Tại sao hút thuốc lá

Thuốc lá điện tử [TLĐT] là loại thuốc lá có chứa nhiều chất độc gây hại cho cơ thể người sử dụng như hóa chất tạo mùi hương, các kim loại và Nicotine. Người sử dụng TLĐT đa phần sẽ lầm tưởng rằng: “khi hút TLĐT không có lan tỏa ra khói hay không có mùi khó chịu như hút thuốc lá điếu thông thường khác nên TLĐT ít độc hại hay không gây độc cho cơ thể người sử dụng và thậm chí nó còn giúp cai thuốc lá điếu thông thường”. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của những loại TLĐT này chẳng kém gì thuốc lá điếu thông thường. Hãy hiểu đúng về nó và nên cân nhắc bản thân trước khi muốn sử dụng.

Vậy, thuốc lá điện tử là gì?

Với thuốc lá điếu thông thường là loại thuốc lá khi muốn hút thì cần phải châm lửa, hít vào và nhả khói ra [tức là người sẽ hít khói vào để cung cấp Nicotine cho phổi].

Với TLĐT thì không cần châm lửa để hút, thay vào đó nó chuyển đổi một lượng dung dịch chất lỏng chứa Nicotine sẽ bốc hơi trong một buồng nóng của thiết bị thành hơi nước hay sương mù để người hút có thể hít vào. Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm: pin, bộ đốt, nơi chứa dịch lỏng và phần ngậm hút.

Tại sao ngày nay việc sử dụng thuốc lá điện tử đang dần phổ biến và ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường?

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng TLĐT trong giới trẻ đang gia tăng rất nhanh. Trong năm 2019, kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy: “Tỷ lệ sử dụng TLĐT tử tăng lên 2,6%”, so với tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2%. Thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội. Một số lý do có thể lý giải như sau:

- Lý do thứ 1: TLĐT có hương vị hấp dẫn. - Lý do thứ 2: Thiết kế sản phẩm ấn tượng tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ. - Lý do thứ 3: Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo và tài trợ cho người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên mạng xã hội. - Lý do thứ 4: TLĐT tài trợ cho các chương trình lễ hội, sự kiện thể thao, âm nhạc,... tương đối nhiều để quảng cáo.

- Lý do thứ 5: Đặc biệt việc trưng bày tại điểm bán TLĐT hấp dẫn, giảm giá sản phẩm, quà tặng hấp dẫn, bán hàng trên các nền tảng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị gián tiếp các sản phẩm thuốc lá trong các tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình.

Ngoài ra, việc tiếp cận thông tin hay sử dụng các dịch vụ trên MXH của giới trẻ rất phổ biến, TLĐT lại đánh mạnh vào việc quảng cáo và mua bán trực tuyến trên những trang của MXH. Vì thế dần dần TLĐT được mọi người biết đến, sử dụng phổ biến hơn và ngày càng trẻ hóa đối tượng sử dụng, thậm chí TLĐT đang có xu hướng xâm nhập vào các trường học nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên, chỉ vì “THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ MUA ĐƯỢC QUÁ DỄ DÀNG”. Một vấn đề đang thật sự đáng báo động hiện nay.

Tác hại của thuốc lá điện tử là gì?

WHO khuyến cáo các quốc gia tốt nhất là cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới, còn nếu cho phép thì cần quản lý chặt để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, một số tác hại mà TLĐT gây ra như sau:

- Gây nghiện - Gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - Gia tăng các bệnh tim mạch: đặc biệt là bệnh mạch vành

- Gia tăng các bệnh ung thư: phổi, vòm họng, thanh quản...

Riêng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai: Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu.

Điều đáng lo ngại hiện nay là việc quảng cáo và mua bán TLĐT không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Những quảng cáo về TLĐT thường là lời tiếp thị có "cánh", quyến rũ người chưa hút tò mò và tìm đến “thử”. Và chính những câu quảng cáo kiểu: "Thuốc lá điện tử sẽ trở thành văn hóa hút thuốc lành mạnh trong tương lai" và với hình ảnh giới thiệu người hút thuốc lá điện tử có thể hút ở mọi nơi cấm hút thuốc lá do khi hút phà hơi không phải là khói thuốc lá, đánh vào tâm lý giới trẻ chưa từng hút thuốc lá sẽ bị hấp dẫn, tò mò và sau đó dẫn đến tập hút thuốc lá.

Mọi người hãy cùng nhau “Nói không với thuốc lá”!

Dù cho bất cứ loại thuốc lá nào, chúng ta đều nói không với nó, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nguồn: Phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với giới trẻ
Nguyễn Đạt Thịnh – Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp.

Thứ Tư, 29/12/2021 | 16:54

Theo nhiều cuộc nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam, đa số người hút thuốc lá đều biết thuốc lá là có hại, nhiều người cũng muốn bỏ và đã thử bỏ nhưng tỷ lệ hút trở lại còn khá cao. Điều này cho thấy bỏ thuốc lá thật sự không dễ. Có những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất là vì thuốc lá chứa Nicotin là một chất có tác động gây nghiện được đánh giá gần bằng Heroin và Cocain. Sau một thời gian hút thuốc lá liên tục khoảng vài tuần cơ thể bị lệ thuộc vào Nicotin cả về thể chất lẫn tâm lý.

+ Lệ thuộc về thể chất có nghĩa là khi ta ngưng hút thuốc đột ngột, cơ thể không còn được cung cấp Nicotin sẽ có những phản ứng khó chịu khiến ta phải hút lại để làm mất những khó chịu đó. Cụ thể những khó chịu khi ngưng hút thuốc có thể bao gồm: căng thẳng, lo âu, dễ nổi nóng, trầm cảm, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi... Những khó chịu này bắt đầu vài giờ sau khi hút điếu thuốc cuối cùng, tăng đến mức tối đa trong vòng 48 - 72 giờ đồng hồ sau và có thể kéo dài đến vài tuần.

+ Lệ thuộc về tâm lý có nghĩa là ta bị những cảm giác thèm thôi thúc khiến ta hút lại mặc dù ta đã bỏ được một thời gian dài và không còn những khó chịu về thể chất như đã nêu trên. Sự lệ thuộc về tâm lý đặc biệt rất mạnh khi ta gặp lại những môi trường quyến rũ cũ như gặp bạn bè hút thuốc, nhất là loại thuốc mà ta thích, vào quán uống cà phê…

- Thứ hai, thói quen hút thuốc. Nói một cách khác người ta còn nghiện cả những động tác thực hiện khi hút thuốc như đốt thuốc, ngậm điếu thuốc, hít, nhả khói thuốc, gõ gõ vào gạt tàn... hoặc nghiện những cảm giác phụ như nhìn khói thuốc bay, ngửi mùi thuốc lá, cảm giác hít hơi thuốc... Cho nên trong việc bỏ thuốc, ngoài việc đối phó với Nicotin người ta còn phải tìm cách để quen dần với sự mất đi những thói quen hoặc những cảm giác phụ này, chẳng hạn trong quá trình cai thuốc có thể làm những động tác thay thế để khỏa lấp bớt sự trống vắng như cầm nắm một cái gì đó, hít thở sâu, ngậm kẹo...

- Thứ ba, một yếu tố quan trọng cuối cùng cũng góp phần làm thất bại những nỗ lực bỏ thuốc đó là áp lực tâm lý từ hoàn cảnh đặc biệt là hoàn cảnh giao tiếp. Một lời nói khích từ bạn bè hoặc một nhu cầu giao tiếp đòi hỏi phải mời thuốc, hút thuốc, một chuyện buồn cần sự lãng quên, một sự căng thẳng cần một đầu óc minh mẫn...

HÃY GỌI 18006606 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CAI NGHIỆN THUỐC LÁ MIỄN PHÍ!

Theo Otis

Video liên quan

Chủ Đề