Tại sao khi thổi sáo ta thổi mạnh âm phát ra càng to

Bài 12.5 trang 28 SBT Vật lí 7

Quảng cáo

Đề bài

Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết về độ to của âm.

Lời giải chi tiết

Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.

Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài 12.6 trang 28 SBT Vật lí 7

    Giải bài 12.6 trang 28 sách bài tập vật lí 7. Biên độ dao động là gì?

  • Bài 12.7 trang 29 SBT Vật lí 7

    Giải bài 12.7 trang 29 sách bài tập vật lí 7. Biên độ dao động của âm càng lớn khi:

  • Bài 12.8 trang 29 SBT Vật lí 7

    Giải bài 12.8 trang 29 sách bài tập vật lí 7. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

  • Bài 12.9 trang 29 SBT Vật lí 7

    Giải bài 12.9 trang 29 sách bài tập vật lí 7. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

  • Bài 12.10 trang 29 SBT Vật lí 7

    Giải bài 12.10 trang 29 sách bài tập vật lí 7. Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay, có đáp án

Trang trước Trang sau

Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng khi dao động.

Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to.

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiBen [dB].

Tai người nghe được các âm có độ to từ 0 đến 130 dB.

Quảng cáo

Ví dụ 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?

 A. Khi biên độ dao động lớn hơn

 B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn

 C. Khi tần số dao động lớn hơn

 D. Khi tần số dao động nhỏ hơn

Âm phát ra càng lớn khi biên độ dao động càng lớn, âm phát ra nhỏ hơn khi biên độ dao động nhỏ hơn.

Chọn D

Ví dụ 2: Độ to của âm đến lúc làm đau nhức tai người được gọi là ngưỡng đau vào khoảng:

 A. 100dB

 B. 120dB

 C. 130dB

 D. 230dB

Ngưỡng đau nhức tai người là 130 dB.

Chọn C

Ví dụ 3: Làm cách nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?

 A. Làm một chiếc trống có tang trống to cao

 B. Kéo căng mặt trống

 C. Gõ mạnh vào mặt trống

 D. Làm đồng thời cả ba cách trên

Quảng cáo

Để tiếng trống to thì ta cần gõ mạnh hơn vào mặt trống. Vì như vậy biên độ dao động của mặt trống sẽ lớn và âm thanh phát ra to hơn.

Để tiếng trống phát ra cao thì cần kéo căng mặt trống, như vậy tần số dao động của mặt trống sẽ lớn và âm phát ra cao hơn.

Đồng thời làm một chiếc trống có tang trống to cao, giúp cho âm thanh cao, to hơn.

Chọn D

Câu 1: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?

 A. Biên độ dao động âm

 B. Tần số và biên độ dao động âm

 C. Biên độ và thời gian dao động âm

 D. Tất cả các yếu tố trên

Hiển thị đáp án

Yếu tố biên độ dao động âm quyết định độ to của âm.

Chọn A

Câu 2: Các vật phát âm có số liệu như sau âm nào sẽ trầm và to?

 A. 50Hz- 100dB

 B. 100Hz- 50dB

 C. 50Hz- 50dB

 D. 100Hz- 100dB

Hiển thị đáp án

Để đo độ to của âm, người ta dùng đơn vị là dB, số dB càng lớn tức là âm càng to.

Âm có tần số càng lớn thì càng cao, âm có tần số càng thấp thì càng trầm.

Vậy trong các âm trên, âm có tần số 50 Hz trầm hơn, và âm có độ to 100 dB là to hơn.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 3: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng

 A. 20 dB

 B. 60 dB

 C. 5 dB

 D. 120 dB

Hiển thị đáp án

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng 60 dB

Chọn B

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Một người đang chơi trống [hình dưới]. Gõ mạnh, mặt trống dao động …. [1]…, biên độ dao động ….[2]…., âm phát ra ….[3]….

Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động ….[4]…, biên độ dao động …[5]…., âm phát ra…[6]…..

Hiển thị đáp án

Một người đang chơi trống [hình dưới]. Gõ mạnh, mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn , âm phát ra to.

Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ, âm phát ra bé.

Các từ cần điền: [1]: mạnh; [2]: lớn; [3]: to; [4]: nhỏ; [5]: nhỏ; [6]: bé.

Câu 5: Em hãy ước lượng và chọn các giá trị độ to của âm [ở cột bên trái] cho phù hợp với số liệu đã cho [ở cột bên phải].

Hiển thị đáp án

1-[C]; 2 – [E]; 3- [D]; 4 – [B]; 5 – [A].

Câu 6: Có người khẳng định rằng: Khi ông ta nghe tiếng sáo diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng kiến thức vật lý, em hãy giải thích và cho biết ông ấy nói đúng hay sai?

Hiển thị đáp án

Sáo diều phát ra âm thanh là nhờ sự dao động của phần không khí bên trong ống sáo. Khác với sáo trúc do người thổi, luồng không khí trong ống sáo trúc dao động do luồng hơi từ miệng người thổi vào. Còn ống sáo diều, luông không khí dao động do gió trời thổi vào trong ống sáo. Vì vậy khi gió to thì không khí dao động mạnh, biên độ dao động lớn, tiếng sáo to hơn. Khi gió nhẹ, không khí dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ hơn, tiếng sáo bé hơn. Do đó, có thể dựa vào tiếng sáo diêu để biết được gió mạnh hay yếu. Người đó nói như vậy là đúng.

Câu 7: GV thể dục muốn tập trung HS từ các địa điểm khác nhau về một chỗ thì phải thổi còi thật mạnh. Hãy giải thích việc làm đó.

Hiển thị đáp án

Vì các học sinh ở các địa điểm khác nhau, nên âm thanh cần phải to để có thể truyền được đến tai các học sinh. Để các em nghe thấy tiếng còi, thấy giáo phải thổi thật mạnh, để tạo ra luồng không khí dao động với biên độ lớn bên trong còi, làm tiếng còi to hơn.

Câu 8: Khi các ca sĩ biểu diễn trước công chúng, tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Cho biết công dụng của máy tăng âm?

Hiển thị đáp án

Trong các buổi biểu diễn trước công chúng, thường có rất nhiều người xem, không gian tổ chức lại rất rộng [ thường ở ngoài trời hoặc sân vận động], đồng thời người xem cũng phát ra nhiều âm thanh, tiếng ồn, nên dù người nghệ đã hát rất to thì những người ở xa cũng không nghe rõ được. Người ta sử dụng hệ thống tăng âm làm khuếch đại âm thanh [tiếng hát] của người ca sĩ, làm âm thanh trở nên to hơn rất nhiều lần, để mọi người dù ở xa đều nghe được.

Tác dụng của bộ tăng âm là để khuếch đại âm thanh, làm cho âm thanh to hơn nhiều lần.

Câu 9: Rắc một ít cát trên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Khi trống phát ra âm thanh lúc to, lúc nhỏ thì sự dao động của những hạt cát trên mặt trống khác nhau thế nào?

Hiển thị đáp án

Khi mặt trống phát ra âm thanh to, thì mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên cao.

Khi mặt trống phát ra âm thanh nhỏ, thì mặt trống dao động yếu hơ, biên độ dao động nhỏ, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên thấp hơn.

Vậy khi đó, ta thấy các hạt cát nảy lên cao, thấp khác nhau theo độ to, nhỏ của âm thanh do trống phát ra.

Câu 10: Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra [tiếng u …u…], trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra [như hình]. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?

Hiển thị đáp án

Âm thoa dao động với biên độ nhỏ thì âm do nó phát ra nhỏ, nhưng vì tần số âm do âm thoa phát ra nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz, tức là khoảng tần số tai người nghe được nên ta nghe thấy tiếng u…u… Còn con lắc, tuy dao động với biên độ lớn, nhưng vì tần số dao động nhỏ hơn 20 Hz nên tai ta không nghe được âm thanh của nó.

Câu 11: Trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Dựa vào kiến thức vật lý đã học hãy cho biết câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?

Hiển thị đáp án

Câu nói : “Thùng rỗng kêu to” thường dùng để chỉ trích những người làm việc thì ít nhưng nói thì nhiều. Tuy nhiên, về mặt vật lý thì câu nói đó rất đúng. Có hai chiếc thùng như nhau, nhưng một thùng rỗng còn một thùng có đựng nhiều đồ vật. Nếu ta dùng dùi gõ mạnh như nhau vào hai chiếc thùng đó thì chiếc thùng nào rỗng sẽ phát ra âm thanh to hơn.

Ta có thể giải thích như sau:

+ Đối với thùng đựng nhiều đồ vật bên trong, ta gõ vào mặt thùng [hay thành thùng] thì mặt thùng [hay thành thùng] sẽ dao động với biên độ nhỏ vì bị các đồ vật đựng bên trong cản lại, nên âm thanh phát ra nhỏ.

+ Đối với thùng rỗng, khi bị gõ vào mặt thùng [hay thành thùng] thì mặt thùng [hay thành thùng] sẽ dao động với biên độ lớn vì bên trong chỉ có không khí nên ít gặp sự cản trở khi dao động. Vì vậy nó sẽ phát ra âm thanh to hơn.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 10 [có đáp án]: Nguồn âm

Trang trước Trang sau

  • Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 10: Nguồn âm [hay, chi tiết]

Bài 1: : Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.

B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.

C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.

D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các cột không khí ở trong sáo chứ không phải là các lỗ sáo. Các lỗ sáo chỉ có tác dụng điều chỉnh cho các cột không khí này dài, ngắn khác nhau mà thôi.

Bài 2: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. dùi gõ B. các thanh đá

C. lớp không khí D. dùi gõ và các thanh đá

Hiển thị đáp án

Vật phát ra âm thanh là các thanh đá khi người ta dùng dùi gõ vào đàn đá.

Bài 3: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh.

Nguồn âm là:

A. sợi dây cao su B. bàn tay

C. không khí D. Cả A và C

Hiển thị đáp án

Dùng tay bật sợi dây cao su, nguồn âm là sợi dây cao su.

Bài 4: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:

A. các lớp không khí va chạm nhau.

B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.

C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.

D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.

Hiển thị đáp án

Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là lớp không khí ở đó dao động mạnh do khi có tia lửa điện [tia sét] phóng qua không khí làm nó giãn nở nhanh.

Quảng cáo

Bài 5: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:

A. luồng gió B. luồng gió và lá cây

C. lá cây D. thân cây

Hiển thị đáp án

Luồng gió [luồng không khí] và lá cây đều dao động ⇒ Vật phát ra âm thanh là luồng gió và lá cây.

Bài 6: Lựa chọn phương án đúng?

Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì:

A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.

B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.

C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.

D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.

Hiển thị đáp án

Ta nghe thấy âm thanh của mặt bàn vì mặt bàn là vật dao động, dao động rất nhanh nên ta không thấy được.

Quảng cáo

Bài 7: Khi ta đang nghe đài thì:

A. màng loa của đài bị nén lại B. màng loa của đài bị bẹp lại

C. màng loa của đài dao động D. màng loa của đài bị căng ra

Hiển thị đáp án

Các vật phát ra âm đều dao động ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 8: Chuyển động như thế nào gọi là dao động?

A. Chuyển động theo một đường tròn.

B. Chuyển động của vật được ném lên cao.

C. Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.

D. Cả 3 dạng chuyển động trên

Hiển thị đáp án

Dao động là sự chuyển động [rung động] lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 9: Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. Dây đàn dao động B. Không khí xung quanh dây đàn

C. Hộp đàn D. Ngón tay gảy đàn

Hiển thị đáp án

Dây đàn dao động nên phát ra âm thanh.

Bài 10: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Người diễn viên phát ra âm.

B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.

C. Màn hình tivi dao động phát ra âm

D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm

Hiển thị đáp án

Nguồn âm là màng loa trong tivi dao động nên ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi.

Bài 11: Ban đêm vắng lặng, ta có thể nghe tiếng vo ve của muỗi. Tiếng này phát ra từ miệng của nó hay là do một bộ phận nào khác phát ra?

Hiển thị đáp án

Tiếng vo ve của muỗi không phải từ miệng muỗi. Thực ra muỗi cũng có những lúc kêu bằng miệng nhưng tiếng kêu đó rất nhỏ và ít khi có thể nghe được. Âm thanh vo ve mà chúng ta thường nghe được chính là do sự dao động của cánh muỗi khi nó bay phát ra. Khi muỗi không bay thì không có tiếng phát ra, khi bay nhanh thì tiếng phát ra cao hơn khi bay chậm.

Bài 12: Hãy giải thích tại sao cũng là rót nước từ ấm vào cốc nhưng khi rót từ trên cao xuống thì có âm thanh phát ra, còn để vòi ấm thật thấp [sát với về mặt đáy cốc khi cốc chưa có nước hoặc sát bề mặt nước trong cốc khi cốc đã có nước] thì không có âm phát ra?

Hiển thị đáp án

Vì khi rót từ trên cao xuống thì tạo dòng nước đập mạnh vào bề mặt ở dưới làm nước và không khí ở vùng đó dao dộng tạo nên âm thanh. Khi để vòi ấm thấp thì dòng nước chảy ra đập không đủ mạnh vào bề mặt bên dưới nên không tạo được dao động để tạo ra âm thanh.

Bài giảng: Bài 10 : Nguồn âm - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề