đóng


nước Anh không ban cho người dân bản địa hệ thống pháp luật La Mã, mà
chỉ được sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cư dân người La Mã.
2. Equity [luật công bằng].
2.1. Khái niệm.
Equity là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lý phát triển song
song với common law được văn phòng đại pháp sử dụng trong hoạt động,
nhằm sửa chữa, bổ sung, khắc phục những bất cập của quy phạm common
law.
1
2.2. Đặc trưng.
- Equity được áp dụng theo quy tăc: equity tôn trọng pháp luật;
- Thẩm phán equity hành động bằng cách ra lệnh cho bị đơn: cấm không
được xử sự theo cách này hay cách khác, và áp đặt cho bị đơn một cách xử sự
phù hợp với đòi hỏi của đạo đức và lương tâm;
- Các giải pháp của equity thường rất mềm dẻo, mang tính tùy ý;
- Thủ tục của Tòa án equity: không cần sự tham gia của bồi thẩm đoàn, xem
xét vấn đề trên hồ sơ, và thẩm vấn;
- Equity được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: bồi thường thiệt hại khi không
thực hiện hợp đồng, trust, hoặc trong thủ tục xử án.
II. Vai trò và sự đóng góp của common law trong sự hình thành và phát
triển của hệ thống pháp luật Anh.
Common law không được tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các
bản luận về luật của các học giả pháp lý mà được tìm thấy trong các phán
quyết của thẩm phán, ghi nhận lại kết quả giải quyết các vụ việc có thật trong
thực tế. Từ khi common law hình thành, người Anh đã cho rằng luật do thẩm
phán làm ra không chỉ là nguồn luật duy nhất mà còn là nguồn luật quan
trọng ở Anh.
Những thành tựu mà common law đạt được thể hiện ở sự trụ vững của
common law dưới sự tác động của luật La Mã. Do sự hình thành sớm hơn so
với nhiều hệ thống pháp luật ở châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh đã


phát triển một cách tập trung và tiếp đó đã được hiện đại hóa; những tài liệu
cần thiết cho việc tiếp nhận luật La Mã một cách có hệ thống hầu như không
du nhập vào Anh và khi luật La Mã ảnh hưởng ra khắp châu Âu và tới cả
Scotland, hệ thống pháp luật của Anh đã được hình thành theo con đường
riêng của mình, không dễ gì thay đổi.
Là “luật chung” áp dụng cho toàn bộ nước Anh, thay thế cho luật địa
phương. Common law – nguồn pháp luật giữ vị trí trung tâm trong họ pháp
luật án lệ, là nền tảng dựa vào đó pháp luật của Anh đã hình thành và phát
triển. Common law được xem như là việc luận ra hay bộc lộ pháp luật thông
qua các phán quyết của tòa án Hoàng gia. Các phán quyết của tòa án cấp trên
có giá trị rằng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ án hiện tại.
Có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án ở các nước trong hệ
thống pháp luật Anh.
Sự hiện có của án lệ xét xử về mặt thực tế đặt quyền lực lập pháp,
quyền lực tư pháp vài một hàng và từng quyền lực trong các quyền lực đó
đều có thẩm quyền ban hành các văn bản khác là nguồn của pháp luật.
Common law đã phát huy được nhiều yếu tố tích cực, đặc biệt là thống
nhất được cách áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử của tòa án trong
2
phạm vi cả nước. Án lệ xét xử là một hiện tượng thú vị bảo đảm tính hiệu quả
[nhanh chóng đưa ra quyết định trên cơ sở vụ việc tương tự đã được xem xét
trước đây], tính dự báo [cho phép hoặc thu hẹp số lượng các vụ việc đang
được xem xét hoặc soạn thảo trong sự phù hợp với các án lệ đã có trước đây]
và tính thống nhất của thực tiễn xét xử [chỉ có một cách tiếp cận đối với các
vụ việc tương tự là cách tiếp cận dựa trên cơ sở án lệ].
Common law được sinh ra trong quá trình các Tòa án Hoàng gia giải
quyết các vụ án cụ thể, do đó chúng ít trừu tượng hơn và tính toán cho việc
giải quyết các tranh chấp cụ thể, các quy phạm của pháp luật do các thẩm
phán xây dựng trong khi đưa ra các quyết định về các vụ việc cụ thể, thẩm
phán thuộc dòng họ common law chỉ việc “đo thử” vụ việc cụ thể với các án lệ


xét xử giống nhau đang hiện có. Hệ thống pháp luật Anh không có những bộ
luật chứa đựng toàn bộ các quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật
đôi khi được giải thích thông qua án lệ.
Đặc điểm quan trọng nhất của common law là hệ thống trát – hình
thức khởi kiện, có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của
common law. Trát là văn bản hành chính dưới dạng một bức thư, được chứng
thực bằng việc đóng dấu trên trát, được dung vào mục đích hành chính và tư
pháp. Từ hệ thống trát truyền thống các luật gia Anh đã phân chia các ngành
luật như: luật hình sự, luật hợp đồng, luật thương mại,…
Thế kỷ XVIII, Common law được coi như biểu hiện của sự đoàn kết giữ
những người Anh ở Bắc Mỹ, để đối mặt với mối đe dọa từ vùng Louisiana và
vùng Canada thuộc Pháp.
III. Vai trò và sự đóng góp của equity trong sự hình thành và phát
triển của hệ thống pháp luật Anh.
Sự kết hợp của hệ thống trát và nguyên tắc stare decisiscó nghĩa là
tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp
luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới
chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra
được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá
khứ. Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ làm cho common law trở nên phức
tạp, cứng nhắc, dẫn đến bất công trong xét xử, cản trở nghiệm trọng đến sự
phát triển của common law, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn
đủ tự do để phát triển các quy phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem
đến tòa nữa.khi tình tiết vụ việc khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng
tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ không có khả năng sáng tại ra tiền lệ mới vì bị
bó buộc trong khuôn khổ của học thuyết tiền lệ pháp. Để khắc phục những
bất cập này equity đã ra đời, được văn phòng đại pháp quan khai thác để giải
quyết các vụ việc không được giải quyết hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng
bởi tòa án hoàng gia. Sự ra đời của equity nhằm sửa đổi, bổ sung cho
3


common law, để hoàn tất common law chứ không nhằm mục đích thay thế
common law.
Tòa án equity can thiệp vì “sự công bằng”, mà không thay đổi quy phạm
pháp luật được tòa án common law áp dụng, trong trường hợp có sự xung
đột giữa common law và equity thì equity được ưu tiên áp dụng. Thẩm phán
equity chỉ can thiệp nếu hành động của bi đơn bị coi là trái lương tâm, đồng
thời nguyên đơn có tư cách đạo đức tốt, có “bàn tay sạch”; thông qua việc ra
lệnh cho bị đơn: cấm không được xử sự theo cách này hay cách khác, và áp
đặt một các xử sự cho bị đơn phù hợp với đòi hỏi của đạo đức và lương tâm.
Thủ tục của tòa án equity đơn giản hơn so với tòa án common law, equity
được áp dụng khi không có trát nào điều chỉnh vụ việc, trong nhiều lĩnh vực:
bồi thường thiệt hại khi không thực hiện hợp đồng, trust, hoặc trong thủ tục
xử án.
Đóng góp quan trọng nhất của luật công bình đối với sự phát triển của
pháp luật Anh là việc tạo ra chế định “ủy thác” [trust]; với bản chất là yêu cầu
bên ủy thác thực hiện cam kết của mình. Chế định này ra đời ở Anh từ thế kỉ
thứ XII đến thế kỉ XIII, khi người sử dụng đất ở Anh cò phải tuân thủ hàng
loạt những nghĩa vụ do Nhà nước phong kiến áp đặt như nghĩa vụ nộp tô
trong quá trình sử dụng đất đai và nghĩa vụ nộp thuế khi tài sản thừa kế là
đất đai…chế định này coi như một phương tiện để tránh các loại thuế và
nghĩa vụ. Chủ sử dụng đất thường tìm người thay mặt mình quản lí và sử
dụng đất khi mình đi vắng một thời gian dài bằng cách sang tên mảnh đất
của mình cho người thân hoặc người thân của mình, với điều kiện: phần đất
đó phải được trả lại cho người ủy thác khi anh ta trở về hoặc cho con cái của
người ủy thác khi chúng đến tuổi trưởng thành; và trong suốt thời gia quản
lý bên được ủy thác phải chi trả bên ủy thác hoặc bên thụ hưởng một phần
hoa lợi từ đất. Tuy nhiên trên thực tiễn, bên được ủy thác thường có xu
hướng không thực hiện những điều cam kết. Đại pháp quan đã giải quyết các
vụ việc này bằng việc ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo
đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện cam


kết của mình từ thời điểm hợp đồng được thiết lập; những phán quyết này
thường kèm theo những hình phạt đối với cá nhân người được ủy thác nếu
không chịu thi hành án. Dần dần các nguyên tắc giải quyết các vụ việc trên
ngày càng được hoàn thiện và xây dựng lên quy phạm pháp luật chi tiết. Các
quy phạm ủy thác này đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực quan hệ xã
hội; đây được coi là chế định pháp luật điển hình của dòng họ common law.
Việc áp dụng chế định trust có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ lợi ích vật chất
của ngươi không có năng lực pháp luật; trong các mối quan hệ trong pháp
nhân, và giao dịch thương mại; trong việc giải quyết vấn đề thừa kế.
IV. Kết luận.
4
Trong quá trình lĩnh vực pháp luật, cả common law và equity đều bộc
lộ những khuyết điểm của mình, cùng với đó là những yếu kém trong hoạt
của các tòa án đã dẫn đến cuộc cải tổ hệ thống pháp luật Anh vào cuối thế kỉ
XIX. Trong đó có việc hợp nhất common law và equity, thống nhất việc áp
dụng các quy phạm và các nguyên tắc pháp lý của Anh quốc. Mặc dù common
law và equity có nhiều thay đổi theo thời gian, nhưng chúng vẫn được xem là
cơ sở tạo nên những đặc điểm cơ bản khác biệt của hệ thống pháp luật Anh
so với các hệ thống pháp luật khác.
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2008.
2. Michael Bogdan, Luật so sánh [bản tiếng Việt], Nxb. Kluwer, Norstedts
Juridik, Tano, 2002.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật so sánh, 2003.
4. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2002.
6

Nội dung So sánh equity law và common law

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu So sánh equity law và common law để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 3 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview So sánh equity law và common law

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Hạn chế của common law và sự thay thế của equity

  • doc
  • 4 trang

Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ
mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity.
I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa
án Hoàng gia.
1. Sự cứng nhắc của Common Law.
Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ
của mình, là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp
luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc chung đã
được thỏa thuận giữa các thẩm phán. Nhưng, đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền lệ
pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh.
Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các
vụ việc tại thời điểm hiện tại, phải căn cứ những phán quyết, những quy định trong quá
khứ, trong đó có án lệ. Án lệ là đường lối áp dụng pháp luật của tòa án về một vấn đề
pháp lý, đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó xét xử trong các trường
hợp tương tự. Với những nước theo hệ thống Civil Law, án lệ được xem như một cách
giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật, không mang tính ràng
buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên
sửa án rất cao. Với những nước theo hệ thống Common Law, án lệ có giá trị như luật,
là căn cứ để tòa giải quyết án. Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời từ
khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết
trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ.
Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí
do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử
các vụ việc trong quá khứ.
Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Common Law trở lên cứng
nhắc, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các quy
phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem đến tòa nữa. Khi tình tiết vụ việc khác đi
thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng không có khả
năng sáng tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của học thuyết tiền lệ
pháp.
2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia
Common Law phát triển gắn liền với hoạt động của Tòa án Hoàng gia, chính Tòa
án Hoàng gia đã sản sinh ra Common Law với nghĩa là luật chung áp dụng thống nhất
trên toàn nước Anh. Vì nó ra đời do hoạt động xét xử của nước Anh cho nên thủ tục tố
1

tụng mà Tòa án Hoàng gia sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
Common Law.
Bản thân Common Law được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt
trong mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành
do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí
nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát
tương ứng , vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần
giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng
gia thụ lí và giải quyết. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối
mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi
đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Nếu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những
vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện; hoặc nếu bên nguyên
giành được trát nhưng trát đó không phù hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên
cũng bị tòa bác đơn.
Mặt khác, từ cuối thế kỉ XIV, trong hoạt động xét xử ở Anh còn xuất hiện tệ nạn
hối lộ nhân chứng để bịp bợm trước tòa làm cho bên nguyên bị thua kiện một cách phi
lí.
Bởi những lí do kể trên, bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm
khiến sự trợ giúp đặc biệt. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan của mình để giải
quyết những đơn kiện loại này và vì vậy Văn phòng đại pháp quan đã dần phát triển
thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ việc, cùng
với thời gian, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy
phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa “equity”.
II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law.
Equity ra đời đã khắc phục được những bất cập của Common Law, giúp giải
quyết được các vụ việc không được giải quyết hoặc chưa được giải quyết tại Tòa án
Hoàng gia. Với Equity, những vụ khiếu kiện đều được giải quyết bởi vì:
*Thứ nhất, trong quá trình xét xử tại tòa, Đại pháp quan không áp dụng các án lệ của
Tòa án Hoàng gia, luật Đại pháp quan sử dụng là dựa vào lẽ phải. Nói đến lẽ phải tức
là phải có người đúng, người sai rõ ràng nên các vụ việc đưa ra bao giờ cũng được giải
quyết.
*Thứ hai, khác với Tòa án Hoàng gia, Tòa đại pháp mở đầu quá trình tố tụng không
phải bằng trát mà bằng đơn thỉnh cầu, không có mẫu in sẵn, viết bằng thứ tiếng Pháp
dùng ở Anh thời trung cổ. Người thỉnh cầu nêu rõ lí do khiếu nại và khẩn cầu sự trợ
2

giúp. Đơn thỉnh cầu phải được gửi kèm theo vật làm tin mới có thể khởi kiện. Với đơn
viết tay như thế, mọi oan ức của người dân có thể nhờ công lí mà được giải quyết,
tránh được tình trạng như việc sử dụng hệ thống trát trong Tòa án Hoàng gia.
*Thứ ba, tại Tòa đại pháp, Đại pháp quan xét xử dựa vào nội dung vụ việc và quyền
lợi của các bên tranh chấp, còn tại Tòa án Hoàng gia thì lại rất coi trọng chứng cứ.
Trong quá trình xét xử, Đại pháp quan tiến hành thẩm vấn nhằm phát hiện tình trạng
lương tâm của bị đơn để gột rửa lương tâm cho bị đơn khi cần thiết. Bên bị sẽ phải trả
lời những câu hỏi trên cơ sở tuyên thệ do Đại pháp quan đưa ra. Những câu hỏi thông
minh của Đại pháp quan buộc bị đơn tự khai ra các tình tiết của vụ việc, trên cơ sở đó
có thể khép bị đơn vào một tội, một lỗi nào đó. Đây là thủ tục tố tụng đặc biệt không
hề được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia ở cùng thời.
*Thứ tư, giải pháp được đưa ra bởi Tòa đại pháp rất khác so với giải pháp đưa ra bởi
Tòa án Hoàng gia. Đại pháp quan có thể phát lệnh dưới hình thức tuyên bố quyền của
bên nguyên hoặc dưới dạng lệnh buộc bên bị [bên có hành vi gây tổn hại] phải thực
hiện hành vi nào đó hoặc cấm bên bị thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên
nguyên. Trong khi đó, Tòa án Hoàng gia chỉ có thể ra phán quyết buộc bên bị có hành
vi gây thiệt hại cho bên nguyên phải bồi thường thiệt hại. Từ thực tế này có thể thấy
Tòa đại pháp có quyền lực lớn hơn Tòa án Hoàng gia.
Đóng góp lớn nhất của Equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy
thác. Theo nguyên tắc của Common Law, đối với việc ủy thác đất đai, sau khi đã sang
tên đất, người ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đã ủy thác,
mà phần đất đó đất thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của người được ủy thác; quyền
sử dụng đất của người được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức chứ không
bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật. Nên khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án Hoàng gia
chưa bao giờ giải quyết được. Nhưng tại Tòa đại pháp, trước những vụ việc này Đại
pháp quan cho rằng việc người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy
thác là bất công, trái với giáo lí và lương tâm; rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh
đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho người ủy thác khi có yêu cầu.
Vì vậy, Đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo
đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết
của mình.
Như vậy, trước nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia, Common Law
tỏ ra bất lực, là một nguyên nhân làm Equity ra đời. Sự hình thành và phát triển của
3

Equity nhằm sửa đổi và bổ sung cho Common Law, hoàn tất Common Law chứ không
nhằm mục đích thay thế Common Law.

MỤC LỤC
Lời mở đầu.
I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Hoàng gia.
1. Sự cứng nhắc của Common Law.
2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia.
II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law.
Kết luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008;
2. Michael Bogdan, Luật so sánh, Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002;
3. Nông Quốc Bình, “Tìm hiểu về Common Law”, Tạp chí luật học số 4/1998.

4

Tải về bản full

Sự hạn chế của Common Law và sự thay thế của EquityTừ thế kỉ XV, Common Law

Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity. I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia. 1. Sự cứng nhắc của Common Law. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • luật học
  • tài liệu học luật
  • lý thuyết luật
  • giáo trình ngành luật
  • bài giảng ngành luật

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Sự hạn chế của Common Law và sự thay thế của Equity Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity. I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia. 1. Sự cứng nhắc của Common Law. Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ của mình, là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc chung đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán. Nhưng, đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh.
  2. Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc tại thời điểm hiện tại, phải căn cứ những phán quyết, những quy định trong quá khứ, trong đó có án lệ. Án lệ là đường lối áp dụng pháp luật của tòa án về một vấn đề pháp lý, đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó xét xử trong các trường hợp tương tự. Với những nước theo hệ thống Civil Law, án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao. Với những nước theo hệ thống Common Law, án lệ có giá trị nh ư luật, là căn cứ để tòa giải quyết án. Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đ ã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp l àm cho Common Law trở lên cứng nhắc, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các quy phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem đến tòa nữa. Khi tình tiết vụ việc khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng không có khả năng sáng tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của học thuyết tiền lệ pháp.
  3. 2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia Common Law phát triển gắn liền với hoạt động của Tòa án Hoàng gia, chính Tòa án Hoàng gia đã sản sinh ra Common Law với nghĩa là luật chung áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh. Vì nó ra đời do hoạt động xét xử của nước Anh cho nên thủ tục tố tụng mà Tòa án Hoàng gia sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của Common Law. Bản thân Common Law được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ với hệ thống trát. Trát đ ược sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tương ứng , vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lí và giải quyết. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng th ường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Nếu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện; hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn.
  4. Mặt khác, từ cuối thế kỉ XIV, trong hoạt động xét xử ở Anh còn xuất hiện tệ nạn hối lộ nhân chứng để bịp bợm tr ước tòa làm cho bên nguyên bị thua kiện một cách phi lí. Bởi những lí do kể trên, bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan của mình để giải quyết những đơn kiện loại này và vì vậy Văn phòng đại pháp quan đã dần phát triển thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ việc, cùng với thời gian, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa “equity”. II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law. Equity ra đời đã khắc phục được những bất cập của Common Law, giúp giải quyết được các vụ việc không được giải quyết hoặc chưa được giải quyết tại Tòa án Hoàng gia. Với Equity, những vụ khiếu kiện đều được giải quyết bởi vì: Thứ nhất, trong quá trình xét xử tại tòa, Đại pháp quan không áp dụng  các án lệ của Tòa án Hoàng gia, luật Đại pháp quan sử dụng là dựa vào lẽ phải. Nói đến lẽ phải tức là phải có người đúng, người sai rõ ràng nên các vụ việc đưa ra bao giờ cũng được giải quyết. Thứ hai, khác với Tòa án Hoàng gia, Tòa đại pháp mở đầu quá trình tố  tụng không phải bằng trát mà bằng đơn thỉnh cầu, không có mẫu in sẵn, viết
  5. bằng thứ tiếng Pháp d ùng ở Anh thời trung cổ. Người thỉnh cầu nêu rõ lí do khiếu nại và khẩn cầu sự trợ giúp. Đơn thỉnh cầu phải được gửi kèm theo vật làm tin mới có thể khởi kiện. Với đơn viết tay như thế, mọi oan ức của người dân có thể nhờ công lí mà được giải quyết, tránh được tình trạng như việc sử dụng hệ thống trát trong Tòa án Hoàng gia. Thứ ba, tại Tòa đại pháp, Đại pháp quan xét xử dựa vào nội dung vụ  việc và quyền lợi của các bên tranh chấp, còn tại Tòa án Hoàng gia thì lại rất coi trọng chứng cứ. Trong quá trình xét xử, Đại pháp quan tiến hành thẩm vấn nhằm phát hiện tình trạng lương tâm của bị đơn để gột rửa lương tâm cho bị đơn khi cần thiết. Bên bị sẽ phải trả lời những câu hỏi trên cơ sở tuyên thệ do Đại pháp quan đưa ra. Những câu hỏi thông minh của Đại pháp quan buộc bị đơn tự khai ra các tình tiết của vụ việc, trên cơ sở đó có thể khép bị đơn vào một tội, một lỗi nào đó. Đây là thủ tục tố tụng đặc biệt không hề được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia ở cùng thời. Thứ tư, giải pháp được đưa ra bởi Tòa đại pháp rất khác so với giải  pháp đưa ra bởi Tòa án Hoàng gia. Đại pháp quan có thể phát lệnh d ưới hình thức tuyên bố quyền của bên nguyên hoặc dưới dạng lệnh buộc bên bị [bên có hành vi gây tổn hại] phải thực hiện hành vi nào đó hoặc cấm bên bị thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên. Trong khi đó, Tòa án Hoàng gia chỉ có thể ra phán quyết buộc b ên bị có hành vi gây thiệt hại
  6. cho bên nguyên phải bồi thường thiệt hại. Từ thực tế này có thể thấy Tòa đại pháp có quyền lực lớn hơn Tòa án Hoàng gia. Đóng góp lớn nhất của Equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác. Theo nguyên tắc của Common Law, đối với việc ủy thác đất đai, sau khi đã sang tên đất, người ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đã ủy thác, mà phần đất đó đất thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của ng ười được ủy thác; quyền sử dụng đất của người được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật. Nên khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án Hoàng gia chưa bao giờ giải quyết được. Nhưng tại Tòa đại pháp, trước những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng việc người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công, trái với giáo lí và lương tâm; rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho người ủy thác khi có yêu cầu. Vì vậy, Đại pháp quan thường ra phán quyết c ưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết của mình. Như vậy, trước nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia, Common Law tỏ ra bất lực, là một nguyên nhân làm Equity ra đời. Sự hình thành và phát triển của Equity nhằm sửa đổi và bổ sung cho Common Law, hoàn tất Common Law chứ không nhằm mục đích thay thế Common Law.
  7. MỤC LỤC Lời mở đầu. I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia. 1. Sự cứng nhắc của Common Law. 2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia. II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 2. Michael Bogdan, Luật so sánh, Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002; 3. Nông Quốc Bình, “Tìm hiểu về Common Law”, Tạp chí luật học số 4/1998.

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
    • 1.1 Hạn chế của Thông luật
    • 1.2 Hệ thống Trát
    • 1.3 Hình thành
  • 2 Đặc trưng
  • 3 Khẳng định
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Hạn chế của Thông luậtSửa đổi

Giai đoạn thế kỷ XVI và XVII ở Anh, lúc này tình hình kinh tế xã hội phát triển, tự do kinh tế, tự do mậu dịch được phát triển, nhiều tranh chấp mới phát sinh giữa các thương nhân nhưng các Tòa án hoàng gia không thể giải quyết thấu đáo các tranh chấp này, mặt khác các quy định của thông luật không phù hợp để điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh dẫn đến thông luật rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Thông luật đã phát huy tác dụng, là một luật rất mềm dẻo vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc chung đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán.

Bài chi tiết: Tiền lệ pháp

Đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh. Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc tại thời điểm hiện tại, phải căn cứ những phán quyết, những quy định trong quá khứ, trong đó có án lệ.

Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là "stare decisis" [Tiền lệ phải được tôn trọng] có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ.

Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Thông luật [Common Law] trở lên cứng nhắc, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các quy phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem đến tòa nữa. Khi tình tiết vụ việc khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng không có khả năng sáng tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của học thuyết tiền lệ pháp.

Hệ thống TrátSửa đổi

Bài chi tiết: Trát

Về mặt thủ tục, bản thân Thông luật được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lý nhằm giải quyết những oan khuất của mình.

Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tương ứng, vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lý và giải quyết. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện.

Nếu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện, hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn.

Hình thànhSửa đổi

Do sự cứng nhắc của Thông luật, đặc biệt trong thủ tục xét xử, bên nguyên đơn trong vụ việc tranh chấp thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt mang tính chất phúc thẩm. Nhiều người khởi kiện không thỏa mãn với phán quyết của các Tòa án hoàng gia mà làm đơn thỉnh cầu lên nhà vua. Họ coi nhà vua là người có quyền lực tối cao và là biểu tượng của Công lý, lẽ công bằng. Lẽ tất nhiên, nhà vua không thể tự mình giải quyết, phân xử hết tất cả những thỉnh cầu của thần dân ông ta mà những thỉnh cầu này gửi lên càng ngày càng nhiều, tranh chấp càng ngày càng đa dạng, phức tạp, chưa kể là có những đơn thỉnh cầu, những tranh chấp vặt vãnh.

Vua thường thông qua viên Đại Chưởng ấn hay còn gọi là Đại Pháp quan hoặc Ngài Đổng lý Văn phòng [Lord Chancellor] là một công chức của Tòa án đồng thời hầu cận của mình đóng vai trò như một pháp quan để giải quyết những đơn kiện loại này. Dân dần nhà vua giao cho Đại chưởng ấn giải quyết luôn những vụ việc và giao quyền cho ông ta. Điều này dẫn đến hệ lụy là Văn phòng đại pháp quan đã dần phát triển thành Tòa đại pháp.[3][4]

Trong quá trình giải quyết, Đại chưởng ấn đưa ra những giải pháp pháp lý rất phù hợp, hiệu quả vì thường viện dẫn vào "công lý, lẽ phải và tình yêu thương của Chúa trời" dẫn đến số lượng đơn thỉnh cầu tăng lên, khối lượng công việc ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một nhân sự và hệ thống thể chế, thiết chế tương đương vì vậy vua ra quyết định thành lập tòa án công bằng.

Đầu thế kỷ 16, các quyết định của Tòa công bằng hình thành một hệ thống các quy định pháp lý và Trong quá trình sử dụng công lý để giải quyết các vụ việc, cùng với thời gian, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa "equity" hay Luật Công bình và hình thành một hệ thống pháp luật thứ hai gọi là luật công bằng. Học thuyết về Luật công bình [Equity law] mang nhiều yếu tố của Luật La Mã vì các Đại Chưởng ấn thường là các mục sư bị ảnh hưởng của Luật Giáo hội [cannon law]- một loại luật có cơ sở gần gũi với luật La Mã.[3]

Video liên quan

Chủ Đề