So sánh hộ gia đình và tổ hợp tác

ộ luật dân sự 2005 và văn bản hướng dẫn [đặc biệt là Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác...]; Luật hợp tác xã năm 2003 và văn bản hướng dẫn...; Luật doanh nghiệp 2005 và văn bản hướng dẫn và để hiểu sâu thêm thì cần tìm hiểu cả Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và văn bản hướng dẫn [ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa khái niệm gia đình và khái niệm hộ gia đình...]. Dưới đây tôi sẽ làm rõ các khái niệm đó. Trước tiên cần lưu ý rằng, Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng đối tượng điều chỉnh - điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự [tiêu dùng cá nhân, gia đình...], lao động, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình. Chủ thể của các quan hệ dân sự chính là các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Cá nhân là các cá thể người [thể nhân] được quy định từ Điều 14 đến Điều 23 và các điều khoản khác của Bộ luật dân sự năm 2005. Pháp nhân là khái niệm chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật mà chỉ được nêu ra các điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân tại Điều 84 của Bộ luật dân sự: "Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập". Các vấn đề khác về pháp nhân được quy định từ Điều 85 đến Điều 105 của Bộ luật dân sự. Tổ chức khác là chủ thể của pháp luật dân sự như Hộ gia đình, tổ hợp tác,... Như vậy đây là hai chủ thể của pháp luật dân sự. Khái niệm hộ gia đình chưa được một văn bản pháp luật nào định nghĩa một cách trực tiếp, tuy vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm này qua Điều 106 của BLDS “hộ gia đình là các thành viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia QHPLDS thuộc lĩnh vực này”. Pháp luật coi hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ dân sự, tuy vậy về mặt lý luận và thực tiễn còn rất nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ về chủ thể này... Tương tự hộ gia đình, khái niệm tổ hợp tác không được một văn bản pháp luật nào định nghĩa một cách trực tiếp, chúng ta chỉ có thể hiểu gián tiếp qua Khoản 1 Điều 111 Bộ luật dân sự và Điều 1 Nghị định số 151/2007/NĐ-CP “tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, của 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền"... Việc ghi nhận tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ dân sự là một đặc thù ở Việt Nam [vì có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ chủ thể này] xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội quy định. Các vấn đề khác về tổ hợp tác được quy định từ Điều 112 đến Điều 120 Bộ luật dân sự và chi tiết tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP... Nếu như cá nhân và pháp nhân là những chủ thể phổ biết của quan hệ dân sự thì hộ gia đình và tổ hợp tác là những chủ thể hạn chế, vì chỉ tham gia một số quan hệ dân sự nhất định. Ví dụ hộ gia đình chỉ tham gia vào các quan hệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định... Khái niệm hợp tác xã được định nghĩa trực tiếp tại Điều 1 Luật hợp tác xã năm 2003 [hiệu lực từ 1/7/2004]: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân [sau đây gọi chung là xã viên] có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Hợp tác xã chính là một hình thức kinh tế tập thể quan trong, góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các vấn đề khác về hợp tác xã đã được quy định chi tiết trong luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn… Khái niệm doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa tại Điều 141 luật doanh nghiệp 2005 như sau: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân [vì không thỏa mãn đủ các điều kiện trong Điều 84 Bộ luật dân sự đã trích dẫn ở trên. Tuy vậy doanh nghiệp tư nhân vẫn là một tổ chức kinh tế và là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự [theo nghĩa rộng…]. Qua các định nghĩa trên chắc bạn đã thấy: rõ ràng hợp tác xã và tổ hợp tác là hai chủ thể mang bản chất pháp lý khác nhau. Giữa hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân cũng có rất nhiều điểm khác nhau… sẽ trao đổi tiếp trong bài viết sau….

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

ĐN: Kiệt 546 [H5/1/8], Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

[024] 665.65.366 | 0967.591.128

  • Top 24 Dịch Vụ Suất Ăn Công Nghiệp TP HCM Không Nên Bỏ Qua

  • Hướng dẫn các trình tự giải thể Hợp tác xã

So sánh giữa hộ kinh doanh và tổ hợp tác

giúp em trả lời câu này với ạ... em cảm ơn ! So sánh khác và giống nhau của hộ kinh doanh và tổ hợp tác

Hộ kinh doanh và tổ hợp tác chỉ giống nhau ở chỗ đều không có tư cánh pháp nhân, được thành lập từ một nhóm người là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Giữa hành loại hình này có khác nhau rõ rệt, ta có thể dễ dàng phân biệt dự trên các tiêu chí sau.

Các nội dung liên quan:

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Tổ hợp tác

Căn cứ

Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Bộ luật dân sự 2015

Định nghĩa

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh“. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Đặc điểm

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia đinh nhân danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện theo nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Điểm đặc biệt lưu ý đó là trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải chuyển loại hình đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

 

Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

Tài sản

Toàn bộ tài sản của thành viên 1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản của tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận.

3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

Quyết định

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

+ Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ [như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân].

+ Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

1. Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra.

Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác.

Trách nhiệm

Cá nhân, nhóm người hoặc các thanh viên như trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh [trách nhiệm vô hạn]. Hay nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

Phạm vi hoạt động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Tổ hợp tác cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Các tìm kiếm liên quan đến Phân biệt hộ kinh doanh và tổ hợp tác, so sánh tổ hợp tác và hợp tác xã, so sánh hộ gia đình và tổ hợp tác, tổ hợp tác trong bộ luật dân sự 2015, điểm khác nhau giữa hợp tác xã và tổ hợp tác, tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không, tại sao hộ gia đình và tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, so sánh sự khác nhau giữa kinh tế hộ và tổ hợp tác, ví dụ về tổ hợp tác

Video liên quan

Chủ Đề