Mắt 20 200 là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Khi nhận thấy bản thân bị suy giảm thị lực, điều cần thiết nhất nên làm là đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Tránh tình trạng kéo dài, tình trạng sẽ ngày càng khó được hồi phục và có nguy cơ bị mất thị lực vĩnh viễn.

Mắt là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất của cơ thể con người. Trên thực tế, phần lớn chức năng của não bộ dành riêng cho thị giác hơn là thính giác, khứu giác hay vị giác.

Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng.

Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ. Những rối loạn khúc xạ này có thể chữa được bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ Lasik.

Suy giảm thị lực có thể liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tách võng mạc hay thoái hóa điểm vàng. Những bệnh lý này khiến cho mắt bị giảm tầm nhìn. Mục tiêu điều trị phụ thuộc vào bệnh lý của mắt, nó có thể bao gồm việc hồi phục hoàn toàn, hồi phục khả năng thị lực còn lại...

Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thì được gọi là tầm nhìn thấp. Tầm nhìn thấp không bao gồm những trường hợp bị mù hoàn toàn bởi bạn vẫn còn khả năng nhìn với một phần thị lực còn lại.

Nếu tầm nhìn nằm trong khoảng từ 20/40 - 20/200 thì được gọi là mất thị giá từng phần.

Nếu tầm nhìn không tốt hơn ở mức 20/200 thì sẽ được coi là mù một cách hợp pháp. Tuy nhiên nó không giống như việc bị mù hoàn toàn.

Cận thị là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực

Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực:

  • Cận thị: kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc, vì vậy các vật thể ở xa rất khó để nhìn rõ. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Thường xuất hiện vào lúc nhỏ tuổi và giữ ổn định trong khoảng 20 năm.
  • Viễn thị: ngược lại với cận thị, hình ảnh được tập trung phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi. Trẻ em có thể bị viễn thị nhẹ khi chúng trưởng thành.
  • Loạn thị: kết hợp giữa cận thị và viễn thị, khi giác mạc có hình dạng bất thường. Do đó, mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất.
  • Lão thị: thường bắt đầu ở tuổi 40, phải dùng kính để đọc sách. Cũng giống như viễn thị, lão thị là nhìn gần không rõ.
  • Bong võng mạc: Võng mạc có chức năng chuyển đổi tín hiệu ánh sáng tạo thành xung thần kinh. Tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra thì gọi là bong võng mạc. Mặc dù bong võng mạc không gây đau đớn tuy nhiên nó khiến cho thị lực bị giảm đột ngột, cần phải chữa trị ngay lập tức. Nếu võng mạc không được gắn vào thành mắt kịp thời, các tế bào võng mạc có thể bị thiếu oxy và có thể khiến bạn bị mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bệnh mù màu: thường gặp nhất do sự rối loạn của các tế bào cảm thụ ánh sáng nhạy cảm với võng mạc, phản ứng với các tia sáng khác nhau. Tầm nhìn về màu sắc sẽ bị ảnh hưởng nếu những sắc tố đó bị khiếm khuyết hoặc các bước sóng phản ứng sai về màu sắc đó. Nam giới là đối tượng dễ bị mù màu hơn nữ giới. Rất hiếm có trường hợp nào bị mù màu hoàn toàn, họ không phân biệt được một số màu sắc nhất định.
  • Quáng gà: Trong điều kiện ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, thị lực của họ rất kém
  • Mỏi mắt: Thường thì mỏi mắt là do bạn quá tập trung làm một việc gì đó, chính vì vậy nếu bạn để mắt nghỉ ngơi thì chứng mỏi mắt sẽ nhanh chóng biến mất
  • Đục thủy tinh thể: đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau.

Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền qua được thì gọi là đục thủy tinh thể, tình trạng này xảy ra khi chúng ta già đi. Cách tốt nhất để chữa đục thủy tinh thể là phẫu thuật.

  • Viêm kết mạc: lớp màng bao phủ nhãn cầu và mí mắt bên trong bị viêm thì gọi là viêm kết mạc. Nếu viêm kết mạc bị nhiễm trùng có thể rất dễ lây lan, tuy nhiên nó không nghiêm trọng và không gây hại cho thị lực nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Hơn 2 triệu người Mỹ mắc bệnh này và đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực giảm đột ngột và có thể bị mất không khôi phục được. Các bác sĩ thường gọi bệnh tăng nhãn áp là kẻ trộm thầm lặng vì nó xuất hiện để đánh cắp thị lực dần dần.

Bên cạnh đó, suy giảm thị lực còn có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư mắt
  • Bệnh bạch tạng
  • Chấn thương mắt, chấn thương sọ não

Một số trường hợp khác có thể sử dụng kỹ thuật phẫu thuật hiện đại như Lasik

Sau đây là một số biện pháp dùng để điều trị tình trạng suy giảm thị lực:

  • Nếu bị các tật khúc xạ, thông thường sẽ được các bác sĩ chỉ định đeo kính. Một số trường hợp khác có thể sử dụng kỹ thuật phẫu thuật hiện đại như Lasik
  • Phẫu thuật cấy ghép thấu kính nhân tạo với những trường hợp bị đục thủy tinh thể
  • Điều trị bằng phẫu thuật Laser
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt để kiểm soát bệnh [ tăng nhãn áp]

Bên cạnh đó, có thể tìm đến sự hỗ trợ của các thiết bị trực quan để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực:

  • Kính thiên văn
  • Kính lúp
  • Kính lúp màn hình
  • CCTV

Không nên để mắt làm việc với cường độ cao trong thời gian dài bởi nó sẽ khiến thị lực càng ngày càng giảm sút.

Khoa Mắt - Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Times City thừa hưởng hạ tầng toàn diện của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cùng đội ngũ nhãn khoa đầu ngành cung cấp các dịch vụ khám, điều trị và phẫu thuật mắt với các kỹ thuật nhãn khoa chất lượng cao, chuyên sâu mang lại sự hiệu quả, an tâm cho khách hàng.

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực
  • Bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cam kết về chất lượng phẫu thuật đục thủy tinh thể thông qua cung cấp hộp và thẻ đảm bảo thông tin và chất lượng thủy tinh thể nhân tạo, bảo đảm tiêu chuẩn châu Âu về sử dụng vật tư trong phẫu thuật
  • Một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Bắc triển khai kỹ thuật ghép giác mạc thường quy trong điều trị các bệnh
  • Vinmec sử dụng sản phẩm kính áp tròng Ortho-K từ Hoa Kỳ và Nhật Bản có chất lượng và uy tín hàng đầu thế giới.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn Webmd.com

Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị

XEM THÊM:

Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiều thành phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân biệt không gian. Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với lực phân giải tối thiểu, tức là khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng rẽ ở rất gần nhau.

Khám thị lực là một phần cơ bản và quan trọng trong nhãn khoa. Thị lực cho phép đánh giá chức năng của các tế bào nón của võng mạc trung tâm, tức là vùng trung tâm hoàng điểm. Đánh giá thị lực bao giờ cũng phải bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần. Bình thường thị lực xa và gần luôn tương đương, một số tình trạng ảnh hưởng đến điều tiết của mắt như lão thị, viễn thị không được chỉnh kính, hoặc bệnh đục thể thuỷ tinh trung tâm, v.v. có thể gây giảm đến thị lực gần trong khi thị lực xa không bị ảnh hưởng.

Góc thị giác

Các vật được nhìn ứng với một góc thị giác nhất định tại điểm nút của mắt [điểm này nằm ngay sau thể thủy tinh]. Góc thị giác nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm riêng biệt được gọi là góc phân li tối thiểu. Ở người bình thường, góc phân li tối thiểu bằng 1 phút cung [tương ứng thị lực 10/10]. Trong các bảng thị lực xa, các chữ thử được thiết kế có kích thước ứng với 5 phút cung khi bệnh nhân ở cách bảng thị lực 5 mét [hoặc 6 mét tùy theo loại bảng thị lực] và khe hở của chữ thử [khoảng cách giữa 2 điểm] sẽ ứng với 1 phút cung.

Hình:  Các phần của chữ thử ứng với góc thị giác

Hình: Các chữ thử tương ứng với các khoảng cách khác nhau

Những người trẻ có thể có góc phân li tối thiểu nhỏ hơn 1 phút cung, thậm chí tới 30 giây cung [tương ứng thị lực 20/10]. Đối với người già, thị lực thường giảm sút, vì vậy một số trường hợp mắt bình thường có thể thị lực không đạt được mức độ như của người trẻ.

Bảng thị lực

Bảng thị lực bao gồm nhiều hàng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần từ trên xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng ở khoảng cách khác nhau. Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi rõ mức độ thị lực tương ứng với hàng chữ thử đó và khoảng cách mà mắt bình thường có thể đọc được hàng chữ đó. Chẳng hạn, bên cạnh dòng chữ trên cùng [chữ to nhất] có ghi 0.1 và 50 m, nghĩa là thị lực là 1/10 khi đọc được hàng đó và mắt bình thường có thể đọc được dòng chữ đó ở khoảng cách 50 mét. Có nhiều loại bảng thử thị lực nhìn xa được dùng trên lâm sàng, phổ biến nhất là các loại:

Bảng Snellen: gồm nhiều chữ cái khác nhau, đòi hỏi bệnh nhân phải biết đọc chữ. Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau, chẳng hạn chữ D hay bị nhầm với O, hoặc chữ L rất dễ phân biệt với các chữ khác.

Bảng Landolt: chỉ có một kiểu chữ thử là một vòng tròn với một khe hở ở các hướng trên, dưới, phải, hoặc trái. Bệnh nhân cần chỉ ra được hướng của khe hở của vòng tròn. Bảng này có thể dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.

Bảng chữ E: bệnh nhân cũng cần phân biệt được hướng của chữ E. Bảng này dễ dùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnh nhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực.

Bảng hình: các chữ thử là những đồ vật hoặc con vật khác nhau. Thường dùng cho trẻ nhỏ.

Hình: Một số loại bảng thị lực

Bảng thị lực gần: có nhiều loại bảng, thông dụng nhất là bảng Parinaud [gồm những đoạn câu ngắn, bên cạnh mỗi đoạn câu ghi số thị lực] hoặc bảng thử thị lực dạng thẻ [có các chữ cái, chữ số, vòng hở, hoặc chữ E, bên cạnh dòng chữ có phân số tương ứng thị lực nhìn xa, hoặc ghi số theo qui ước Jaeger].

Quy ước ghi kết quả thị lực

Có 2 loại qui ước ghi kết quả thị lực thông dụng hiện nay. Cách ghi Snellen [thông dụng ở các nước nói tiếng anh] dùng các phân số trong đó tử số [bao giờ cũng là 6 hoặc 20] là khoảng cách thử [tức là 6 mét hoặc 20 phút] và mẫu số cho biết khoảng cách mà mắt bình thường có thể đọc được dòng chữ đó [tức là khoảng cách để chữ thử của hàng đó ứng với 5 phút cung chuẩn], chẳng hạn 6/12 nghĩa là mắt bệnh nhân đọc được ở khoảng cách 6 mét chữ thử mà mắt bình thường có thể đọc được ở cách 12 mét. Cách ghi thập phân [thường dùng ở Việt nam, Pháp, v.v] trong đó thị lực được ghi bằng số thập phân từ 1/10 đến 15/10 hoặc 20/10. Thị lực 6/6 [hoặc 20/20] tương ứng với 10/10, thị lực 6/60 [hoặc 20/200] tương ứng với 1/10, v.v.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị lực, trong đó chủ yếu là:

Độ sáng của phòng thử: độ sáng yếu kích thích hệ thống tế bào que, làm thị lực giảm. Độ sáng mạnh kích thích hệ thống tế bào nón, do đó làm thị lực tăng. Mắt đỡ mỏi hơn nhiều khi độ sáng của phòng thử thấp hơn khoảng 30-40% so với độ sáng của bảng thị lực.

Độ sáng của bảng thị lực: bảng thị lực được chiếu sáng tốt và đồng đều làm tăng thị lực. Độ sáng của bảng thị lực nên trong khoảng từ 1350 đến 1700 lux. Khi đọc chữ đen trên giấy trắng, độ sáng tốt nhất là trong khoảng 500-650 lux.

Độ tương phản của chữ thử: mắt nhìn tốt hơn khi chữ thử có tương phản tốt, chữ thử màu đen trên nền màu trắng dễ đọc hơn chữ trên nền xanh.

Kích thước đồng tử: mắt có tật khúc xạ thường tăng thị lực trong môi trường sáng nhiều vì ánh sáng làm cho đồng tử co, do đó giảm kích thước vòng nhòe ở võng mạc. Đây cũng là lí do người cận thị thường nheo mắt khi cần nhìn rõ. Trên lâm sàng, khi thử thị lực người ta có thể dùng kính lỗ như một đồng tử nhân tạo để tăng thị lực ở những người có tật khúc xạ.

Tuổi bệnh nhân: tuổi càng cao thì yêu cầu về độ sáng càng tăng. Trẻ em có thể đọc sách dễ dàng ở nơi nửa sáng nửa tối, trong khi người lớn chỉ đọc được ở nơi đủ ánh sáng.

Các bệnh mắt: một số bệnh mắt ảnh hưởng đến đồng tử, các môi trường trong suốt của mắt [giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính] hoặc võng mạc đều có thể gây giảm thị lực.

Phương pháp đo thị lực

Đo thị lực xa

Bệnh nhân được đặt trong phòng tối, cách bảng thị lực 5 mét để tránh điều tiết. Nếu dùng bảng thị lực có máy chiếu thì khoảng cách thử có thể thay đổi và cần điều chỉnh kích thước chữ thử phù hợp. Bảng thị lực phải đủ độ sáng, các chữ thử phải tương phản tốt và đồng nhất. Che mắt trái bệnh nhân, chú ý để cái che mắt không đảm bảo che kín mắt trái và không ấn vào mắt bệnh nhân trong khi thử. Yêu cầu bệnh nhân đọc từng chữ thử [hướng hở của vòng tròn hoặc tên chữ cái, theo hướng từ trái sang phải hoặc ngược lại], lần lượt các dòng từ trên xuống dưới đến khi chỉ còn đọc được trên một nửa số chữ thử của một dòng. Che mắt phải của bệnh nhân và thử mắt trái giống như trên. Để bệnh nhân mở cả hai mắt và thử thị lực cả hai mắt đồng thời. Ghi lại kết quả thử thị lực từng mắt bằng dòng chữ nhỏ nhất bệnh nhân đọc được, thí dụ:

Thị lực: MP 6/10.

MP và MT: 10/10.

MT: 10/10.

Nếu bệnh nhân không đọc được dưới một nửa số chữ của dòng đó thì ghi số chữ  không đọc được bên cạnh thị lực, thí dụ 7/10-2 [không đọc được 2 chữ của hàng 7/10].

Nếu thị lực bệnh nhân không đạt 1/10 [không đọc được hàng chữ to nhất] thì cho bệnh nhân lại gần bảng thị lực, nếu bệnh nhân đọc được hàng chữ trên cùng cách 2,5 mét thì thị lực là 1/20, nếu bệnh nhân đọc được dòng này ở cách 1 mét thì thị lực là 1/50.

Nếu bệnh nhân không đọc được chữ nào thì cho bệnh nhân đếm ngón tay và ghi kết quả theo khoảng cách đếm được ngón tay, thí dụ ĐNT 2 m, ĐNT 50 cm.

Nếu bệnh nhân không đếm được ngón tay thì kiểm tra khả năng phân biệt ánh sáng và hướng ánh sáng. Nếu mắt còn phân biệt được ánh sáng và hướng ánh sáng thì ghi là ST [+] và hướng ánh sáng tốt. Nếu không phân biệt được sáng tối thì ghi là ST [—].

Đo thị lực với kính lỗ

Kính lỗ là cái che mắt có một hoặc nhiều lỗ, hoặc có thể là cái che màu đen giống như mắt kính thử ở giữa có một lỗ nhỏ. Dùng kính lỗ cho phép nhanh chóng phân biệt giảm thị lực do tật khúc xạ với tổn thương đáy mắt hoặc thể thủy tinh. Cách làm như sau:

Che bên mắt không cần thử của bệnh nhân. Đặt kính lỗ trước mắt cần thử, điều chỉnh vị trí kính lỗ để bệnh nhân nhìn rõ nhất chữ thử. Yêu cầu bệnh nhân đọc các hàng chữ lần lượt từ trên xuống đến hàng chữ nhỏ nhất thấy được và ghi kết quả thị lực.

Hình: Bảng thị lực

Đo thị lực gần

Bệnh nhân đeo kính đọc sách thích hợp, bảng thị lực gần được đặt cách mắt khoảng 33 cm đến 35 cm và đủ sáng. Che mắt trái của bệnh nhân và yêu cầu bệnh  nhân đọc các chữ ở dòng nhỏ nhất của bảng thử. Che mắt phải của bệnh nhân và đo thị lực mắt trái như trên. Bỏ che mắt và đo thị lực cả hai mắt.

Ghi kết quả thị lực từng mắt và thị lực cả hai mắt. Thí dụ P2 [đọc được dòng số 2 của bảng Parinaud], J4 [đọc được dòng số 4 của Jaeger], hoặc 4/10 [thị lực gần tương đương thị lực xa 4/10].

Video liên quan

Chủ Đề