Thuế lạm phát là gì ai là người chịu thuế lạm phát

Thuế và lạm phát MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ LẠM PHÁT 31.1. Thuế: 31.1.1. Khái niệm 31.1.2. Đặc điểm cơ bản 31.1.3. Vai trò của thuế 41.1.4. Phân loại hệ thống thuế Việt Nam: 41.2. Lạm phát 51.2.1. Khái niệm lạm phát 51.2.2. Phân loại lạm phát 61.2.3. Các chỉ số đo lường lạm phát 61.2.4. Nguyên nhân dẫn đến Lạm phát 71.2.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ 71.2.4.2. Lạm phát do cầu kéo [Demand – pull inflation] 81.2.4.3. Lạm phát do cung [lạm phát do chi phí đẩy] 9CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VÀ LẠM PHÁT 122.1. Tìm hiểu về thuế lạm phát 122.2. Tác động của lạm phát lên thuế 132.2.1. Tác động của lạm phát lên thuế gián thu 132.2.2. Tác động của lạm phát lên thuế trực thu 132.3. Thuế điều chỉnh lạm phát 172.3.1. Thuế trực thu tác động tới lạm phát 172.3.2. Thuế gián thu tác động tới lạm phát 21KẾT LUẬN 23LỜI MỞ ĐẦU1Thuế và lạm phát Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Và việc quan tâm tới lạm phát trong vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, luônlà chủ đề mà các nhà làm chính sách quan tâm. Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát, Thuế không là ngoại lệ. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế được xây dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Bởitrong quá trình thực thi, chính sách thuế ít nhiều chịu ảnh hưởng, chi phối từ lạm phát. Vì vậy, việc tìm hiểu sự tác động qua lại giữa Thuế và lạm phát là cần thiết, để giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ tương hỗ giữ chúng, cũng như hiểu rõ hơn về chính sách thuế trong vai trò kiềm chế lạm phát hiện nay. 2Thuế và lạm phát Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ LẠM PHÁT1.1. Thuế1.1.1. Khái niệmThuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nướctheo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích côngcộng.1.1.2. Đặc điểm cơ bảna. Tính bắt buộtTính bắt buột là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế vớicác hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Nhà kinh tế họcnổi tiếng Joseph E. Stiglitz cho rằng: “ Thuế khác với đa số những khoản chuyểngiao tiền từ người này sang người kia. Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đólà tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”b. Tính không hoàn trả trực tiếp.Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế. Trướckhi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộngnào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàntrực tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đốiviệc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởngnhững lợi ích trực tiếp từ Nhà nước.Đặc điểm này giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản phí, lệphí và tín dụng Nhà nước bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phầnnào đó mang tính chất tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản phải trả và lợi íchdịch vụ mà họ nhận được.c. Tính pháp lý caoĐặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao.Điều đó được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà kinh tế họcJoseph E. Stiglitz nói rằng: “ Việc chuyển giao bắt buộc này giống như là ăn trộm,chỉ có một điểm khác chủ yếu là : trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự3Thuế và lạm phát nguyện, thì cách chuyển qua Chính phủ có mang tấm áo choàng hợp pháp và sự tôntrọng do các quá trình chính trị ban cho”.1.1.3. Vai trò của thuế- Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nướcNgay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện động viênnguồn tài chính cho Nhà nước. Đây chính là vai trò truyền thống, căn bản của thuế.Nhờ có vai trò này mà Nhà nước mới có thể có trong tay mình nguồn tiền tệ cầnthiết để chi tiêu cho các hoạt động của mình, đồng thời tạo ra những tiền đề để Nhànước tiến hành tái phân phối sản phẩm xã hội theo các mục tiêu quản lý được đặt ra.Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quantrọng nhất. Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu củangân sách. Ở nước ta, nếu không tính các khoản thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuếcũng thường chiếm trên 90% tổng các khoản thu của Ngân sách Nhà nước trongvòng một thập kỷ trở lại đây.- Điều tiết kinh tế vĩ môChức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc qui địnhcác hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đốitượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năngcủa người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế. Trên cơ sở đó,Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi íchcủa xã hội. Trong điều kiện cơ chế thị trường, khi sự can thiệp trực tiếp của Nhànước vào nền kinh tế ngày càng hạn chế thì việc sử dụng công cụ thuế như một biệnpháp điều chỉnh vĩ mô mang lại hiệu quả cao. Vai trò này xuất phát từ khả năng táiphân phối của cải làm thay đổi tương quan lực lượng vật chất của các đối tượngđiều chỉnh trong nền kinh tế. /.1.1.4. Phân loại hệ thống thuế Việt Nam- Thuế môn bài- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. -Thuế tiêu thụ đặc biệt.4Thuế và lạm phát -Thuế giá trị gia tăng- Thuế Thu nhập doanh nghiệp- Thuế Thu nhập cá nhân- Thuế tài nguyên- Thuế sử dụng đất nông nghiệp- Thuế nhà đất [thuế sử dụng đất phi nông nghiệp]1.2. Lạm phát1.2.1. Khái niệm lạm phát Trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế, không ít các nhàkinh tế đã đi tìm và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Có những quanđiểm tiếp cận theo hướng tập trung những nguyên nhân gây ra lạm phát, hoặc cũng cótrường phái đi sâu vào ảnh hưởng của nó tác động đến nền kinh tế, an sinh xã hội Song cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất hoàn toàn vềlạm phát. Tuy nhiên, có thể kể ra một số các quan điểm khác nhau về lạm phát như sau: Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Điều này cóthể được tóm tắt trong phương trình của Fisher: M.V = P.YNếu tổng khối lượng tiền lưu hành [M] tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóadịch vụ được trao đổi [Y] giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình [P] phải tăng. Và nếuthêm vào đó là tốc độ lưu thông tiền tệ [V] tăng thì [P] lại tăng rất nhanh. Quan điểmtrên giúp ta hiểu rõ về hiện tượng lạm phát, nhưng không chỉ ra nguyên nhân nào dẫnđến lạm phát. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mứcđảm bảo, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa [tưliệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động]. Khi mức giá chung của giácả và chi phí tăng, thì lạm phát xảy ra.5Thuế và lạm phát Như vậy, dù khác nhau về cách nhìn nhận, nhưng các quan điểm này đều đề cậpđến một khía cạnh, đó là sự gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫnđến đồng tiền bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt trongnền kinh tế.1.2.2. Phân loại lạm phátBiểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa. Xuất pháttừ quan điểm này, các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phânlạm phát ra làm 3 mức độ: Lạm phát v^a phải [còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số],lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm ở giới hạn dưới 10% mộtnăm. Với mức độ lạm phát vừa phải thì giá cả tăng dao động xung quanh mức tăng củatiền lương, trong điều kiện như thế thì giá trị tiền tệ không biến động nhiều, tạo điềukiện thuận lợi cho kinh tế phát triển.Lạm phát cao [còn gọi là lạm phát phi mã]Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 100%/năm. Lạm phát phi mãxảy ra sẽ làm cho đồng tiền mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, gây biếnđộng lớn về kinh tế, xã hội.Siêu lạm phát [còn gọi là lạm phát siêu tốc]Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hằng nămtrở lên. Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư gây chết người, cónhững tác hại vô cùng nguy hiểm đến kinh tế-xã hội.1.2.3. Các chỉ số đo lường lạm phátMức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát [kí hiệu If]: là tỷ lệ phầntrăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước.Mức giá chung [hay chỉ số giá] được hiểu là mức giá trung bình của tất cả hànghóa và dịch vụ trong nền kinh tế cuả kì này so với kì gốc.Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉsố này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng6Thuế và lạm phát như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổbiến của chỉ số lạm phát:  Chỉ số giá hàng tiêu dùng [CPI] Chỉ số giá hàng sản xuất [PPI] Chỉ số giảm phát theo GDP [Id]1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến Lạm phátTiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, các nhà kinh tế học đã chỉ ra nhữngnguyên nhân gây ra lạm phát. Có 3 nguyên nhân chính là: 1.2.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệNhững nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cungtiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình sốlượng sau: M.V = P.YTrong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa V: Tốc độ lưu thông tiền tệ P: Chỉ số giá [mức giá trung bình] Y: Sản lượng thực Học thuyết này cho rằng khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũngtăng theo tương ứng [vì V và Y gần như không đổi trong ngắn hạn]. Nội dung họcthuyết tập trung luận giải những yếu tố hình thành giá cả có liên quan trực tiếp đến:  Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiêu dùng [cầu hàng hóa, dịchvụ];  Cung hàng hoá và dịch vụ;  Mối tương quan giữa cung và cầu hàng hoá;  Giá cả sản xuất.Tất cả các yếu tố hình thành giá cả được xem xét như là nguyên nhân tăng giá.Về cảm giác thì ai cũng có thể nhận thấy rằng giá cả năng lượng, nguyên liệu, … có tácđộng đến lạm phát nhưng sự tác động này phải nằm trong mối liên hệ của 4 yếu tố nêutrên [cung, cầu, mối tương quan giữa cung cầu, giá cả sản xuất].7Thuế và lạm phát 1.2.4.2. Lạm phát do cầu kéo [Demand – pull inflation]Là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng vượt quá mức tổng cung hàng hóa của xãhội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Trong lạm phát do cầu kéo, tiền tệ đồng thời đóng2 vai trò: vừa là nền tảng, vừa là nguyên nhân. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơbản làm cho tổng cầu tăng lên như sau:  Chi tiêu của Chính phủ tăng lên dẫn đến khối lượng tiền tệ lưu thông giatăng, làm cho mức cầu về hàng hoá tăng. Thâm hụt ngân sách kéo dài và được đài thọ bằng cách vay mượn ở trongnước, ngoài nước hoặc của Ngân hàng Trung ương [tức là Ngân hàng Trung ương đãphát hành tiền qua cửa ngõ Chính phủ] đã làm cho khối lượng tiền tệ lưu thông tăng,dẫn đến tổng chi tiêu bằng tiền tăng.  Chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên do mức thu nhập tăng hoặc lãisuất giảm.  Tâm lý thích tiêu dùng hay tiết kiệm của dân chúng đưa đến sự gia tăng tốcđộ lưu thông tiền tệ, nếu dân chúng có khuynh hướng thích tiêu dùng thì tốc độ lưuthông tiền tệ gia tăng.  Đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên do dự đoán về triển vọng phát triểnkinh tế trong nước và cả ngoài nước hoặc do lãi suất giảm.  Do chính sách tiền tệ mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dândễ tiếp cận nguồn vốn, có thể vay dễ dàng hơn, vay nhiều hơn dẫn đến nhu cầu chi tiêunhiều hơn.  Các yếu tố liên quan đến nhu cầu nước ngoài như: Tỉ giá hối đoái, mức thunhập của cư dân nước ngoài, … làm gia tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu kéo theo tổngcầu gia tăng.Trong các phân tích trên, tổng cầu tăng gây áp lực tăng giá làm xảy ra tình trạnglạm phát trong ngắn hạn. Song nếu nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năngthì việc tăng tổng cầu trong trường hợp này trở thành một chính sách lạm phát có hiệuquả để thúc đẩy sản xuất xã hội làm cho kinh tế tăng trưởng, khi đó tổng cung sẽ tăng,8Thuế và lạm phát sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Ngược lại với lạm phát do nguyên nhân từ phía cầulà lạm phát do nguyên nhân từ phía cung, gọi là lạm phát do chi phí đẩy.1.2.4.3. Lạm phát do cung [lạm phát do chi phí đẩy]Trong lạm phát chi phí đẩy tiền tệ cũng là cơ sở của lạm phát nhưng đóng vai tròthụ động, nghĩa là tiền tệ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chi phí sản xuất. Trong hoàncảnh sản xuất không tăng hoặc tăng ít mà chi phí sản xuất tăng vượt quá mức tăng củanăng suất lao động thì sẽ sinh ra lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí sản xuất tăng lên tạoáp lực “đẩy” giá bán sản phẩm tăng lên hoặc có thể làm giảm mức cung ứng hàng hoácủa xã hội, như vậy trong trường hợp này là do các yếu tố sản suất và tiêu thụ hàng hoágây ra. Chi phí sản xuất tăng lên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:  Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động: các doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường thường phải chịu rất nhiều áp lực về vấn đề tiềnlương. Trong ngắn hạn chi phí nhân công ổn định do bị hạn chế bởi hợp đồng lao độngnhưng trong dài hạn do áp lực của công đoàn, do thuế thu nhập và các yếu tố khác làmcho nhân viên tạo sức ép nâng tiền lương lên, khi lương tăng, giá cả hàng hoá sẽ tăng.Quy trình này tác động bởi yếu tố hành chính, có nghĩa khi giá cả tăng lên, các doanhnghiệp phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Khi giá cả hàng hoá nói chung và tiêudùng nói riêng tăng lên thì người lao động tìm mọi cách để tăng lương. Khi lương tăngvà giá cả lại tăng thì buộc các doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợinhuận.  Do giá nhập khẩu tăng lên tác động trực tiếp tới giá cả trong nước [nếu làhàng tiêu dùng trực tiếp] hoặc tác động gián tiếp thông qua việc làm tăng chi phí sảnxuất [nếu là đầu vào của quá trình sản xuất]. Giá hàng nhập khẩu tăng lên có thể do lạmphát của nước ngoài cao làm cho giá nguyên liệu ở nước xuất khẩu tăng, hay do đồngnội tệ bị mất giá so với đồng tiền của những nước có quan hệ thương mại, mậu dịch. Do thuế suất tăng lên làm ảnh hưởng tới mức sinh lời của các nhà đầu tư dovậy đẩy giá cả tăng lên. Để duy trì mức sinh lời mong muốn, các doanh nghiệp sẽ tăng9Thuế và lạm phát tỉ lệ lợi nhuận bằng biện pháp tăng giá bán hàng hoá làm cho giá cả tăng, việc nàythường xảy ra trong điều kiện độc quyền. Như vậy, một lần nữa khi phân tích về lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chiphí đẩy đều cho thấy lạm phát xảy ra sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Trong khiphân tích về các loại lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát, các nhà kinh tế thừanhận rằng không phải lạm phát lúc nào cũng gây ra hậu quả xấu đối với nền kinh tế xãhội. Lạm phát có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế phụ thuộc vào mức độnghiêm trọng của nó, song nhìn chung khi lạm phát cao xảy ra nó thường để lại khôngnhiều thì ít những hậu quả cho nền kinh tế. Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác: Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhànước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất… làm cho nền kinh tế quốc dânbị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Mộtkhi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước phải tăng chỉ số pháthành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủtrương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.  Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thịtrường nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới… Lạm phát luôn là một bài toán kinh tế nan giải của bất kì một quốc gia nào trên thếgiới. Và…câu chuyện lạm phát tại Việt Nam không phải là ngoại lệ. Kinh tế nước tatừ những năm 1986 đến nay đã chuyển mình qua biết bao sự biến đổi sâu sắc: từnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa; từ thời kì tăng trưởng thấp những năm 80 sang giai đoạn tăng trưởng caonhững năm 90, khủng hoảng rối loạn rồi chuyển sang ổn định và phát triển… Cóthể nói những biến đổi thăng trầm của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớnđến lạm phát Việt Nam. Đã từng có thời kì, lạm phát của nước ta tăng lên đến 3 consố [hệ quả từ sự kiện đổi tiền ngày 14 tháng 9 năm 1985, cùng với một loạt các cuộccải cách về giá cả, tiền lương…là nguyên nhân bùng nổ siêu lạm phát vào năm10Thuế và lạm phát 1986: lạm phát 775% trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,23%]. Từ sau năm1986, chính sách đổi mới được thực hiện, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam đã dần dầngiảm xuống từ mức 3 con số xuống 2 con số [95,8% vào năm 1989], và đến năm1993, một kết quả mỹ mãn đã đạt được khi lạm phát được giữ ở mức con số [8,4%].Cùng với đó là sự nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ansinh xã hội, đưa kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàncầu.11Thuế và lạm phát CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VÀ LẠM PHÁT2.1. Tìm hiểu về thuế lạm phátTheo TS Trần Du Lịch “ Lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thunhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn”.Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đãlàm giảm giá trị [sức mua] của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đãđánh thuế lên những người nắm giữ tiền mặt. Đây được gọi là thuế lạm phát.Thuế lạm phát là thứ thuế mà hầu như nước nào cũng có, nhưng nó có tínhlũy thoái mà hiểu một cách đơn giản người có thu nhập thấp hơn phải chịu mứcthuế suất cao hơn.Ví dụ một người có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế 200.000đ chắcchắn thấp hơn số thuế 1 triệu đồng của người có thu nhập 10 triệu đồng. Tuy nhiên,trong trường hợp này, người có thu nhập thấp hơn phải chịu thuế suất gấp đôi [20%so với 10%] người có thu nhập cao. Điều này ngược với nguyên tắc công bằng dọctrong thuế khóa, người có khả năng thấp hơn phải chịu mức thuế thấp hơn.Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là do việc tăng giá trongnền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm -rổ hàng hóa tiêu dùng chủ yếu của người nghèo - thường cao hơn rất nhiều so vớinhững mặt hàng khác, nhất là những hàng hóa cao cấp - loại hàng hóa chiếm một tỷphần chi tiêu lớn của những người khá giả hơn.Ví dụ, nếu thu nhập của một người chủ yếu dành cho lương thực thực phẩmthì năm 2010 họ phải "đóng thuế" khoảng 17%, trong khi nếu chi cho đồ uống haythiết bị và đồ dùng gia đình thì mức thuế chưa bằng một nửa con số nêu trên. Tóm lại, thuế lạm phát là thứ thuế tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế,nhưng nó có tính lũy thoái đánh vào người nghèo gây ra bất công trong xã hội nêncần phải hết sức hạn chế bằng việc kéo mức tăng giá xuống càng thấp càng tốt[thông thường là một vài phần trăm ở các nước phát triển và dưới 5% ở các nướcđang phát triển].12Thuế và lạm phát 2.2. Tác động của lạm phát lên thuế.2.2.1. Tác động của lạm phát lên thuế gián thua. Tác động của lạm phát lên thuế gián thu- thuế tỷ lệKhi thuế gián thu được đánh trên cơ sở tỷ lệ phần trăm thì lạm phát không làm giảm nghĩa vụ thuế.Giả sử R0 và R1 là số thu thuế trong năm 0 và năm 1 và t là thuế suất theo tỷ lệ %, P0 là mức giá trong năm 0 và Q0 là lượng giao dịch trong cả năm 0 và năm 1.Năm 0 1 Số thu thuế R0 = P0Q0t R1=P0[1+πe]Q0tSố thu thuế thực P0Q0t P0[1+πe]Q0t/[1+πe] == P0Q0t b. Tác động của lạm phát lên thuế gián thu- thuế đơn vịVới thuế đơn vị [T], số thu thuế [theo giá trị thực] bị giảm theo tỷ lệ lạm phát.Năm 0 1Số thu thuế R0 = Q0T R1=Q0TSố thu thuế thực Q0T Q0T/[1+πe]Mức giảm giá trị thực 0 Q0T - Q0T/[1+πe]của số thu thuế = Q0Tπe/[1+πe] 2.2.2. Tác động của lạm phát lên thuế trực thuXem xét trường hợp thuế TNCNa. Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công- Các nhà kinh tế thường phân biệt 2 loại lạm phát: có thể tiên đoán trước vàkhông thể tiên toán trước. Loại sau nói chung được xem là có hiệu quả thấp vì nókhông cho phép điều chỉnh hành vi con người một cách tối ưu đối với sự thay đổimức giá. Tuy nhiên, với hệ thống thuế thu nhập không được chỉ số hoá thì ngay cảkhi được tiên đoán một cách hoàn hảo lạm phát vẫn gây ra những lệch lạc.- Chỉ số hoá được hiểu là hệ thống điều chỉnh tự động xoá bỏ ảnh hưởng củalạm phát ra khỏi số thuế thực trả. - Tình trạng lệch lạc được biết đến một cách phổ biến nhất là hiện tượng bịtrườn nhóm thuế. Giả sử rằng cả thu nhập cá nhân và mức giá đều tăng cùng tỷ lệtrong cùng khoảng thời gian. Thế thì thu nhập thực của một người [ sức mua thựcsự của họ] không đổi. Tuy nhiên, với hệ thống thuế không được chỉ số hoá thì thuếđược tính dựa trên thu nhập danh nghĩa của mỗi cá nhân- số tiền thực nhận. Khi thunhập danh nghĩa tăng, cá nhân bị đẩy vào khung thuế với mức thuế suất biên cao13Thuế và lạm phát hơn. Do đó, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cao hơn trong khi thu nhập thực khôngđổi. Lạm phát đã làm gia tăng gánh năng thuế mà không cần phải chỉnh sửa luật.Ví dụ về tác động chuyển nhóm thu nhập-Nhóm thu nhập 0 - 5.000.000đ chịu thuế suất 5%; nhóm thu nhập trên 5.000.000đ chịu thuế suất 10%.- Tỷ lệ lạm phát trong GĐ 2009-2011 là 50%- Thu nhập danh nghĩa của một cá nhân năm 2009 là 5.000.000đ sẽ tăng lên 7.500.000đ vào năm 2011.ĐVT: ngàn đồngNăm 2009 2011 Thu nhập danh nghĩa 5.000 7.500 Thuế danh nghĩa 250 500 Thuế suất b/q 5% 6.67%Thuế theo giá thực 250 333.5Cá nhân này rơi vào nhóm thu nhập cao hơn và phải chịu thuế suất 10%.Thuế suất trung bình tăng từ 5% năm 2009 lên 6,67% năm 2011 do chuyển nhóm thu nhập chịu thuế, mặc dù xét về giá trị thực thì sức mua của người này là không thay đổi. Hơn nữa, nghĩa vụ thuế theo giá trị thực đã tăng 83.500đHiệu chỉnh tác động chuyển nhóm thu nhập do lạm phát gây ra thông quachỉ số hoá.Chỉ số hóa các nhóm thu nhập chịu thuế theo lạm phát là cần thiết để tránhtác động "chuyển nhóm thu nhập".Nếu các nhóm thu nhập được điều chỉnh, thì nhóm đầu tiên sẽ tăng lên tới7.500.000đ với thuế suất 5%.Bây giờ cả thuế suất trung bình và thuế theo giá trị thực năm 2009 và 2011đều bằng nhau.14Thuế và lạm phát Năm 2009 2011 Thuế suất 5% 7.500 Thuế phải trả Thu nhập d.nghĩa 5.000 7.500 Thuế danh nghĩa 250 375 Thuế suất b/q 5% 5% Thuế theo giá thực 250 250b. Thuế thu nhập trên vốn- Giả sử mua một tài sản trị giá 1tỷ đồng. Ba năm sau bán được 2 tỷ đồng. Giảsử thêm rằng, trong 3 năm đó mức giá chung tăng gấp đôi. Trên phương diện giáthực, việc bán tài sản mang lại một khoản lãi thực bằng 0. Tuy nhiên, nghĩa vụ thuếtính trên thu nhập từ vốn dựa trên sự khác biệt giữa giá mua và giá bán danh nghĩa.Do đó, phải chịu một khoản thuế tính trên 1 tỷ đồng lãi giả tạo. Tóm lại, vì phầntăng lênh của tiền lãi trên vốn [do lạm phát ] phải chịu thuế nên gánh nặng thuế thựcphụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát.c. Thuế thu nhập từ tiền lãi- Người có thu nhập chịu thuế từ tiền lãi cũng bị ảnh hưởng tương tự. Giả sửlãi suất danh nghĩa là 16%. Giả sử thêm rằng mức lạm phát dự đoán là 12%. Do đóđối với những ai cho vay ở mức lãi suất danh nghĩa là 16% thì lãi suất thực chỉ là4%, vì đó là tỷ lệ sức mua tăng lên thực sự của người cho vay. Tuy nhiên, thuế lạiđược tính trên khoản tiền lãi danh nghĩa chứ không phải lãi thực. Tức là, thuế phảiđược tính theo số tiền nhận được mà nó không đại diện cho một khoản thu nhậpthực sự nào.- Chúng ta hãy xem xét ý tưởng này theo hướng đại số. Gọi lãi suất là i, thì lãisuấtcho vay danh nghĩa sau thuế của người có thuế suất biên t là [1-t]i. Để xác định15Thuế và lạm phát lãi suất thu được sau thuế chúng ta phải trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến π. Do đó lãisuất thu được sau thuế r là:r= [1-t]i- πGiả sử t=0.25, i=16%, và π=10%. Mặc dù lãi suất danh nghĩa là 16% nhưnglãi suất thực sau thuế chỉ là [1-0.25]16%-10% = 2% . Bây giờ giả sử là tỷ lệ lạm phát dự đoán tăng bao nhiêu thì lãi suất danhnghĩa cũng tăng bấy nhiêu. Nếu lạm phát tăng thêm 4% thì lãi suất danh nghĩa cũngtăng thêm 4%. Nghĩa là 2 biến có sự bù trừ nhau lúc này r giảm xuống 1%. Đây làkết quả trực tiếp của việc đánh thuế vào khoản tiền lãi danh nghĩa thay vì tiền lãithựcNếu chúng ta xem xét quan điểm của người đi vay. Nếu không có thuế, mứclãi thực mà người vay phải trả bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dựđoán. Tuy nhiên, nếu người đóng thuế thoả mãn một số điều kiện nhất định thì họđược phép khấu trừ các khoản trả lãi danh nghĩa ra khỏi thu nhập chịu thuế. Nhưthế, người vay có thể khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản chi phí mà chúngkhông hề làm giảm sút thu nhập thực sự của họ. Gánh nặng thuế đối với người đivay giảm xuống do lạm phát.2.3. Thuế điều chỉnh lạm phát- Theo các lý thuyết kinh tế, lạm phát và tăng giá có thể xuất phát từ nguyênnhân cầu kéo hoặc chi phí đẩy. Trường hợp lạm phát do nguyên nhân cầu kéo làmgiá cả tăng cao. Nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăng thuế tiêu dùng làmgiảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sở điều chỉnh lại quan hệ cung cầu.- Nếu lạm phát nảy sinh từ chi phí đẩy, thì việc giảm thuế đối với các yếu tốđầu vào là cần thiết nhằm giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giá bánsản phẩm, trên cơ sở đó lập lại quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.Do vậy, đối với từng loại nguyên nhân lạm phát thì từng loại thuế có nhữngtác động điều chỉnh khác nhau như sau:2.3.1. Thuế trực thu tác động tới lạm phátTỷ lệ lạm phát bắt đầu gia tăng vào cuối thập kỷ 60, người ta trở nên quantâm sâu sắc tới việc lạm phát làm cho gánh nặng thuế thu nhập thực sự tăng lên màkhông do thay đổi luật. Phản ứng trước tiên làm giảm nhẹ những tác động này làmột loạt cắt giảm đặc biệt thuế suất theo luật định. Hàng loạt những cắt giảm như16Thuế và lạm phát vậy đã được thông qua vào khoảng 1969-1981, và chính những khoản cắt giảm nàylà một phần thành công trong việc xoá bỏ tác động của lạm phát.Ở Việt Nam từ đầu năm 2011, với mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt về tiền tệ và tài khóa. Đến thời điểm này, hiệu quả về chống lạm phát đã có kết quả bước đầu nhưngđổi lại nền kinh tế cũng chấp nhận một sự trả giá khi gặp nhiều khó khăn từ các chính sách thắt chặt. Với chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lãi suất tăng cao, cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước… đều có những hạn chế nhất định như lãi suất tăng cao để hạn chế tăng trưởng tín dụng khiến cho doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng, sản xuất kinh doanh trì trệ. Trong khi đó, với chính sách cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế, do nhà nước là chủ đầu tư lớn nhất nên khi cắt giảm đầu tư đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, công ăn việc làm của người dân… Chính vì thế, trong khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục đương đầu với khó khăn, chính sách tiền tệ và tài khóa chưa thể nới lỏng thì cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp để kích thích sản xuất và phát triển. Một trong những biện pháp đó chính là việc miễn, giảm, hoãn các khoản thuế trực thu phải đóng; cải cách các thủ tục để doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường, nới lỏng một số quy định để doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh Trong đó, trực tiếp và hiệu quả nhất chính là các chính sách miễn giảm thuế.PGS.TS Bạch Thị Minh Huyền - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế của BộTài chính khẳng định, trong số các giải pháp về tài chính thì việc sử dụng linh hoạtcông cụ thuế quan đã được minh chứng là có hiệu quả nhất trong việc kiềm chế lạmphát và bình ổn giá cả. "Độ trễ" của chính sách này được chứng minh là rất ngắn.Giải pháp này thường phát huy tác dụng ngay sau khi chính sách được ban hành. Thêm một điều nữa, liên hệ giữa thuế thu nhập và lạm phát, thì lạm phátcũng như là một đòn bẩy vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Cụthể môi trường lạm phát cao thì làm cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớnhơn rất nhiều so với môi trường lạm phát thấp [thuế trên thuế]. Chính vì vậy, giảm17Thuế và lạm phát thuế trong môi trường lạm phát cao có tác dụng tích cực về hỗ trợ mức sống, hỗ trợvốn cho việc tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ở Việt nam để giải quyếtvấn đề lạm phát và sự bất ổn của nền kinh tế trong thời gian qua đã có những điềuchỉnh miễn giảm thuế trực thu như: Từ khi có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 cho đến nay Luật thuế thu nhập cácnhân đã qua 02 lần điều chỉnh miễn giảm: lần 1 miễn toàn bộ thuế thu nhập cánhân 6 tháng đầu năm 2009, lần 2 miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1-8-2011đến hết ngày 31-12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương,tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1[phần thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng/tháng, thuế suất 5%] của biểu thuế luỹtiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từngày 19-9-2011, các khoản thu nhập vãng lai trên 1 triệu đồng mới bị khấu trừthuế [thay vì 500.000 đồng như trước đây]. Cụ thể, các khoản chi trả tiền hoahồng, đại lý bán hàng, tiền lương, tiền công thu nhập từ 1 triệu đồng/lần trởlên áp dụng mức khấu trừ tỷ lệ 10% trên tổng thu nhập với cá nhân đã có mã sốthuế. Đối với cá nhân chưa làm mã số thuế áp mức khấu trừ 20%.  Mở rộng diện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm đối vớisố thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 tính trên phần thu nhập chocác doanh nghiệp được quy định cụ thể. Giảm 30% số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp năm 2011 đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trừ số thuế tínhtrên thu nhập từ hoạt động kinh doanh xổ số, bất động sản, chứng khoán, tàichính, ngân hàng, bảo hiểm và thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịchvụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và trừ các doanh nghiệp được xếp hạngI, hạng đặc biệt thuộc các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp là các công ty tổ chứctheo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ không phải là doanhnghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con; Doanhnghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông18Thuế và lạm phát sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các côngtrình hạ tầng kinh tế - xã hội.Đối với lạm phát do chi phí đẩy, việc miễn giảm các loại thuế như trên là rất cần thiết. Đó cũng là một cách để cứu doanh nghiệp và chống suy giảm kinh tế, chống lạm phát. Thực tế, năm 2009, sau khi đối mặt với nhiều khó khăn từ khủng hoảng kinhtế thế giới và lạm phát trong nước. Việt Nam đã đưa ra môt gói hỗ trợ kinh tế trong đó có việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. Đánh giá về việc miễn giảm thuế năm 2009 cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng doanh nghiệp được thụ hưởng do miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế được doanh nghiệp luân chuyển và sử dụng một cách hiệu quả Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác như giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà có tác động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thuế giãn năm 2011 khoảng 10,000 - 13,000 tỷ đồng; tổng số thuế miễn, giảm năm 2011 khoảng 5,250 - 6,500 tỷ đồng [trong đó số thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,500 -3,700 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân khoảng 1,750 - 1,800 tỷ đồng và thuế khoán khoảng 1,000 tỷ đồng. Như vậy sẽ có khoảng 20 ngàn tỷ đồng được ở lại với doanh nghiệp trong gian đoạn khó khăn này. Điều này được cho là tác động lớn và mang lại nhiều hy vọng cho doanh nghiệp trong giai đoạn lạm phát như hiện nay.Tuy nhiên, một nhà làm luật và học giả không thích cách làm này. Mỗi lần cắt giảm chỉ bù đắp lạm phát trong thời gian ngắn. Sau đó lại phải thay đổi nhiều hơn. Lênin đã từng nói: “con đường để xoá bỏ chủ nghĩa tư bản là xay chúng trong cối xay thuế và lạm phát”. Mặc dù tác động qua lại giữa thuế và lạm phát ở Mỹ chưa tạo ra những tác động tệ hại như vậy, nhưng đã có sự đồng ý phổ biến là nó đãtạo ra những lệch lạc nghiêm trọng.Nếu lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân cầu kéo thì khi giảm thuế trực thucó nghĩa là làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, của dân chúng. Thu nhập khả dụngcủa người dân tăng lên chắc chắn làm tăng tiêu dùng, không những hiện tại hôm19Thuế và lạm phát nay mà cả trong tương lai. Chính từ việc tăng tiêu dùng lên như vậy, nếu nguồncung ứng hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế không tăng theo kịp thì chắc chắndẫn đến lạm phát tăng. Do vậy, công cụ thuế phát huy tác động hiệu quả trong việc kiềm chế lạmphát khi đã xác định rõ nguyên nhân gây ra lạm phát, nếu không sẽ có tác dụngngược như trên.2.3.2. Thuế gián thu tác động tới lạm phátPGS.TS Bạch Thị Minh Huyền - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế của BộTài chính cho rằng, với bản chất là một sắc thuế gián thu, gánh nặng thuế chủ yếudo người tiêu dùng chịu, việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tác động tứcthời đến giá bán của các mặt hàng này trên thị trường. Khi giá của một số hàng hoátăng, giải pháp của Chính phủ nhiều nước sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất thuếnhập khẩu một cách phù hợp. Ngược lại, đối với hàng hoá Nhà nước cần quản lý giáđiều tiết về quan hệ cung cầu như xăng dầu, khi giá giảm thì việc tăng thuế nhậpkhẩu cũng được xem là giải pháp hữu ích. Việc này góp phần thực hiện được nhiềumục tiêu khác bên cạnh việc bình ổn giá như tạo nguồn thu cho ngân sách Nhànước, thực hiện chính sách phân phối và điều tiết tiêu dùng một cách phù hợp.Vì thế, câu trả lời cho bài toán lạm phát [đặc biệt đối với lạm phát nguyên nhân do cầu kéo] là tăng các loại thuế gián thu để cắt giảm chi tiêu. Việc này sẽ làmgiảm nhu cầu và cuối cùng là giảm các áp lực giá cả. Do đó, sẽ giúp tạm thời giảm lạm phát và đồng thời cũng là công cụ hữu dụng để giảm tốc độ tăng trưởng của thương mại. Tuy nhiên, các chính phủ châu Á lại đang đi theo hướng ngược lại và đều có mức thâm hụt khá lớn. Các quan chức khắp khu vực đang chống đỡ bằng cách kiểm soát giá cả và trợ cấp để giảm tác động của "cú đấm" lạm phát. Các biện pháp này rất tốn kém và không giải quyết được các vấn đề cốt lõi. Nông dân sẽ không trồng thêm rau quả nếu giá cả nông phẩm của họ bị kiểm soát; những người có xe hơi sẽ không tiếp tục dùng xe nếu chi phí xăng dầu tăng mãi. 20Thuế và lạm phát Cuối cùng, để thực hiện mục tiêu của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô thì ngành thuế đóng vai trò quan trọng trong việc phảitập trung phấn đấu thực hiện thu ngân sách nhà nước hiệu quả bằng cách tăngcường thực hiện các giải pháp quan trọng về quản lý thuế; rà soát, đánh giá lại cácnguồn thu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn, làm rõnhững khoản thu, sắc thuế còn thất thu, các nguồn thu còn tiềm năng; áp dụng cácbiện pháp thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoángsản… Đẩy mạnh hơn nữa công tác chống thất thu ngân sách, thực hiện quyết liệtthu nợ và cưỡng chế nợ thuế, hạn chế nợ mới phát sinh; giao chỉ tiêu thu nợ thuế cụthể cho từng đơn vị.Đối với ngành thuế, Bộ trưởng nhấn mạnh: phải triệt để thực hành tiết kiệm,chống lãng phí đối với tất cả các khoản chi tại cơ quan thuế các cấp, năm 2011ngành thuế không khởi công xây dựng công trình, dự án mới, tạm dừng trang bị mớixe ô tô, máy điều hóa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối thiểu chi phí điện, nước,điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổngkết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước.Nếu ngành thuế thực hiện được các mục tiêu trên thì sẽ góp phần không nhỏvào việc giảm lạm phát hiện nay.21Thuế và lạm phát KẾT LUẬNQuá trình tìm hiểu về mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại Thuế và lạm phát, đãgiúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về ảnh hưởng của lạm phát đến quátrình thực thi chính sách thuế. Qua đó, có thể thấy rằng những nhà làm chính sáchcần phải có cái nhìn rộng hơn, dự báo được tình hình lạm phát, để phần nào đó cóthể đưa ra những chính sách thuế hợp lý hơn, hạn chế bớt sự ảnh hưởng và tác độngtừ lạm phát, cũng như có những điều chỉnh kịp thời, linh hoạt đối với chính sáchthuế trong những thời điểm mà nền kinh tế có lạm phát diễn biến phức tạp.22Thuế và lạm phát TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, Tài chính công và phântích chính sách thuế, NXB LĐXH TP.HCM, 2009.2. PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, giáo trình Thuế,NXB Tài chính, 20083. TS. Nguyễn Như Ý và ThS. Trần Thị Bích Dung, Kinh tế Vĩ mô, NXBThống kê, 200923Thuế và lạm phát 24

Video liên quan

Chủ Đề