Sự khác nhau giữa adn và arn là

Câu hỏi: Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:

ADN

ARN

Nuclêôtit

A, T, G, X

A,U,G,X

Mạch polinuclêôtit

2 mạch cuộn xoắn , liên kết với nhau bằng liên kết hiđro

A-T: 2 liên kết hiđro

G- X: 3 liên kết hiđro

1 mạch:

+ mARN dạng mạch thẳng

+ tARN có đoạn cuộn lại tạo nên một đầu có 3 thùy

+ tARN có vùng nuclêôtit liên kết tạo đoạn xoắn kép cục bộ

Đường

Đeoxiribôzơ (6 C)

Ribôzơ (5 C)

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung vềAND VÀ ARNdưới đây nhé

I. Axit Nucleic

* Đặc điểm chung

- Axit nucleic có ở trong nhân tế bào (bảo mật trong màng sinh chất)

-Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N theo nguyên tắc đa phân

-Đơn phân là nucleic

-Có 2 loại axit nucleic:

+ Axit deoxiribonucleic (ADN)

+ Axit ribonucleic (ARN)

II. Axit đêôxiribônuclêic - (ADN)

1. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu)

2. Cấu tạo một nuclêôtit

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đêoxiribôza: C5H10O4

- Axit phốtphoric: H3PO4

- Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

+ Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) (có cấu tạo vòng kép)

+ Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) (có cấu tạo vòng đơn)

- Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...

- Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

3. Sự tạo mạch

- Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nuclêôtit đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số

3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nuclêôtit kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.

4. Cấu trúc không gian của ADN

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

5. Tính chất ADN

- Tính đa dạng trên cơ sở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

III . Axit Ribonucleic (ARN)

1. Cấu trúc của ARN

-Là một đại phân tử, có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit

-Mỗi nucleotit gồm có:

+ Khối lượng phân tử là 300 đvC

+ Chiều dài: 3,4 ăngstron

+ Cấu tạo gồm 3 thành phần

-Đường pentozo (5 cacbon)

-Nhóm photphat

-Một trong 4 loại bazo nito: Adenin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitozin (X)

-Chỉ gồm một chuỗi polinucleotit, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị

2. Phân loại ARN

Có 3 loại ARN:

-ARN thông tin (mARN)

-ARN vận chuyển (tARN)

-ARN riboxom (rARN)

ARN

ARN thông tin (mARN)

ARN vận chuyển (tARN)

ARN riboxom (rARN)

Cấu trúc

1 chuỗi poliribonucleotit ở dạng thẳng

1 chuỗi poliribonucleotit ở dạng thẳng cuộn lại tạo nên cấu trúc 3 thùy

1 thùy mang axit amin

1 thùy mang bộ 3 đối mã đặc hiệu với axit amin nó vận chuyển

1 chuỗi poliribonucleotit xoắn kép cục bộ tạo nên riboxom

Chức năng

truyền đạt thông tin di truyền vận chuyển axit amin tới riboxom để tham gia quá trình tổng hợp protein
mỗi loại tARN chỉ vận chuyển 1 loại axit amin
là thành phần cấu tạo nên riboxom, nơi tổng hợp protein

IV. So sánh ADN với ARN

1. Giống nhau

- Có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ nhiều đơn phân

- 1 đơn phân có 3 thành phần

+ H3PO4

+ Đường 5C

+ Bazơ nitríc

- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị tạo thành mạch

2. Khác nhau

ADN

ARN

- Đường Đêôxiribôza (C5H10O4) - Đường ribôza (C5H10O5)
- Có 4 loại Nu: A, T, G, X - Có 4 loại Nu: A, U, G, X
- Gồm 2 mạch poliNu - Gồm 1 mạch poliNu
- Dài, nhiều đơn phân - Ngắn, ít đơn phân
- Thời gian tồn tại lâu - Thời gian tồn tại ngắn

Sự khác nhau giữa ADN với ARN là

A. trong thành phần của ADN có đường đêôxiribôzơ

B. thành phần của ARN có đường ribôzơ.

C. ADN cấu tạo bởi 2 chuỗi polinuclêôtit, ARN cấu tạo bởi 1 chuỗi polinuclêôtit

D. ADN cấu tạo bởi 1 chuỗi polinuclêôtit, ARN cấu tạo bởi 2 chuỗi polinuclêôtit

Lời giải

ARN có cấu trúc một mạch khác với ADN có cấu trúc 2 mạch.

Mặc dù ở rARN, tARN vẫn có các vùng xoắn kép cục bộ tạo nên đoạn 2 mạch. Tuy vậy, phần lớn các ADN vẫn là mạch kép và ARN là mạch đơn.

Đáp án C

Sự khác nhau giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng

ADN và ARN là những đại phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong sự sống. Vậy sự khác nhau giữa ADN và ARN như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu ngay nhé! Đã bao giờ bạn tò mò về ADN hay ARN là gì chưa? Sự khác nhau giữa ADN và ARN như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Thư Viện Hỏi Đáp để tìm được câu trả lời xác đáng nhé! ADN là gì? Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa ADN và ARN, chúng ta cùng xem qua khái niệm ADN là gì nhé! ADN là viết tắt của cụm từ Acid Deoxyribonucleic. ADN là phân tử mang vật chất di truyền quy định mọi hoạt động sống của các sinh vật và nhiều loại virus. Hầu như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau.

Phần lớn ADN ở trong nhân tế bào, một lượng nhỏ ADN khác có thể có trong ti thể (được gọi là mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng trong máu thành dạng mà các tế bào có thể sử dụng được.

ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nucleotit. Mỗi nucleotit gồm các thành phần sau: Đường Deoxiriboluzo: C5H10O4. Axit photphoric: H3PO4. 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). ARN là gì? ARN là viết tắt của thuật ngữ Acid Ribonucleic. ARN là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gene.

ARN là bản sao của một đoạn ADN (tương ứng với một gen). Ngoài ra ở một số virus,  ARN là vật chất di truyền.

ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit. Mỗi đơn phân (nucleotit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau: Đường riboluzo: C5H10O5. Axit photphoric: H3PO4. 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X). Sau khi hiểu được các khái niệm về ADN và ARN, chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa ADN và ARN ở phần tiếp theo nhé! Sự khác nhau giữa ADN và ARN Các nhà khoa học sau khi so sánh ADN và ARN đã tìm ra sự khác nhau giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng như sau: Về cấu trúc Đặc điểm về cấu trúc của ADN và ARN khác nhau như sau: ADN ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. Hai mạch ADN chạy song song theo hướng ngược nhau. Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN. Có 4 loại đơn phân chính là A, T, G, X. Liên kết trong 1 mạch đơn: Nhờ liên kết hóa trị giữa axit photphoric của nucleotit với đường C5 của nucleotit tiếp theo. Liên kết giữa 2 mạch đơn: Nhờ mối liên kết ngang (liên kết hydro) giữa 1 cặp bazơ nitric đứng đối diện theo nguyên tắc bổ sung. ARN ARN có cấu trúc là một mạch đơn, dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn. Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Liên kết giữa H3PO4 của ribonucleotit này với đường C5H10O5 của ribonucleotit kế tiếp tạo nên một chuỗi polynucleotit. Kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN. Có 4 loại đơn phân chính là A, U, G, X.

Có 3 loại ARN là mARN, rARN, tARN. Mỗi loại có một chức năng riêng.

Như vậy, ta có có thể thấy sự khác nhau về cấu trúc là điểm cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa ADN và ARN. Vậy chức năng của hai phân tử này khác nhau như thế nào cùng tìm hiểu ở phần sau nhé! Về chức năng Đặc điểm về chức năng của ADN và ARN có điểm khác nhau như sau: ADN ADN là đại phân tử có tính đa dạng và đặc thù. Chính vì thế, ADN là cơ sở để hình thành nên sự khác biệt giữa các loài sinh vật. ADN có khả năng bảo quản, lưu giữ và truyền đại các thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ protein trong mỗi loài sinh vật. Do đó, ADN quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật. Khi ADN bị đột biến sẽ làm cho kiểu hình sinh vật thay đổi. Ngoài ra, ADN còn có chức năng tái sinh và sao mã. ARN Mỗi loại ARN có chức năng khác nhau như: mARN (ARN thông tin): Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN (gen cấu trúc) tới riboxom. tARN (ARN vận chuyển): Vận chuyển AA tương ứng tới riboxom (nơi tổng hợp protein). rARN (ARN riboxom): Thành phần cấu tạo nên riboxom. ARN có chức năng truyền đạt các thông tin di truyền đến ADN, chức năng truyền đại này do mARN thực hiện. Các axit amin sẽ được ARN vận chuyển đến nơi tổng hợp protein và tiến hành dịch mã. Sau khi dịch mã xong, các mARN biến mất. Vì vậy, ARN không làm ảnh hưởng đến tính trạng biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật.

ARN không có chức năng tái sinh và sao mã như ADN.

Sự giống nhau giữa ADN và ARN Bên cạnh những điểm cho thấy sự khác nhau giữa ADN và ARN, hai phân tử này còn có những điểm giống nhau. Cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu ngay nhé! Điểm giống nhau giữa ADN và ARN: Đều là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, N, P. Đều có khối lượng và kích thước vô cùng lớn. Trong cấu tạo giống nhau gồm các đơn phân nucleotit A, G, X liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Hai đại phân tử này đều có cấu trúc xoắn, xảy ra trong nhân tế bào tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian.

Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

Trên đây là những chia sẻ của Thư Viện Hỏi Đáp về sự khác nhau giữa ADN và ARN. Hy vọng bài viết giúp các bạn phân biệt được hai đại phân tử này. Nếu các bạn thấy kiến thức này bổ ích thì nhớ share bài để mọi người cùng biết nhé. Đừng quên truy cập Thư Viện Hỏi Đáp hàng ngày để nhận thông tin nhé!

#Sự #khác #nhau #giữa #ADN #và #ARN #về #cấu #trúc #và #chức #năng