Tại sao lại chọn công việc kinh doanh

Bây giờ bạn đã có 20 lý do để thôi việc chờ đợi và bắt tay vào xây dựng tất cả mọi thứ.

Nếu bạn là một doanh nhân, chắc hẳn bạn đã nghe hàng triệu lý do để không đi vào kinh doanh như quá mạo hiểm, nhiều rủi ro, bạn có thể bị nợ nần, mất ngủ,… Nhưng bất chấp tất cả, mọi người đều bị thu hút vào thế giới của những startup. Chắc hẳn có những lý do nào đó vô cùng hấp dẫn khiến nhiều người thực hiện những bước nhảy vọt và bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình. Có thì có rất nhiều, còn nếu bạn cần thêm nhiều lý do để bắt đầu kinh doanh cho riêng mình. Thì đây:

1. Tiết kiệm thời gian

Bạn sẽ mất một thời gian đầu để thiết lập công việc kinh doanh riêng của mình, thời gian làm việc nhiều mà mức lương thấp hoặc có thể không có. Tuy nhiên, nếu mọi việc suôn sẻ và bắt đầu đi vào ổn định thì lúc này, tự do chính là món quà bạn được đền đáp xứng đáng. Bạn có thể tự làm chủ thời gian của mình mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, điều này thật tuyệt phải không!

2. Có một câu chuyện để kể

Bất cứ khi nào bạn nói với ai đó rằng bạn đang có một công việc kinh doanh riêng, họ sẽ luôn muốn biết những gì bạn đang làm. Bạn làm như thế nào và bạn đã làm những gì? Tôi luôn cung cấp một hay hai câu chuyện, và tôi lấy những phần quan trọng nhất làm đề tài chính [khi bạn làm việc cho một công ty, chắc hẳn họ sẽ không thích bạn kể lể quá nhiều].

3. Những lợi ích về thuế

Một số doanh nghiệp hay cả những người kinh doanh tự do như hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân,… có thể tận dụng những lợi thế do đặc điểm của thuế mang lại. Các doanh nghiệp có thể kê khai những chi phí như sinh hoạt, đi lại,… phát sinh trong công việc. Ngoài ra, có những  startup còn được hưởng những ưu đãi khác từ chính phủ. Đó là một trong những ưu thế mà bạn được hưởng khi tiến hành kinh doanh riêng.

4. Tự tin

Khi bạn tự xây dựng một cái gì đó thành công, cảm giác của bạn hẳn là rất tuyệt. Bạn đã có một mục tiêu, một tầm nhìn, rồi bạn thực hiện để đạt được nó và cuối cùng là tận hưởng những thành quả mà nó mang lại. Bạn có thể tự hào nói rằng: “Chính tôi đã làm nó”. Ngoài ra, sẽ thật đáng tự hào khi chính bạn dùng lợi nhuận của doanh nghiệp để trả lương cho nhân viên.

5. Thế hệ sau của bạn

Nếu bạn là một bác sĩ, một thợ điện nước, một người lái xe bus, bạn sẽ trải qua sự nghiệp của mình mà không để lại được cho con cháu. Tuy nhiên, nếu bạn là một doanh nhân, sở hữu doanh nghiệp riêng, bạn sẽ để lại cho thế hệ sau gia tài chính là cơ sở kinh doanh đó. Và bạn trở thành một tấm gương để chúng học tập và noi theo. Chúng sẽ tự hào về bạn, vì bạn chính là người thiết lập nên công ty của gia đình.

6. Công việc được đảm bảo

Đã bao giờ bạn nghỉ việc, bị cắt giảm lương hoặc bị sa thải chưa? Nếu có, bạn nên biết: sự an toàn trong công việc sẽ nằm trong tay bạn vì bạn là ông chủ của chính mình. “Sàn diễn” này là của bạn đừng bỏ cuộc.

7. Mạng lưới kinh doanh

Doanh nhân là những con người của xã hội. Họ yêu thích việc gặp nhau, trao đổi những câu chuyện và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đồng nghiệp và bạn bè xung quanh bạn sẽ tăng lên khi bạn là doanh nhân, như các nhà sáng lập họ học hỏi và thách thức lẫn nhau để tồn tại.

8. Hoàn thành công việc tốt

Thực ra, điều này không chỉ dành riêng cho các doanh nhân. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nguồn lợi nhuận của công ty bạn, kiểm soát dòng tiền vì nó là của bạn, và việc quyết định phân bổ lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào bạn. Bạn có thể tài trợ cho một tổ chức từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận nào đó hay đơn giản là cá nhân bạn chỉ muốn làm gì đó cho xã hội. Thật sự mà nói đây là một trong những điều tuyệt vời nhất khi làm chủ doanh nghiệp.

9. Sự mới lạ

Là con người, hầu hết chúng ta đều yêu thích những trải nghiệm mới nhưng hiếm khi bạn có thể trải nghiệm một loạt những sự vật mới từ bên trong căn phòng bé nhỏ của bạn. Điều này sẽ thay đổi khi bạn chạy một công việc kinh doanh của riêng mình. Bắt đầu kinh doanh cho riêng mình sẽ khiến bạn đối mặt với những thử thách mới hay những trải nghiệm mới lạ trong cuộc sống.

10. Sự giúp đỡ

Có cố vấn và nhận được sự cố vấn là một trong những trải nghiệm đáng quí nhất của tôi. Bạn học hỏi được từ cố vấn của mình và được một số người ít kinh nghiệm hơn giúp đỡ sẽ khiến bạn hài lòng. Từ những trải nghiệm [hay những câu chuyện khác], cộng đồng kinh doanh luôn sẵn sàng để cung cấp cho bạn những giải pháp hỗ trợ tốt nhất.

11. Trở thành một chuyên gia

Điểm này đi cùng với sự giúp đỡ. Bất kể những gì bạn làm với tư cách là doanh nhân, bạn sẽ trở nên rất giỏi nếu bạn gắn bó với nó. Hãy tận dụng nó, nó sẽ cho bạn sự hăng hái trong công việc. Bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn về chuyên môn của bạn, hãy viết về nó và truyền tải thông điệp của mình.

12. Kỹ năng

Mọi người hỏi tôi cách làm sao để học SEO, phương tiện truyền thông, pay-per click, PR và tất cả các kỹ thuật marketing mà tôi đã tận dụng. Tôi nói với họ là tôi ráng gượng học, nếu không thì sẽ không thể tồn tại. Tương tự với: bảng tính điện tử, cân bằng ngân sách, cách đàm phán hợp đồng và một số kỹ năng khác tôi chọn lọc ra được bởi vì tự bản thân cố gắng là nguồn động lực lớn nhất. Trong lúc học hỏi các kỹ năng mới có thể rất khó khăn và tốn thời gian, nhưng kết quả có được là rất khả thi. Vì những kỹ năng này sẽ là lợi thế trong suốt cuộc đời của bạn.

13. Sự kiên định

Những gì tôi đã làm được với tư cách là doanh nhân đã ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của tôi. Tôi từng là người ngại phải thay đổi. Nhưng việc là chủ doanh nghiệp hơn một thập kỷ qua đã buộc tôi trở thành người tận tụy và kiên quyết trong sự nghiệp [bây giờ tôi có thể giải quyết các kế hoạch phiền toái một cách dễ hơn]. Tôi cũng trở nên tốt hơn với tư cách là người cha và người chồng nhờ vào sự kiên định mà tôi đã học được.

14. Sự nhận dạng

Có thể nhận ra các doanh nhân trong lĩnh vực nào và trong nền công nghiệp nào thông qua sự quyết định của từng khu vực, địa phương hay quốc gia. Đây không nên là lý do duy nhất để bạn bắt đầu việc kinh doanh riêng,  nhưng công nhận là thật tuyệt khi có được sự nhận dạng như vậy.

15. Độc lập về tài chính

Thành thật mà nói, đây có thể là lý do lớn nhất mà người ta tự mình kinh doanh. Và đây là điều tốt! Và đáng để bạn mong muốn. Dù bạn có xác định độc lập về tài đến mấy đi nữa – tiền dự trừ khi về hưu, nguồn vốn không giời hạn hay có tiền để mua được tất cả những gì bạn muốn – tinh thần kinh doanh giúp bạn có thể đạt được. Tin tôi đi, tiền không mua được hạnh phúc, nhưng nhờ nó nên việc kiếm được hạnh phúc sẽ dễ hơn rất nhiều.

16. Sự tái tạo

Tôi đã thành lập và bán một số công ty trong suốt sự nghiệp của tôi. Và mỗi lần tôi bán một công ty, tôi đang đứng trước cơ hội để tự tái lại lại tất cả về bản thân tôi. Mặt khác, nếu tôi nhận được một bằng luật sư, thì tôi sẽ là một luật sư [không có nhiều trường hợp có thể khôi phục lại bản thân]. Nhưng là một doanh nhân, tôi có thể trở thành bất kỳ ai mà tôi muốn.

17. Dám thay đổi Thế Giới

Mọi người đều cười đùa với câu nói của doanh nhân là họ sẽ thay đổi thế giới. Thật là khó có tưởng tượng được làm sao mà một kiosk – một phụ kiện trên điện thoại đi động trong một trung tâm thế giới sẽ thay đổi thế giới. Nhưng đã có người thành công. Hãy nhìn xem Elon Musk, Bill Gates, Sergey Brin và vô số các doanh nhân khác đã thật sự thay đổi thế giới chỉ với một vài hay nhiều phương pháp.

18. Tạo ra nhiều việc làm

Không có gì hài lòng bằng việc biệt được bạn là người chịu trách nhiệm cho sự thành công của nhân viên. Những ý tưởng mà bạn cung cấp cho họ cơ hội để kiếm sống, chu cầu cho gia đình và thực hiện ước mơ của mình.

19. Thương hiệu của riêng mình

Được mọi người biết đến với cái gì đó  thì thật là thú vị. Họ sẽ bắt đầu giới thiệu về bạn như những anh chàng marketing, hay các chuyên gia bán lẻ hay các cố vấn phần mềm. Bạn được công nhận là gì cũng được, thật thú vị để dựa vào điều này mà xây dựng thương hiệu cho mình.

20. Lý do của bạn

Tôi đã đưa ra danh sách với một loạt lý do tại sao tôi lại kinh doanh. Nhưng tất cả các vấn đề đó có thực sự là lý do để bạn bắt đầu kinh doanh riêng. Vậy, Nó là gì? Hãy chia sẻ cho chúng tôi.

Mike Templeman

Nguồn: //www.entrepreneur.com/article/234916

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang có dự định đăng ký xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh. Vậy ưu nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh là gì? Tại sao chọn ngành Quản trị kinh doanh mà không phải ngành nào khác? Cùng tìm hiểu về quản trị kinh doanh chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tại sao bạn chọn ngành Quản trị kinh doanh?

Chắc hẳn những bạn có dự định đăng ký học ngành Quản trị kinh doanh đều đã có những lý do cho riêng mình. Nếu bạn đang đứng giữa nhiều lựa chọn về ngành học, hãy tìm hiểu một số lý do vì sao nên chọn ngành Quản trị kinh doanh được chia sẻ dưới đây nhé!

Có cơ hội việc làm cao

Với một nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, nhiều công ty doanh nghiệp ra đời. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực ngành Quản trị kinh doanh ngày một tăng cao. Hiện nay, trường Đại học Đông Á đã kết nối với hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và thỏa thuận hợp tác với hơn 30 tập đoàn, công ty lớn ở nước ngoài, điều đó mở ra cơ hội việc làm cao cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị kinh doanh tại trường.

Cơ hội việc làm cao cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị kinh doanh

Giúp phát triển bản thân toàn diện

Chương trình học Quản trị kinh doanh tại trường được thiết lập dựa trên nền tảng phát triển chuyên sâu, nhờ đó giúp sinh viên phát triển bản thân một cách toàn diện. Đồng thời phát huy năng lực chuyên môn tại các doanh nghiệp. Thông qua các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, sinh viên có cơ hội phát triển các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý đội ngũ…..

Môi trường làm việc năng động, sáng tạo

Quản trị kinh doanh bao gồm các công việc thực hiện hành vi quản trị quá trình kinh doanh, duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh bao gồm nhiều ngành chuyên sâu như: Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh tổng hợp, kinh doanh xuất nhập khẩu, quản trị truyền thông….. chính vì vậy đây là môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

👉  Xem thêm: Học ngành quản trị kinh doanh có khó không?

Về cơ bản, phương thức đào tạo kinh doanh tại các nước khá giống nhau nên các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị kinh doanh có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế.

Triển vọng thăng tiến nhanh

Quản trị kinh doanh có nhiều ngành chuyên sâu, chính vì vậy bạn có thể đảm nhiệm, chuyển việc hoặc thuyên chuyển sang các công việc khác một cách dễ dàng. Nếu bạn có năng lực, làm việc tốt, xuất sắc, triển vọng thăng tiến của ngành Quản trị kinh doanh rất cao. Bạn có thể sẽ được đề bạt vào các vị trí cao hơn đảm nhận những chức vụ nặng nề hơn.

Triển vọng thăng tiến nhanh

Mức thu nhập chủ động, không giới hạn

Một trong những lý do vì sao lại chọn ngành Quản trị kinh doanh đó chính là mức thu nhập không giới hạn.

Là một quản trị viên bạn thường phải làm việc trong môi trường đầy biến động. Chính vì vậy việc ra quyết định, trực tiếp tổ chức hoặc thực thi quyết định kinh doanh luôn phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn.Chính vì vậy, bạn sẽ nhanh chóng được xem xét đề bạt, tăng lương hoặc có các khoản phụ cấp, thưởng nóng.

Tạo việc làm cho NLĐ, tăng thu nhập cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, những người làm kinh doanh luôn không ngừng tìm kiếm, mở rộng tệp khách hàng để tăng hiệu quả kinh doanh, mang về nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy, các nhà quản trị viên không ngừng tìm kiếm nhân lực, nguồn lao động để đáp ứng sự phát triển đó. Điều đó giúp tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.

Được xã hội tôn trọng & đánh giá cao

Ngoài các nghề như nhà giáo, thầy thuốc, quân đội, công an…. thì những người hoạt động kinh doanh cũng được được đánh giá cao và dành 1 ngày riêng để tôn vinh đấy nhé. Đó chính là ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hàng năm.

Tự khởi nghiệp kinh doanh

Tự khởi nghiệp kinh doanh cũng là một trong những lý do vì sao chọn ngành Quản trị kinh doanh. Từ những kiến thức, kỹ năng học được, tự kinh doanh sẽ giúp bạn làm chủ tài chính, thoải mái về thời gian, không lo bị sa thải và luôn có việc để làm, luôn có trải nghiệm mới mẻ cho bản thân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ưu và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh

Ngoài việc tìm hiểu những lý do tại sao lại chọn ngành Quản trị kinh doanh, chúng ta hãy cùng điểm qua ưu và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh nhé.

Ưu và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh

Ưu điểm của ngành Quản trị kinh doanh

  • Học tư duy để trở thành nhà quản trị, nhà quản lý
  • Có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cao
  • Mang đến nhu cầu việc làm cao
  • Có cơ hội được tiếp cận, học nhiều mảng kiến thức.

Nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh

Bên cạnh ưu điểm của ngành Quản trị kinh doanh, có một số nhược điểm:

  • Học lan man, nhiều kiến thức nên sinh viên có thể học trước quên sau nếu không được thực tập, trải nghiệm thực tế.
  • Có nhiều cơ hội, con đường lựa chọn nên phân vân không biết nên chọn con đường nào.
  • Dễ rơi vào thất nghiệp nếu không chú trọng học tập
  • Đòi hỏi người học một thái độ nghiêm túc, sự chăm chỉ, chủ động.
  • Yêu cầu người học có bản lĩnh, không ngại khó khăn, vất vả.
  • Đòi hỏi người học có niềm đam mê, khát khao khởi nghiệp, kinh doanh.

Mỗi ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau đều có những ưu nhược điểm riêng. Bên cạnh năng lực, sự chăm chỉ của bản thân thì một môi trường học tốt đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bản thân.

👉  Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay marketing?

Trường Đại học Đông Á là một trong những ngôi trường lớn nhất tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đào tạo Quản trị kinh doanh bạn có thể  theo học.

Tại đây, ngành Quản trị kinh doanh có chương trình học được cập nhật và thiết kế theo chương trình học của các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định giáo dục trong đào tạo lĩnh vực quản trị.

Chương trình học còn bao quát khối kiến thức và trang bị kỹ năng theo module nghề nghiệp đảm bảo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay.

Lơi ích khi sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh tại Đại Học Đông Á

Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Đại học Đông Á sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng truyền thông, kỹ năng mềm….. đảm bảo có một hành trang tốt sau khi ra trường và có một công việc ổn định theo ngành nghề đã chọn.

Từ những thông tin được chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được những ưu và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh để từ đó lý giải được tại sao chọn ngành Quản trị kinh doanh. Nếu bạn đang có dự định đăng ký vào ngành học này, hãy cân nhắc một một trường học tập lý tưởng như Đại học Đông Á nhé.

Video liên quan

Chủ Đề