Steam có nghĩa là gì

Giáo dục Steam không còn quá xa lạ tuy nhiên để hiểu đúng về Steam và vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam lại là chuyện không dễ dàng.

1.Một số kiến thức cơ bản về giáo dục Steam

Khái niệm Steam là gì?

STEAM là viết tắt của những cụm từ Science [ Khoa học], Technology [ Công nghệ], Engineering [ Kỹ thuật], Arts [ Nghệ thuật] và Math [ Toán học].

Vai trò ý  nghĩa của giáo dục Steam là gì?

Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam nhằm hình thành và rèn luyện kiến thức, kỹ năng cho học sinh thông qua các đề tài, các bài học theo chủ đề gắn  liền với thực tế cuộc sống.

2. Những mô hình giáo dục Steam tiêu biểu

Steam cho trẻ mầm non

Trẻ mầm non không tiếp thu hết những khái niệm hay kiến thức mơ hồ theo kiểu lý thuyết suông mà trẻ ghi nhớ qua những gì trẻ nhìn thấy và trẻ làm theo.

Nghệ thuật là yếu tố quan trọng trong Steam mầm non

Chính vì vậy tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do là một trong những cách thức giáo dục phù hợp của phương pháp Steam mầm non.

Giáo dục stem cho học sinh tiểu học

Trên thực tế học sinh bậc tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức xoay quanh các môn học tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 1,2,3 và các môn khoa học cơ bản cho học sinh lớp 4,5. Tuy nhiên với mô hình Steam này thay vì phải tìm hiểu quá nhiều trên sách vở thì các em được trải nghiệm thực tế, vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam là ứng dụng kiến thức đã được học vào giải quyết những vấn đề xảy ra trong đời sống hằng ngày.

STEAM dành cho cấp trung học cơ sở

Đến bậc trung học phương pháp này vẫn được áp dụng theo nguyên tắc cơ bản đó tuy nhiên độ khó tăng dần.

Robotics được xem là phương thức học mới mẻ và hấp dẫn

Nếu như ở những bậc thấp hơn các em chưa được tiếp xúc nhiều với khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì lên cấp học này các em sẽ làm quen với nó.

STEAM dành cho cấp phổ thông trung học

Đây được xem là giai đoạn cốt lõi để quyết định nghề nghiệp tương lai của các em sau này. Học sinh có thể dựa vào sở thích, kỹ năng, kiến thức của mình thông qua những trải nghiệm Steam để làm căn cứ định hướng nghề nghiệp khi bước qua cánh cửa trung học phổ thông và đó cũng là vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam giai đoạn này.

3. Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam

Giáo dục Steam đề cao phượng diện thực hành trong học tập từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi.

Steam đề cao tính thực hành trong việc học

Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam là trang bị cho học sinh những kỹ năng căn bản phù hợp với đòi hỏi phát triển của thế kỷ mới như khả năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng phản biện và sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm…nhạy bén trong xử lý tình huống.

Qua các hoạt động tập thể và những sản phẩm thu hoạch được sau quá trình học có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội.

Phương pháp giáo dục Steam lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, học sinh được khuyến khích và động viên sáng tạo trong quá trình học. Học sinh được khám phá sáng tạo thỏa sức nên các em luôn được tạo cơ hội được thử thách và được phép thất bại trong quá trình học để trưởng thành hơn và quan trọng là học sinh được chủ động vượt lên chính mình.

Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam đối với học sinh và với toàn ngành giáo dục nói riêng với xã hội và nhân loại nói chung là rất thiết thực ai cũng có thể nhận thấy. Tuy nhiên giáo dục Steam vẫn còn khá mới mẻ nên rất cần sự hỗ trợ hợp tác của các cá nhân tổ chức liên quan vì mục tiêu đưa phương pháp dạy và học theo mô hình Steam vào chương trình giáo dục phổ thông cả nước.

STEAM là một khái niệm khá mới mẻ trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục STEAM lại mang đến nhiều ưu điểm và kỹ năng mới hơn hẳn cho các học sinh. Vậy, hãy cùng tìm hiểu STEAM là gì và các thông tin xoay quanh nền tảng giáo dục này trong bài viết dưới đây của Ben Computer nhé!

I. STEAM là gì?

STEAM là ý tưởng ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island [Hoa Kỳ] về việc kết hợp 5 lĩnh vực tạo thành một nền giáo dục hòa nhập. Phương pháp giáo dục STEAM đề cao vai trò của việc thực hành trong học tập kết hợp với cách giáo dục truyền thống và lý thuyết.

Steam là gì còn nhiều người chưa biết rõ

Đây là chương trình giáo dục bắt nguồn từ phương pháp giáo dục STEM bao gồm: Science [Khoa học], Technology [Công nghệ], Engineer [Kỹ thuật] và Mathematics [Toán học]. Sau đó, yếu tố nghệ thuật Art cũng được đưa vào phương pháp này, tạo thành STEAM.

STEAM là một phương pháp giáo dục kiểu mới, được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ. Và sau đó đã được phổ biến ra nhiều quốc gia khác. Phương pháp giáo dục này là một cách thức chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang một cách thức mới, giúp vận dụng lý thuyết vào thực tế tốt nhất.

II. Tìm hiểu chi tiết về STEM và STEAM

STEM bao gồm các khối bộ môn truyền thống bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. STEM cung cấp đầy đủ các kiến thức trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

STEAM được kết hợp thêm yếu tố Art tức là nghệ thuật. Nó nhấn mạnh việc học tập trên nền tảng thực hành, thay vì chỉ lý thuyết suông như trước đây.

STEAM là ý nghĩa đầy đủ của 5 bộ môn: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học

Giáo dục theo phương pháp STEAM giúp lồng ghép các kỹ năng về kiến thức của cả 5 bộ môn này. Việc kết hợp, bổ trợ lẫn nhau sẽ giúp biến các kiến thức mang tính hàn lâm và khô khan trở nên dễ dàng tiếp nhận hơn.

Chữ A trong STEAM đóng vai trò rất quan trọng. Chữ A đại diện cho yếu tố nghệ thuật bao gồm: nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật thể chất, âm nhạc và mỹ thuật,… Từ đó kích thích việc sáng tạo và tư duy mới với trí tưởng tượng phong phú, giúp học sinh có thể học tập, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

Trên thực tế, có thể thấy các bộ môn nghệ thuật đóng vai trò rất lớn trong việc kích thích sáng tạo ở trẻ. Các kỹ năng vận động, giao tiếp, ngôn ngữ… sẽ được phát huy và thúc đẩy mạnh hơn. Chính vì những phát hiện được vai trò quan trọng của nghệ thuật mà việc giáo dục theo phương pháp STEAM đã được các bậc phụ huynh đồng tình và ủng hộ.

III. Các kỹ năng được phát triển khi dùng phương pháp giáo dục STEAM

STEAM giúp phát triển đồng đều các kỹ năng cho trẻ

Sau khi đã biết STEAM là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ phần nào về cách thức giáo dục này. STEAM sẽ giúp phát triển được rất nhiều kỹ năng của học sinh như:

  • Kỹ năng về ngành khoa học

Việc ứng dụng theo STEAM, học sinh sẽ dễ dàng liên kết giữa các định nghĩa, khái niệm trước các hiện tượng thực tế trong đời sống. Nhờ vậy mà có thể ứng dụng để thực hành và giải quyết được các vấn đề thực tế.

Mô hình giáo dục STEAM sẽ giúp học sinh hiểu rõ về công nghệ, có thể nắm bắt và phát triển, sử dụng các kỹ năng công nghệ. Học sinh sẽ hiểu rõ từ các kiến thức cơ bản đến kỹ năng nâng cao một cách dễ dàng.

Trong giáo dục STEAM, học sinh sẽ hiểu được quá trình lắp ráp, chế tạo ra một sản phẩm. Việc tư duy sáng tạo cũng nhờ vậy mà được nâng cao.

Học sinh khi ứng dụng STEAM sẽ hiểu được việc tính toán, thực hiện các phép tính mà không đơn thuần chỉ là con số khô khan, nó sẽ được áp dụng đến thực tiễn cuộc sống.

Các hoạt động nghệ thuật như múa, hát, vẽ tranh… giúp cho trẻ phát triển đầy đủ các giác quan. Tính sáng tạo và tưởng tượng cũng sẽ được xây dựng, nâng cao. Từ đó, thúc đẩy trẻ có thể nhận thức tốt hơn về mọi lĩnh vực.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu STEAM là gì. Chương trình giáo dục kiểu mới này giúp tăng thêm hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển đồng đều và tiếp thu linh hoạt cả mặt lý thuyết cũng như thực hành cho trẻ.

XEM THÊM BÀI VIẾT: 

Video liên quan

Chủ Đề