Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bài ca dao trên

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều

[Câu hỏi 2, SGK] Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

Phương pháp giải:

Đọc bài ca dao trong SGK và nêu tác dụng của biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Ba bài ca dao đầu sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Ở bài ca dao thứ hai, so sánh con người "có cố", "có ông" với việc "cây có cội", "sông có nguồn” cho thấy sự hiển nhiên của việc con người có gốc nguồn, tiên tổ sinh thành, được thế hệ đi trước trao truyền cả sự sống và kế thừa tất cả những truyền thống tốt đẹp của ông cha. Mặt khác, so sánh hàm chứa sự nhắn nhủ về lòng biết ơn, kính nhớ tổ tiên, về bài học “uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cây đơm hoa kết trái sum suê là nhờ gốc rễ bền vững, nhờ nguồn mà sông ăm ắp dâng đầy không bao giờ vơi cạn.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 20 Ngữ văn 6 Cánh diều

Tìm và giới thiệu một bài viết về hình ảnh người mẹ trong ca dao để hiểu sâu hơn các bài ca dao về tình cảm gia đình đã học.

Phương pháp giải:

Tìm đọc trong sách, báo và trên internet

Lời giải chi tiết:

Một bài viết về người mẹ trong ca dao:

Công ơn trời bể của người mẹ từ xa xưa đã được ông cha ta đúc kết thành những lời ca dao ngọt ngào, thân thương nhất, để mỗi một người con đều biết kính yêu và nhớ đến công ơn to lớn của người mẹ. Người mẹ đã phải trải qua không biết bao nhiêu đau đớn của những ngày tháng mang nặng đẻ đau và chịu nhiều hi sinh để nuôi nấng, dạy dỗ cho mỗi đứa con nên người. Có lẽ, trên thế gian này không có tình yêu nào đẹp như tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Tình yêu ấy cao cả, vị tha, bao dung và hiền từ tỏa ngời ánh sáng ấm áp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.

Ai đó đã từng lớn lên trong gia đình nghèo khổ, thiếu thốn, chứng kiến cảnh ngoài trời mưa cứ tuông từng cơn mưa xối xả, mà bên trong căn nhà những hạt mưa cũng buốt giá tuông xuống bên chiếc giường tre nhỏ bé, vậy mà, một bên nước giọt mẹ nằm, còn bên khô hơn mẹ nhường cho con yêu của mẹ, chắc hẳn sẽ thấu hiểu và cảm động đến rơi nước mắt trước tình mẫu tử thiêng liêng vô cùng, đó cũng là lời ngợi ca công đức của người mẹ trong câu ca dao: “Nuôi con chẳng quản chi thân/ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”. Người xưa thường mượn hình ảnh của thiên nhiên để so sánh với công lao to lớn của người mẹ như: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hay “Công cha nghĩa mẹ cao vời/ Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta”. Tình mẹ thiêng liêng và cao cả không chỉ được nhắc đến qua những lời ca dao mượt mà, sâu lắng, mà còn được kết thành những khúc ca thắm thiết, xao xuyến lòng người. Ai trong chúng ta không biết đến lời của ca khúc: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dạo/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào,…”. Mẹ đã sinh con ra, nuôi con đến ngày lớn khôn và cả cuộc đời, cả trái tim mẹ đều dành trọn tình yêu thương cho những đứa con của mình.

Bởi vậy, mỗi một người con đều cần phải biết ơn và hiếu thuận với mẹ trong cuộc đời này. Và để nhắc nhở mỗi người con phải biết kính yêu người mẹ, phải biết được tình yêu trào dâng và công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ là không gì có thể sánh được, ca dao xưa như những bài học vô cùng quý báu gợi nhắc điều đó. Đó là những lời dạy, lời khuyên răn đầy ý nghĩa “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Hai câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta cũng biết một thực tế rằng, có nhiều người khi đi đến chốn linh thiêng như chùa chiền để tu hành, tu tâm nhưng khi về nhà lại coi khinh cha mẹ, bất hiếu với ông bà, cha mẹ, làm những việc vô đạo đức. Vậy nên, lời ca dao cũng là lời nhắc nhở sâu xa với mỗi người con hãy biết kính trọng cha mẹ khi họ còn sống bên chúng ta. Đừng để khi cha mẹ qua đời rồi mới khóc than thì cũng đã muộn rồi.

Nói về vai trò, tầm quan trọng của người mẹ đối với những đứa con còn được người xưa đúc kết qua lời ca dao: “Mồ côi cha ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ lót lá mà nằm!”. Suy ngẫm từ thực tiễn cuộc sống, chúng ta đều nhận thấy ở người mẹ một sự chu đáo, tỉ mỉ, ân cần tha thiết nhất. Lời ca dao đã cho ta thấy điều đó, người mẹ bao giờ cũng chăm lo cho con mọi thứ. Trên mỗi bước đường con đi, đều có mẹ luôn bên cạnh dẫn dắt, chở che, soi đường để con có thể vững tin vào cuộc sống: “Mẹ già như ánh trăng khuya/ Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền”. Tình yêu của mẹ dịu dàng, ngọt ngào tựa như “chuối ba hương”, “xôi nếp một”, “đường mía lau” thể hiện qua lời ca dao: “Mẹ già như chuối ba hương/ Như xôi nếp một, như đường mía lau”. Và năm tháng qua đi, mẹ của chúng ta càng ngày càng già yếu, tránh sao khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Vậy nên, ai cũng có lúc trở nên “mồ côi” trong cuộc đời này. Mỗi một người con chúng ta cần phải biết kính trọng và hiểu thảo với mẹ nhiều hơn nữa để không bao giờ hối hận khi không còn mẹ “Mẹ già như chuối chín cây/ Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi / Mồ côi tội lắm ai ơi/ Đói cơm khát nước biết người nào lo”.

Dù đã qua bao thế kỷ, bao năm tháng, nhưng những lời ca dao viết về hình ảnh người mẹ vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân ta. Đó là kho tàng quý giá chứa đựng biết bao bài học có giá trị để dạy dỗ mỗi người hãy biết kính trọng, hiếu thảo và luôn luôn nhớ công ơn to lớn mà người mẹ đã dành cho mình. Hãy biết yêu mẹ bằng những việc làm thiết thực, không nên chỉ biết nói suông và ngợi ca cho hay.

[Theo Nguyễn Bích Kiều, phunungaynay.vn]

Loigiaihay.com

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé !

Video hướng dẫn khái niệm so sánh

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh 

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh 

Dưới đây là ví dụ về so sánh :

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Ví dụ so sánh trong thơ ca và ví dụ về câu so sánh trong tiếng việt

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo [ Thu điếu – Nguyễn Khuyến].

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ 

Biển như cô gái nhỏ 

Thầm thì gửi tâm tư 

Quanh mạn thuyền sóng vỗ [Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh].

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Phân loại các kiểu so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a – So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

b – So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Hãy đọc kỹ phân loại so sánh ở trên nhé nó sẽ rất giúp ích cho việc làm bài tập.

Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?

Tác dụng phép tu từ so sánh 

Dưới đây là tác dụng của biện pháp so sánh :

  • Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

Xong phần này hy vọng các bạn làm được bài tập nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh 

Biện pháp tu từ so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được so sánh 

  • Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B.
  • Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: như, hơn, là…

Vế B: Sự vật dùng để so sánh 

  • Phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bỏ bớt.
  • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh 

Các em cần lưu ý giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường.

  • So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

  • So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bài tập phép tu từ so sánh 

Đề bài tập 1: Đặt 4 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Đáp án bài tập 1

  • Câu 1: Ông nội em có chòm râu trắng như ông bụt.
  • Câu 2: Bích Phương học kém hơn Minh Thư.
  • Câu 3: Cô giáo em xinh như hoa.
  • Câu 4: Thà có gắn học bài còn hơn ham chơi để bị điểm kém 

Đề bài tập 2: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đáp án bài tập 2: 

Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào. Chúng ta không thể nào trả hết muốn nợ sinh thành mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta nên hiếu thảo với gia đình.

Đặt câu sử dụng biện pháp so sánh

  • Cô ấy xinh như hoa.
  • Khi có gió, những bông lúa đu đưa như đang vẫy tay chào.
  • Nhanh như sóc.
  • Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đan từ từ nhô lên.
  • Trời tối đen như mực.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ so sánh là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng phép so sánh trong làm văn miêu tả, văn nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm : tác dụng của so sánh,tác dụng của phép so sánh,thế nào là so sánh,tác dụng so sánh,tác dụng biện pháp so sánh,so sánh là j,tác dụng của phép tu từ so sánh,tác dụng phép so sánh,biện pháp so sánh là gì,so sánh la gì,phép so sánh là gì,tác dụng biện pháp tu từ so sánh,so sánh có tác dụng gì,so sánh la gì lớp 6,biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì,những từ so sánh,tác dụng của bptt so sánh,khái niệm của so sánh,khái niệm về so sánh,thế nào là biện pháp tu từ so sánh,so sánh là gì lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề