Tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng

Nhân viên NH Standard Chartered hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch.

Tạo niềm tin bằng chuyện nhỏ

Ngày 5-11, tôi gọi điện thoại đến tổng đài của BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa để hỏi về thủ tục, điều kiện cũng như những quyền lợi khi mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Khi tổng đài chuyển máy đến nhân viên, cô nhân viên tư vấn giải đáp rất ngắn gọn với thái độ thờ ơ.

Khi được hỏi từng chi tiết về việc chuyển tiền từ nước ngoài về tài khoản tiền gửi, đầu dây bên kia, giọng cô nhân viên tỏ ra khó chịu và nói rằng cô không rõ lắm rồi chuyển máy qua bộ phận khác. Cuộc gọi của tôi đã được chuyển vòng vèo qua 3 bộ phận khác nhau và mất đến gần 10 phút tôi mới có được thông tin cần biết.

Cũng với câu hỏi về mở tài khoản thanh toán, trước đó một tuần, tôi gọi điện đến NH Standard Chartered [SC] TPHCM và chỉ sau vài phút, tôi đã thỏa mãn tất cả những thắc mắc của mình, chỉ qua một nhân viên tư vấn tiền gửi. Trước khi kết thúc cuộc gọi, cô nhân viên không quên xin lại thông tin cá nhân của tôi [tên, số điện thoại, cơ quan] đồng thời giới thiệu tên và mời tôi đến NH để có thể gặp trực tiếp. Vài ngày sau không thấy tôi đến NH, nhân viên tư vấn NH SC còn ân cần gọi điện cho tôi để mời đến NH giao dịch.

Khi đến liên hệ về việc mở tài khoản tại một vài NH nội địa, người ta dễ gặp toàn cảnh đông đảo, ồn ào và phải chờ đợi. Mặc dù các NH TMCP nội địa đã có nhiều tiến bộ hơn so với các NH quốc doanh trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ phục vụ và rút ngắn thời gian giao dịch, song tại nhiều nơi vẫn có thái độ ứng xử kém, ít tạo được thiện cảm cho khách hàng. Một nụ cười, lời cảm ơn, sự quan tâm lắng nghe ý kiến khách hàng… là “vũ khí” cạnh tranh hiện nay. Có thể dễ dàng bắt gặp tại một số NH cảnh nhiều nhân viên tụm lại trong quầy, ăn trái cây, trong khi các khách hàng đang đứng đợi giao dịch bên ngoài. Nhân viên NH còn lề mề trong việc kiểm tra lệnh chuyển tiền đến, còn khách hàng thì phát sốt lên vì trễ giờ giao dịch với đối tác...

Trái ngược với tình trạng này, tại NH nước ngoài khách hàng được mời vào những phòng tiếp khách tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái. Các nhân viên NH tư vấn và làm tất cả các thủ tục giao dịch, khách hàng chỉ việc ngồi uống nước và ký tên.

Văn hóa kinh doanh

Hiện nay, các NH ngoại vẫn có xu hướng thích phục vụ khách hàng có nhiều tiền. Chẳng hạn dịch vụ tiền gửi thanh toán, các NH trong nước đều quy định số dư tối thiểu của tài khoản là 100.000 đồng và lãi suất tính đến cuối tháng là không kỳ hạn [0,25%/tháng]. Trong khi đó các NH nước ngoài như HSBC quy định số dư tiền gửi tối thiểu đến 8 triệu đồng, lãi suất tính theo năm là 1,5%/năm; NH SC quy định số dư tối thiểu là 6 triệu đồng nhưng lãi suất được tính tùy vào số dư cuối ngày của tài khoản dao động từ mức 2-5%/năm. Mở rộng đối tượng khách hàng là điểm mạnh của NH nội khi gom được một lượng khách hàng rất lớn trong dịch vụ tiền gửi thanh toán.

Nhưng ngược lại, điểm yếu của NH nội là đều tính phí với những món tiền ở nước ngoài chuyển vào tài khoản thanh toán, như  VCB thu 0,55% phí [tối thiểu 2 USD]; ACB tính 0,05% phí báo có, trong khi nhiều ngân hàng nước ngoài miễn phí… Đặc biệt các NH nước ngoài khác với các NH trong nước là đều gửi các bảng kê giao dịch tài khoản hàng tháng cho chủ tài khoản, thường xuyên gửi phiếu thăm dò ý kiến, tìm hiểu nhu cầu sắp tới của khách hàng…

Am hiểu thị trường được xem là lợi thế lớn của các NH nội địa khi cạnh tranh tại “sân nhà” so với các “đại gia” nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay các NH nội địa đang mất dần lợi thế này. Trước khi tung ra một sản phẩm NH, các NH nước ngoài tỏ vẻ tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường để hiểu rõ xu hướng và tâm lý khách hàng. Vì vậy, những dịch vụ của các NH nước ngoài đều phù hợp với nhu cầu đặc thù của đối tượng khách hàng mà NH đó muốn nhắm đến.

Theo nhận định của các chuyên gia, NH nước ngoài đang tạo được hình ảnh tốt, tác phong phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao trong mắt khách hàng. Vì vậy việc các NH nước ngoài thu hút mất khách VIP của các NH nội địa đang xảy ra và có khả năng diễn ra mạnh mẽ hơn.


SGGP

Cho dù bạn làm việc trong môi trường nào đi chăng nữa thì cũng cần phải đảm bảo một tác phong làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là khi nó tác động trực tiếp đến cơ hội được thăng tiến của bạn trong công việc. Ngay cả khi bạn làm việc cho một công ty start-up nhỏ chỉ với 2 thành viên thì điều này vẫn rất quan trọng. Vì suy cho cùng thì chẳng có ai muốn mình trở thành một kẻ lười biếng hay xấu tính ở nơi làm việc.

Tác phong chuyên nghiệp khi làm việc cần có cách rèn luyện đúng cách

Bài viết dưới đây của JOBOKO.com sẽ giới thiệu tới các bạn một vài cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp nơi công sở.

I. Thế nào là tác phong làm việc chuyên nghiệp?​

Là một người trưởng thành, chắc chắn bạn phải hiểu được rằng tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Nếu bạn không tôn trọng sếp và đồng nghiệp, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc mà còn cho thấy sự tiêu cực trong tính cách, phẩm chất của bạn. Sự tôn trọng cần thể hiện qua lời nói, thái độ, cách phản ứng với các nhiệm vụ mới hoặc giải quyết vấn đề, tranh chấp trong công việc. Hãy cố gắng công bằng, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh, tránh ngồi lê đôi mách và nói xấu sau lưng. Cho dù có những điều bạn chưa hài lòng, bạn chỉ nên góp ý nhẹ nhàng thay vì phản ứng thái quá.

II. Cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp

1. Tôn trọng đồng nghiệp và cấp trên

Ngay cả khi bạn cho rằng người quản lý của mình không xứng đáng được ngồi vào vị trí đó thì bạn cũng không nên để lộ ra suy nghĩ này. Điều duy nhất bạn có thể làm là hãy góp ý với họ trong những trường hợp cụ thể một cách thật khéo léo. Đừng nói với đồng nghiệp; vì khi đó bạn sẽ trở thành một người hay nói xấu sau lưng; bạn sẽ bị nhìn nhận là một người non nớt, thiếu chuyên nghiệp hoặc thậm chí là xấu tính và bị mọi người xa lánh.

2. Ăn mặc lịch sự

Trên thực tế, việc ăn mặc lịch sự cũng sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn gấp nhiều lần. Nó thậm chí tạo cho bạn cảm giác sẵn sàng đón nhận một ngày mới với những thử thách mới. Nói cách khác, hãy luôn tâm niệm rằng cách ăn mặc của bạn cũng sẽ góp một phần không nhỏ vào những thành công trong sự nghiệp của bạn.
Hãy đảm bảo bạn tuân thủ đúng những quy định về trang phục của công ty. Nhiều công ty hiện nay cho phép nhân viên mặc freestyle một ngày trong tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể mặc đồ quá hở hang đến văn phòng.

3. Hãy luôn đi làm đúng giờ

Đi làm đúng giờ có lẽ là một trong những cách tốt nhất để thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn. Vì thế, nếu như bạn có một cuộc họp lúc 9 giờ sáng, hãy đến sớm ít nhất 5 phút. Bạn cũng nên áp dụng quy tắc này mỗi ngày, ngay cả khi không có những cuộc họp quan trọng. Bạn có thể cho rằng đi muộn vài phút chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng công việc nhưng sếp của bạn thì lại suy nghĩ hoàn toàn ngược lại.

4. Thể hiện thái độ tích cực

Cho dù bạn yêu công việc của mình tới đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ có những ngày bạn dường như muốn từ bỏ hết mọi việc. Đó có thể là bởi vì bạn đã xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp hay bị cấp trên trách móc. Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng phải thể hiện một thái độ tích cực và hành xử chuyên nghiệp nhất có thể. Bạn cần phải đặt những cảm xúc cá nhân của mình sang một bên và tự nhắc nhở bản thân rằng bạn yêu công việc này như thế nào.

Để có tác phong làm việc chuyên nghiệp cần rèn luyện đúng cách

5. Trung thực và đáng tin cậy

Sự chuyên nghiệp trong công việc còn thể hiện ở chỗ bạn là một người trung thực và đáng tin cậy, đặc biệt là khi bạn muốn thăng tiến hơn nữa trong công ty. Sếp của bạn cần phải tin tưởng thì mới có thể giao cho bạn mọi việc và tính đến chuyện cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn.
Khi bạn làm sai một việc gì đó, hãy cứ nhận lỗi và sửa lỗi. Đừng cố gắng đổi tội cho người khác, đặc biệt là khi đó là đồng nghiệp của mình. Ngay cả một việc đơn giản như đi làm muộn, bạn cũng hãy cứ thẳn thắn thừa nhận lý do và nộp phạt theo quy định [nếu có].

6. Sắp xếp bàn làm việc gọn hàng, ngăn nắp

Khu vực làm việc gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách để thể hiện bạn là người biết cách tổ chức và sắp xếp công việc. Bạn có thể kiểm soát mọi thứ và nếu cần tìm một tài liệu gì đó, bạn sẽ ngay lập tức biết nó ở đâu. Giữ gìn bàn làm việc sạch sẽ cũng là một cách để bạn thể hiện sự tôn trọng đối với quy định về tác phong làm việc của công ty.

7. Không hành động theo cảm tính

Bất kể bạn đang nói chuyện với ai trong công ty đi chăng nữa thì cũng cần phải lưu ý tới lời nói của mình. Khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn, hãy chắc chắn rằng bạn không nói năng hoặc hành động theo cảm tính. Hãy dừng lại vài phút để suy nghĩ để tránh nói ra những điều không hay khiến bạn phải hối hận sau này.

8. Tập trung làm việc hiệu quả

Mô tả công việc của bạn chỉ yêu cầu bạn phải làm một số công việc cụ thể; tuy nhiên, để cho cấp trên thấy năng lực thực sự của bạn và cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn, bạn cần phải làm tốt nhất những gì có thể. Khi đã hoàn thành mọi việc mà vẫn còn nhiều thời gian, hãy suy nghĩ xem bạn có thể làm gì để cải thiện hiệu quả công việc của mình. Điều này không chỉ cho thấy đam mê của bạn với công việc mà còn chứng tỏ được rằng bất cứ khi nào bạn cũng sẵn sàng đảm nhiệm những công việc mới.

9. Tránh ngồi lê đôi mách

Bất kể nhân viên văn phòng nào cũng rất dễ sa đà vào các câu chuyện ngồi lê đôi mách nơi công sở. Bạn sẽ chỉ cần một cái gật đầu và rồi sẽ cứ bị cuốn theo các câu chuyện nói xấu sau lưng, tin đồn thất thiệt,... ở công ty.
Để rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, tốt nhất là hãy tránh những chuyện như vậy càng xa càng tốt và thậm chí là tránh xa người đồng nghiệp có tính xấu đó.

10. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Bạn có nhận thấy rằng tất cả những doanh nhân thành đạt đều có những hành động cực kỳ chuẩn mực. Họ luôn ngồi ngay ngắn, đứng thẳng người và luôn ngẩng cao đầu mỗi khi di chuyển xung quanh. Nói cách khác, nếu như muốn thể hiện một tác phong làm việc chuyên nghiệp, bạn cần phải bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất này. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn khi giao tiếp với những người xung quanh: đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là cả khách hàng.
Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ chỉ mang lại những lợi ích tốt đẹp. Nó sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những đồng nghiệp khác và giúp bạn bước gần hơn đến những vị trí cao hơn trong công ty. Dù bạn làm ở vị trí nào, giám đốc, quản lý, nhân viên, công việc nào ngay cả nhân viên lễ tân, phục vụ hay nhân viên buồng phòng hãy luôn rèn luyện cho bản thân tác phong chuyên nghiệp để hoàn thành tốt nhất công việc của bản thân.

Không có một giáo trình cụ thể nào liên quan đến việc dạy và học cách thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong công việc. Cách tốt nhất là chính bản thân bạn phải ý thức được mình cần làm gì, đặt ra các nguyên tắc tự rèn luyện cho riêng mình và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc đó. Điều bạn cần làm là rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy thì bạn mới hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất và thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.

Cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

MỤC LỤC:
I. Thế nào là tác phong làm việc chuyên nghiệp?​
II. Cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp

Đọc thêm: Làm gì để được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến?

Đọc thêm: Cách trở thành người đồng hành tin cậy của đồng nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề