Sư phụ diệp vấn là ai

Mới đây chuyên trang võ thuật Bloodyelbow đã đăng tải bài viết phân tích về người dạy võ thực sự cho huyền thoại Lý Tiểu Long.

VIDEO: Trận thực chiến hiếm hoi của Lý Tiểu Long vs võ sỹ MMA

Lý Tiểu Long luôn được coi là huyền thoại trong làng võ thuật của Trung Hoa cũng như Thế giới. Ông là người có công rất lớn đem Vịnh Xuân Quyền nổi tiếng trên khắp Thế giới.

Người hâm mộ luôn biết tới Lý Tiểu Long như là đồ đệ nổi tiếng và giỏi nhất của Diệp Vấn. Tuy nhiên theo những nghiên cứu mới đây của ký giả Mathew Scott trên chuyên trang võ thuật Bloodyelbow thì người sáng lập ra môn phái Vịnh Xuân không phải là "sư phụ" của Lý Tiểu Long.


Người trực tiếp dạy võ công cho huyền thoại võ thuật Trung Quốc là Hoàng Thuần Lương, đại đệ tử của "Nhất đại tông sư" Diệp Vấn. Chính người đàn ông có dáng người nhỏ nhưng vô cùng nhanh nhẹn đã tạo nền tảng vững chắc cho Lý Tiểu Long sau này.

Hoàng Thuần Lương sở hữu công phu vào loại đỉnh cao của môn phái Vịnh Xuân Quyền, thậm chí ông còn được đánh giá là đồ đệ giỏi nhất của Diệp Vấn chứ không phải Lý Tiểu Long.

Ngoài Vịnh Xuân Quyền, võ sư Hoàng Thuần Lương còn uyên thông Thái Cực Quyền, boxing và có thể thi đấu kickboxing. Chính vì vậy, ông là người có khả năng thực chiến tốt nhất trong các đồ đệ Diệp Vấn.

Chính Hoàng Thuần Lương là người đứng lớp và dạy võ cho Lý Tiểu Long từ những ngày đầu tiên. Ông là người đã hướng cho Lý Tiểu Long có phong cách chiến đấu hoàn toàn khác so với các võ sư cổ truyền.

Năm 1970, Lý Tiểu Long từng viết một bức thư để cảm ơn đại ca Hoàng Thuần Lương: “Mặc dù đệ và huynh đều là một môn đồ của Diệp sư phụ nhưng thực tế là đệ đã học được rất nhiều công phu từ sư huynh”. Chính vì lý do này, võ sư quá cố họ Lý luôn tôn trọng người đàn anh, người "thầy" của mình.

Vị đệ tử này là một trong những người có công lớn giúp Vịnh Xuân quyền được biết đến trên khắp thế giới.

 Lương Đĩnh: vị đệ tử cuối cùng của đại sư Diệp Vấn

Ngày nay, cái tên Diệp Vấn đã nổi danh khắp thế giới. Nhờ vào việc thành lập Hội Thể dục Vịnh Xuân quyền Hong Kong và truyền bá rộng rãi thay vì chỉ bó hẹp trong môn phái, Vịnh Xuân quyền thu hút rất đông người học.

2 con của Diệp Vấn là Diệp Chuẩn và Diệp Chính đều là những người tinh thông Vịnh Xuân quyền. Trong khi đó, Lý Tiểu Long với môn võ này làm nền tảng đã sáng lập ra Triệt quyền đạo và chinh phục những người yêu võ thuật bằng các bộ phim đầy ấn tượng.

Những không phải ai cũng biết, góp công vào quá trình phổ biến Vịnh Xuân trên thế giới còn có một nhân vật tên Lương Đĩnh, người được mệnh danh là đệ tử cuối cùng của Diệp Vấn.

Tôi đam mê võ thuật Trung Quốc từ khi còn nhỏ", Lương Đĩnh chia sẻ "Tôi rất nghịch ngợm. Trong khi cha tôi là một thanh tra phải đối đầu với các băng nhóm hàng ngày, vì thế ông cho rằng những ai học võ đều là người xấu hết.

Vài thập kỷ trước, Hong Kong vẫn còn khó khăn và giáo dục không được quan tâm. Người dân không có nhiều hình thức giải trí. Họ chủ yếu đánh bạc, xem TV và theo dõi các cuộc đấu võ. Một vài người học võ cho vui, số khác học để đánh nhau".

Lương Đĩnh trong một bộ phim võ thuật những năm 60.

Một ngày nọ, Lương Đĩnh cùng 2 người bạn đi dạo phố. 3 người xích mích với một nhóm thanh niên du thủ du thực. Mặc cho các cố gắng giảng hòa của ông, 2 bên vẫn xảy ra xô xát. Và buồn thay, 2 người bạn lại chạy thoát, còn Lương Đĩnh thì không.

Sau khi nhận trận đòn nhừ tử, Lương Đĩnh được người bác dẫn đi học võ để tự vệ. Người trực tiếp đảm nhiệm dạy dỗ ông là Leung Sheung, đại đệ tử của Diệp Vấn.

Hết lòng học Vịnh Xuân quyền từ sư phụ, Lương Đĩnh còn thường xuyên tìm tòi, phát triển những kiến thức khác về võ học. Đôi khi ông cũng dính vào rắc rối vì thói quen "giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha":

"Có lần tôi gặp một người lái xe bus đang bắt nạt một cụ già, tôi giận dữ và muốn đánh hắn ta một trận. Cuối cùng, tôi bị đưa vào đồn và gặp chính cha mình.

Cha tôi cuối cùng cũng biết tôi đang bí mật học võ công. Ông cho phép tôi được tiếp tục học, nhưng phải cố tránh xa các vụ ẩu đả".

Lương Đĩnh có lẽ sẽ vẫn là một môn sinh sở hữu võ công cao cường chứ khó trở thành bậc tông sư nếu không xảy ra sự kiện năm 1968. Thời điểm đó, ông phát hiện rằng không có trường đại học vào tại Hong Kong dạy võ thuật Trung Quốc, nhưng Karate lại rất phổ biến.

Một buổi trình diễn Vịnh Xuân quyền được tổ chức. Và đến năm 1969, Lương Đĩnh trở thành người đầu tiên giảng dạy Vịnh Xuân tại các trường đại ở Hong Kong.

Cũng trong thời gian này, Lương Đĩnh được sư huynh đưa đến thọ giáo trực tiếp đại sư Diệp Vấn. Diệp đại sư hài lòng với tư chất cũng như khát vọng của Đĩnh, truyền thụ hết những tinh hoa của Vịnh Xuân quyền.

Kể từ đây, không chỉ võ công tiến bộ vượt bậc, Lương Đĩnh cũng ngày càng giỏi hơn trong việc dạy dỗ, dẫn dắt các môn sinh của mình:

"Diệp sư phụ dạy cho tôi cách để làm một người tốt. Sư phụ đối xử rất ân cần với tôi và còn góp mặt trong đám cưới của tôi nữa".

Lương Đĩnh [đang đánh mộc nhân] được đại sư Diệp Vấn chỉ bảo võ công.

Lý Tiểu Long chọn con đường điện ảnh và hoạt động tại Mỹ, còn Lương Đĩnh đi theo con đường dạy võ truyền thống và tiến sang châu Âu.

Vào thập kỷ 70, Lương Đĩnh phát hành ấn bản về Vịnh Xuân cho các môn sinh tại Đức. Môn võ công vốn là ẩn số hàng trăm năm với người phương Tây giờ đây được truyền thụ một cách rộng rãi.

Vị thế của Lương Đĩnh tăng lên chóng mặt. Người ta gọi ông với các biệt danh như "Vua Vịnh Xuân" hay "Thành Cát Tư Hãn của cộng đồng võ thuật Trung Quốc".

Lương Đĩnh và các môn sinh vào những năm 80.

Hiệp hội Vịnh Xuân quốc tế phát triển như vũ bão. 4000 võ quán được mở ra ở hơn 60 quốc gia và vũng lãnh thổ. Những minh tinh màn bạc sau này như Thành Long, Chân Tử Đan, Chung Lệ Đề cũng đều có thời gian học võ dưới sự chỉ bảo của Lương Đĩnh.

Diệp Chuẩn, con trai cả của đại sư Diệp Vấn, từng nói rằng cha mình kỳ thực không thích và không truyền võ công cho Lương Đĩnh. Nhưng khi Lương Đĩnh công bố các bức ảnh giữa mình và Diệp sư phụ, Diệp Chuẩn không bình luận gì thêm cả.

Cuộc tranh cãi này đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Song sự thật là Lương Đĩnh đã giúp Vịnh Xuân có một hệ thống võ quán rộng khắp và đồng bộ hóa được nhiều thứ, từ cách thức dạy võ cho đến võ phục…

Chân Tử Đan và Chung Lệ Đề học Vịnh Xuân dưới sự chỉ bảo của Lương Đĩnh.

Ở tuổi 71, ông vẫn tiếp tục con đường học võ: "Tôi vẫn học hỏi. Khi bạn dạy cho người khác, bạn cũng rút ra được bài học cho bản thân. Tôi không chỉ dạy Vịnh Xuân mà còn truyền thụ tư tưởng của võ thuật Trung Quốc.

Bởi vì cách đối nhân xử thế mới giúp bạn được mọi người tôn trọng, chứ không phải là một kẻ bạo lực lúc nào cũng chìa nắm đấm ra dọa dẫm người khác".

***** Theo Soha.vn

Quảng cáo >>> VÕ PHỤC KUNGFU

Diệp Vấn và Vịnh Xuân

Có thể nói rằng trước năm 2009, ngoại trừ những người học võ Vịnh Xuân, rất ít người biết Diệp Vấn là ai. Nhưng sau thành công vang dội của bộ phim "Diệp Vấn 1" do Chân Tử Đan thủ vai chính, người người đều biết đến cái tên Diệp Vấn. Đồng thời hễ nhắc tới Vịnh Xuân Quyền là nhắc tới Diệp Vấn, ngược lại nhắc đến Diệp Vấn là nói tới Vịnh Xuân.

Trong sự thực, Diệp Vấn là truyền nhân đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Ông đã dành cả cuộc đời để theo đuổi sự nghiệp võ thuật. Chính ông là người có công truyền bá phái Vịnh Xuân ra khắp thế giới trong khi trước thời ông, môn võ này chỉ được lưu truyền trong các gia tộc là chính. Và cũng chính nhờ vào việc phát dương môn phái đó mà tên tuổi ông trở nên nổi bật.

Sư phụ Diệp Vấn.

Theo tiểu sử của Diệp Vấn trên Wikipedia và Baidu, ông tên thật là Diệp Kế Vấn, sinh ra tại Phật Sơn - tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình giàu có và được giáo dục theo Nho giáo từ nhỏ. Năm 7 tuổi, ông bái Trần Hoa Thuận làm sư phụ để học Vịnh Xuân Quyền. Lúc đó Trần Hoa Thuận đã 70 tuổi nên chủ yếu Diệp Vấn học võ với sư huynh là Ngô Trọng Tố. Diệp Vấn là học trò cuối cùng của Trần Hoa Thuận. Sau khi Diệp Vấn học được 3 năm thì Trần Hoa Thuận qua đời.

Vào năm 16 tuổi, Diệp Vấn từ Phật Sơn sang Hong Kong qua sự giúp đỡ của một người bà con. Một năm sau, ông vào học trong trường St. Stephen’s College – một trường trung học dành cho con cái những gia đình giàu có và người nước ngoài ở Hong Kong.

Thời gian ở Hồng Kông, Diệp Vấn đã có cơ duyên được gặp Lương Bích – là sư thúc của ông, và được học thêm những bí quyết về võ thuật mà ông không có điều kiện học từ sư phụ Trần Hoa Thuận. Năm 24 tuổi ông trở lại Phật Sơn làm một cảnh sát. Cho đến lúc đó, Diệp Vấn đã có 18 năm liên tục luyện tập và học hỏi về Vịnh Xuân và đã đạt đến một trình độ võ thuật ít người bì kịp.

Cuộc đời lưu lạc

Diệp Vấn ở Phật Sơn vẫn duy trì thời gian luyện tập võ thuật hàng ngày. Mặt khác, Phật Sơn là một địa phương rất phát triển về võ thuật nên đã có rất nhiều cao thủ các phái tìm đến ông giao lưu, trao đổi. Những cuộc tỉ thí của họ thường là đóng cửa trong nhà, người ngoài không biết. Trong thời gian này, Diệp Vấn cũng dạy Vịnh Xuân cho một số những cảnh sát thuộc hạ, bạn bè và người thân thích của mình nhưng ông không mở võ đường chính thức.

Diệp sư phụ luyện tập với mộc nhân.

Khi quân Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Phật Sơn bị Nhật chiếm và nhà của Diệp Vấn trở thành chuồng ngựa của lính Nhật. Diệp Vấn đã tham gia vào hoạt động thu thập tin tình báo cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc.

Cuối năm 1949, sau khi Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra Đài Loan, Diệp Vấn cũng rời Phật Sơn sang Hồng Kông vì ông là một đảng viên Quốc Dân Đảng. Từ đây ông bắt đầu quãng thời gian sống trong khó khăn tài chính nhưng cũng là quãng thời gian ông phát dương môn phái Vịnh Xuân mạnh mẽ.

Theo website Kworkwingchun của một đệ tử đời thứ 3 của Diệp Vấn, ở Hồng Kông, năm 1950 lúc đã gần 60 tuổi, Diệp Vấn mở võ đường bắt đầu thu nhận đệ tử làm kế sinh nhai. Lớp đệ tử đầu tiên là các nhân viên phục vụ trong nhà hàng gồm 8 người, trong đó có Lương Xương là chủ tịch công đoàn của hội công nhân nhà hàng. Trong mấy năm đầu, việc dạy võ của Diệp Vấn không thuận lợi và phải chuyển địa điểm mấy lần nên cuộc sống của ông khá khó khăn. Sau cùng võ đường ổn định tại đường Lợi Đạt thuộc khu Du Ma Địa. Chính ở đó ông đã đào tạo ra nhiều cao thủ võ thuật thành danh sau này như Lý Tiểu Long.

Diệp Vấn và các đệ tử.

Diệp Vấn bắt đầu trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông trong thập niên 1960 bởi vì một số đệ tử và con cháu của ông sau 10 năm học võ đã tương đối trưởng thành. Họ đã đủ khả năng đứng ra mở lớp dạy võ. Trong quá trình hoạt động, họ có một số tranh cãi với những võ sư thuộc các phái khác dẫn đến tỉ thí. Hầu hết các trận đấu là họ thắng dẫn đến uy tín của cụ Diệp lên rất cao. Trên cơ sở đó, năm 1967, cụ Diệp và các học trò lập ra Vịnh Xuân Thể Dục Hội.

Tháng 12/1972, Diệp sư phụ qua đời tại Hồng Kông vì bệnh ung thư thanh quản. Ông ra đi để lại sự tiếc nuối cho nhiều môn sinh, đệ tử và cả giới võ thuật. Nhiều người đã nói ví rằng “một pho từ điển sống về Vịnh Xuân” đã mất đi. Sau khi ông mất, người ta cũng thống nhất tôn vinh ông là “bậc thầy Vịnh Xuân”.

Nhất đại tôn sư

Sau khi Diệp Vấn qua đời, các học trò của ông vẫn tiếp tục truyền bá Vịnh Xuân một cách rộng rãi. Cho đến nay, hệ thống Vịnh Xuân theo giáo trình của Diệp Vấn đã có mặt ở rất nhiều nước trên toàn thế giới. Theo một bài viết của võ sư Diệp Chuẩn thì đến sau khi Diệp Vấn qua đời đã có gần nửa triệu người học Vịnh Xuân Quyền. Còn theo Wikipedia, đến nay trên toàn thế giới có đến 2 triệu người đang luyện tập môn võ này, một con số khổng lồ.

Hoàng Thuần Lương [áo đen], đại đệ tử của Diệp Vấn ở Hồng Kông.

Sự thành công của Diệp Vấn ngoài niềm đam mê và nỗ lực trọn đời, còn nhờ vào những phương pháp sư phạm rất độc đáo của ông. Trước hết, dù mở võ đường làm kế sinh nhai, Diệp sư phụ vẫn không thu nhận đệ tử theo kiểu càng nhiều càng tốt. Võ sư Diệp Chính [con trai cụ Diệp Vấn] trong một bài viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha mình nói rằng:

“Diệp sư phụ đặt trọng tâm lớn vào việc lựa chọn tài năng. Ông luôn nói: “Không có gì để bàn cãi khi nói rằng một đệ tử chọn được thầy đã khó nhưng một người thầy chọn được một đệ tử còn khó hơn”. Đó là một tâm lý bất bình thường đối với một người dạy võ để kiếm sống. Điều này có nghĩa rằng ông có thái độ rất nghiêm túc trong thái độ của mình và chịu trách nhiệm về các môn đồ mà ông dạy. Trong suốt cuộc đời, ông đã không treo lên một biển hiệu hay dòng tuyển sinh quảng cáo nào. Mục đích của việc này là để “giành quyền chủ động lựa chọn đệ tử”. Ông đã tôn trọng và giữ vững nguyên tắc này trong suốt 20 năm. Đó là một điều đáng khen ngợi đối với một người dạy võ để kiếm sống như ông”.

Diệp Vấn vẫn chăm chỉ luyện công khi tuổi tác đã ngoài 70.

Bên cạnh đó, Diệp sư phụ cũng đã thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại. Khi giảng dạy Vịnh Xuân, ông đã loại bỏ hết những khái niệm siêu hình học như ngũ hành, bát quái. Thay vào đó ông ứng dụng các kiến thức công nghệ đương thời như cơ học, toán học để giải thích các quy tắc Vịnh Xuân. Điều này cũng là một bí quyết giúp người học dễ dàng tiếp nhận hơn.

Võ sư Diệp Chính còn kể: “Người đã không bao giờ nói và thậm chí căm ghét những ai khoe rằng: “Tôi đã được gặp một thiên tài hay một ẩn sĩ và người đó đã dạy cho tôi những kỹ năng phi thường hay độc chiêu trong võ thuật” nhằm lừa đệ tử của mình và nâng cao chính mình. Ông nghĩ rằng người đó không có niềm tin vào những gì mình đã học được và đã rất nông cạn trong các quy tắc của võ thuật và chỉ muốn mọi người sợ hãi bằng cách bịa ra các câu chuyện bí hiểm. Diệp sư phụ tin rằng một người sử dụng các phương tiện vô căn cứ để dạy võ thuật là những người thất bại”.

Nam Khánh

Video liên quan

Chủ Đề