Tiêu chí chấm điểm đại học năm 2022

BNEWS Chi tiết công thức tính điểm đậu tốt nghiệp năm 2022 [điểm xét tốt nghiệp thpt 2022] áp dụng với hệ đào tạo THPT và hệ giáo dục thường xuyên.

Bộ Giáo dục và Đà tạo đã công bố Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT có 5 bài thi, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học], Khoa học Xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân].

Riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài môn Ngữ văn 120 phút, Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút. Các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp 50 phút.

Điểm xét tốt nghiệp gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích [nếu có] và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân,

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau:

Như công thức tính điểm xét tốt nghiệp trên, có điểm ưu tiên và điểm khuyến khích. Nhiều bạn nhầm lần giữa điểm này với điểm ưu tiên khu vực và đối tượng trong tuyển sinh Đại học.

Tuy nhiên, các điểm cộng này hoàn toàn khác nhau. Điểm ưu tiên và khuyến khích chỉ dùng để cộng vào điểm xét tốt nghiệp. 

Trong đó:

– Tổng điểm 4 bài thi bao gồm: Toán + Văn + Anh + Điểm trung bình của bài thi tổ hợp;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12: Được tính bằng công thức [ĐTB kỳ 1 + ĐTB kỳ 2×2]/3;

– Điểm ưu tiên gồm: Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực.

– Điểm khuyến khích là điểm dành cho những thí sinh tham gia các cuộc thi của Bộ Giáo dục tổ chức [phân theo diện tốt nghiệp] và đạt được thành tích nổi bật.

Trong đó:

– Tổng điểm 4 bài thi bao gồm: Toán + Văn + Anh + Điểm trung bình của bài thi tổ hợp;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12: Được tính bằng công thức [ĐTB kỳ 1 + ĐTB kỳ 2×2]/3;

– Điểm ưu tiên gồm: Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực.

– Điểm khuyến khích là điểm dành cho những thí sinh tham gia các cuộc thi của Bộ Giáo dục tổ chức [phân theo diện tốt nghiệp] và đạt được thành tích nổi bật.

Ví dụ điểm TB lớp 12 của HS là 7,0 thì các môn các em cần tối thiếu mỗi môn là 4 điểm trong đó không có môn nào từ 1,0 trở xuống.

Ví dụ  [[[4+4+4+4+ 1,5 [ điểm nghề]]:4 x7] + [7,0×3 ]] : 10  =   5,16    [đây là tổng điểm của thí sinh].

Điểm ưu tiên

Diện 1: Là diện xét tốt nghiệp bình thường không được cộng điểm ưu tiên

Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với những đối tượng sau:

Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% [chỉ với GDTX];

Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động. 

Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng. 

Người dân tộc thiểu số. 

Người kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên [tính đến ngày tổ chức kỳ thi] ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT. 

Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học. 

Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi [đối với GDTX]

Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với những đối tượng sau:

Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương. 

Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên [đối với GDTX]. 

Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 

Học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.

Điểm khuyến khích

Người tham gia các cuộc thi và hoạt động dưới đây được cộng khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT.

  • Đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12:

+ Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.

+ Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.

+ Giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.

  • Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
  • Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.
  • Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: 1,5 điểm.
  • Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: 1,0 điểm.

Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân. Học sinh đạt nhiều giải khác nhau sẽ chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.

Học sinh THPT, học viên GDTX có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD-ĐT, các trường dạy nghề cấp trong thời gian học THPT thì được cộng điểm

Loại giỏi với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng tốt nghiệp trung cấp: 2 điểm

Loại khá với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá với bằng trung cấp: 1,5 điểm.

Loại trung bình với Giấy chứng nhận nghề; loại trung bình với bằng trung cấp: 1,0 điểm.

Học sinh GDTX có chứng chỉ Ngoại ngữ hoặc Tin học được cấp theo quy định của Bộ GD&ĐT trong thời gian học cấp THPT được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.

Những người đoạt nhiều giải trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

Xem thêm:

>>> Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thí sinh F0 và F1

>>> Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán mã đề 001

 

Em chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 7 năm 2022. Hiện tại em vẫn còn đang băn khoăn về việc chấm điểm của từng bài thi. Ban tư vấn cho em hỏi cách chấm điểm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.3 mục 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1523/BGDĐT-QLCL ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chấm bài thi tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:

- Phải bố trí đủ cán bộ chấm thi [Cán bộ chấm thi] để bảo đảm yêu cầu chất lượng và tiến độ chấm thi. Bố trí mỗi tổ chấm làm việc tại một phòng/khu vực riêng biệt. Bố trí thư ký Hội đồng thi thực hiện nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận làm việc tại phòng bảo quản bài thi tự luận.

- Phải thực hiện nghiêm túc việc quán triệt Quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm và tổ chức chấm chung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Quy chế thi;

- Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng môn chấm thi có thể tổ chức bốc thăm giao túi bài thi cho Cán bộ chấm thi theo một trong các cách sau:

+ Cách 1: Cán bộ chấm thi trực tiếp bốc thăm để nhận túi bài thi từ Trưởng môn chấm thi;

+ Cách 2: Trưởng môn chấm thi tổ chức cho các Tổ trưởng Tổ chấm thi bốc thăm một số túi bài thi cho toàn Tổ Chấm thi; sau đó, Tổ trưởng Tổ chấm thi tổ chức bốc thăm để giao túi bài thi cho các Cán bộ chấm thi thuộc Tổ chấm thi do mình quản lý.

Cán bộ chấm thi khi nhận túi bài thi cần kiểm tra niêm phong, kiểm tra số lượng và tình trạng của các bài thi/tờ giấy thi trong túi bài thi, nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo ngay Trưởng môn chấm thi [hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi] để có biện pháp phối hợp với Thư ký Hội đồng thi xử lý kịp thời.

- Mỗi bài thi tự luận được 02 CBChT chấm độc lập, với một số điểm cần lưu ý như sau:

+ CBChT lần thứ nhất chấm bài thi và chỉ ghi điểm chấm trên Phiếu chấm cá nhân [gửi kèm Hướng dẫn chấm thi của môn thi tự luận].

+ CBChT lần thứ hai chấm trên bài thi, ghi điểm từng ý tương ứng và tổng từng câu bên lề của tờ giấy thi; đồng thời, ghi điểm tổng từng câu vào Phiếu chấm dành cho CBChT lần thứ hai [mẫu 01 - Phụ lục X].

+ Chỉ ghi điểm từng câu [Câu 1…, Câu 2…, Câu…] và tổng điểm toàn bài vào vị trí quy định [“Cộng…”] trên tờ giấy thi thứ nhất của bài thi sau khi bài thi đã được thống nhất điểm theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Quy chế thi.

+ Điểm các bài thi được hai CBChT thống nhất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 27 phải được ghi vào Phiếu thống nhất điểm [mẫu 02 - Phụ lục X].

Khi chấm xong túi bài thi được giao, CBChT kiểm đếm lại các bài thi/tờ giấy thi trong túi; kiểm tra thông tin trên túi bài thi [Môn thi/Bài thi, Túi s ố/Mã túi, số bài thi, số tờ giấy thi] rồi bàn giao cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền.

Vào cuối mỗi buổi chấm thi: Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền bàn giao túi bài thi cho Thư ký Hội đồng thi, khi bàn giao phải kiểm đếm các bài thi/tờ giấy thi, kiểm tra thông tin trên túi bài thi và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có chữ ký của Thư ký Hội đồng thi và Trưởng môn chấm thi [hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền]; các túi bài thi chưa chấm xong được CBChT niêm phong và bàn giao cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền để chuyển cho Thư ký Hội đồng thi bảo quản cho đến khi bắt đầu buổi chấm thi tiếp theo.

Thi Đại học năm 2022: Cách chấm điểm bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Cách chấm điểm bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022?

Căn cứ tiểu mục 2.4 mục 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1523/BGDĐT-QLCL ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy trình chấm bài thi trắc nghiệm như sau:

Bước 1: Quét ảnh

- Kiểm tra niêm phong và đối sánh chữ ký trên bì đựng Phiếu TLTN và chữ ký mẫu của CBCT;

- Cắt miệng túi bài thi, kiểm đếm Phiếu TLTN đối chiếu với số Phiếu TLTN ghi trên túi bài thi và Phiếu thu bài thi;

- Dùng máy quét ảnh [Scanner] để quét Phiếu TLTN theo từng phòng thi;

- Kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự thống nhất về số lượng Phiếu TLTN trong từng túi bài thi với Phiếu thu bài thi và số lượng Phiếu TLTN đã được quét trong phần mềm;

- Quét xong Phiếu TLTN của phòng thi nào, phải kiểm đếm ngay Phiếu TLTN rồi đóng lại vào phòng thi đó và niêm phong túi theo quy định;

- Sau khi quét xong toàn bộ các bài thi của Hội đồng thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo [CD0] trên máy chủ. Gửi đĩa CD0 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Quy chế thi trước khi tiến hành Đọc ảnh.

Lưu ý: Phiếu thu bài thi và các giấy tờ khác [nếu có] được rút ra khỏi túi bài để sử dụng trong quá trình sửa lỗi. Tại bước này các tệp ảnh sẽ được mã hóa, chỉ Phần mềm Chấm thi trắc nghiệm được Bộ GDĐT cung cấp mới có thể đọc và hiển thị dữ liệu; Đĩa CD0 có chứa các tệp ảnh đã được mã hóa và bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm; Kiểm tra lại nội dung đĩa CD0 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm; Phần mềm sẽ khóa lại chức năng quét bài thi ngay khi thực hiện chức năng xuất đĩa CD0.

Bước 2: Đọc ảnh

- Phần mềm sẽ tự động nhận dạng ảnh các bài thi để rút ra các thông tin SBD, mã đề thi và bài làm. Các dữ liệu nhận dạng ban đầu này [chưa sửa lỗi, gọi là kết quả nhận dạng Phiếu TLTN chưa sửa lỗi] sẽ được lưu vào trong cơ sở dữ liệu của phần mềm.

- Sau khi thực hiện nhận dạng ảnh của các bài thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo [CD1] trên máy chủ và gửi đĩa CD1 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Quy chế thi trước khi tiến hành bước Sửa lỗi bài thi.

Lưu ý: Đĩa CD1 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm; Kiểm tra lại nội dung đĩa CD1 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm; Phần mềm sẽ khóa lại chức năng đọc ảnh bài thi ngay khi thực hiện chức năng xuất đĩa CD1.

Bước 3: Sửa lỗi bài thi:

a] Sửa lỗi liên quan đến số báo danh và mã đề thi, các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp

- Một số lỗi phổ biến cần xử lý:

+ Số báo danh [SBD]: không tô SBD, tô sai SBD, tô trùng SBD;

+ Mã đề: Không tô mã đề, tô sai mã đề, tô trùng mã đề;

+ Lỗi do quét bài dẫn đến Phiếu TLTN bị biến dạng khiến phần mềm không nhận dạng được SBD và mã đề thi;

+ Thông tin về dữ liệu môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp do Hội đồng thi cung cấp không chính xác với việc tô Phiếu TLTN của thí sinh [do thí sinh tô vào phần bài làm mình không ĐKDT hoặc do Hội đồng thi nhập sai thông tin ĐKDT của thí sinh trong dữ liệu chuyển đến Ban Chấm thi trắc nghiệm].

- Quy trình tiến hành sửa lỗi:

+ Lọc các bài thi có lỗi theo từng túi bài thi [lô];

+ Cán bộ xử lý sử dụng Phiếu thu bài thi để kiểm dò thông tin và sửa chữa sai sót [nếu có] theo từng túi bài thi [lô]; Bắt buộc phải kiểm tra thông tin SBD, mã đề thi và môn thi/bài thi của tất cả các thí sinh;

+ Căn cứ vào phiếu thu bài thi để xử lý sửa lại những sai sót trong bài làm của thí sinh do phần mềm cảnh báo hoặc do Ban Chấm thi trắc nghiệm phát hiện [sai SBD, sai mã đề thi, sai môn thi đăng ký].

- Một số lưu ý khi tiến hành sửa lỗi:

+ Khi sửa lỗi về SBD và mã đề thi cán bộ xử lý cần đối chiếu giữa SBD, mã đề thi thí sinh viết bằng chữ và SBD, mã đề thi trên Phiếu thu bài thi để trả về SBD, mã đề thi chính xác cho thí sinh trên Phần mềm;

+ Khi sửa lỗi thông tin về môn thi thành phần của thí sinh cán bộ xử lý cần kiểm tra giữa Phiếu thu bài thi và dữ liệu ĐKDT do Hội đồng thi chuyển đến [đã nhập vào phần mềm]. Tập hợp danh sách các bài thi cần điều chỉnh thông tin môn thi [trong trường hợp cần thiết, Ban Chấm thi trắc nghiệm đề nghị Hội đồng thi xác minh và làm rõ]; Lập biên bản bất thường đề xuất điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh; Dùng chức năng lùi tiến trình ở trên phần mềm về bước trước khi xuất đĩa CD0 để điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh theo danh sách đã lập trong biên bản bất thường.

+ Sử dụng chức năng lọc trùng mã đề thi để phát hiện và xử lý các trường hợp trùng mã đề thi của từng lô chấm trước khi sửa lỗi phần bài làm.

b] Sửa lỗi phần bài làm của thí sinh

- Để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, phần mềm sẽ cảnh báo tất cả các câu không nhận diện được đáp án thí sinh lựa chọn [do thí sinh tô quá mờ, tô nhiều đáp án trong cùng một câu, bỏ trắng câu,...]. Cán bộ xử lý phải kiểm tra và xử lý từng lỗi [nếu có].

- Quy trình tiến hành sửa lỗi phần bài làm như sau:

+ Cán bộ xử lý thực hiện kiểm tra các bài thi nghi bị lỗi được hiển thị trên phần mềm;

+ Cán bộ xử lý nhập thông tin các câu trả lời của thí sinh bị lỗi vào phần mềm qua cửa sổ nhập liệu.

c] Xuất dữ liệu báo cáo và in biên bản sửa lỗi

- Sau khi hoàn thành việc sửa lỗi bài thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo [CD2] trên máy chủ và gửi đĩa CD2 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Quy chế thi trước khi thực hiện Chấm điểm bài thi. Khi xuất đĩa CD2, nếu vẫn còn có bài thi trùng mã đề thi thim, phần mềm sẽ hiện cảnh báo; Ban Chấm thi trắc nghiệm phải kiểm tra kỹ và sửa chữa tất cả các lỗi bài thi trước khi xuất đĩa CD2.

- In biên bản sửa lỗi, cán bộ xử lý và các bên liên quan ký xác nhận.

Lưu ý: Đĩa CD2 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm; Kiểm tra lại nội dung đĩa CD2 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm; Phần mềm sẽ khóa lại chức năng sửa lỗi ngay khi thực hiện chức năng xuất đĩa CD2 trên máy chủ.

Bước 4: Chấm điểm bài thi:

Sau khi thực hiện 03 bước trên và nhận được đĩa CD đáp án từ Bộ GDĐT [Đĩa CD đáp án có chứa các tệp tin đã được mã hóa; mỗi tệp tin mã hóa là đáp án của tất cả các mã đề thi của bài thi đó], Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện các việc sau:

- Mở niêm phong và nạp dữ liệu từ đĩa CD chứa đáp án nhận từ Bộ GDĐT vào phần mềm, so sánh tên của từng bài thi trong tệp tin đáp án được nhập với từng bài thi được lựa chọn để bảo đảm chắc chắn trùng nhau. Nếu tên bài thi không trùng khớp, chọn lại đúng tệp tin đáp án với bài thi được lựa chọn; nếu tên bài thi trùng khớp, tiến hành lưu dữ liệu đáp án của bài thi đó vào phần mềm.

- Cần bảo đảm nhập đáp án cho tất cả các bài thi được khai báo trên hệ thống.

- Thực hiện chức năng trên phần mềm để chấm điểm cho tất cả các bài thi.

- Sau khi chấm xong, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo [CD3] trên máy chủ và gửi đĩa CD3 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Quy chế thi. Lưu ý: Đĩa CD3 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm; Kiểm tra lại nội dung đĩa CD3 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm; Phần mềm sẽ khóa lại toàn bộ các chức năng về trước sau khi xuất đĩa CD3.

Quy định về bảo quản và lưu trữ bài thi sau khi chấm thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Căn cứ mục 6 Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1523/BGDĐT-QLCL ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về bảo quản và lưu trữ bài thi sau khi chấm thi, phúc khảo như sau:

“6. Bảo quản và lưu trữ bài thi sau chấm thi, phúc khảo
a] Khi kết thúc quá trình chấm thi, tất cả các túi bài thi phải được niêm phong; Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương án bảo quản các túi bài thi được niêm phong cho đến khi tổ chức chấm phúc khảo, bảo đảm an toàn và bảo mật.
b] Khi hoàn thành công tác chấm phúc khảo, phải niêm phong ổ đĩa của máy chủ chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm dưới sự giám sát của Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm, thanh tra, công an; niêm phong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách.
Máy chủ chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm và các túi bài thi đã phúc khảo được bàn giao cho Sở GDĐT lưu trữ theo quy định./.”

Theo đó, khi kết thúc việc chấm thi thì phải niêm phong túi bài thi và bảo quản túi bài thi cho đến khi tổ chức phúc khảo.

Sau khi hoàn thành việc chấm phúc khảo thì phải niên phong ổ đĩa máy chủ chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm và niêm phong các bài thi đã phúc khảo. Máy chủ chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm và túi bài thi phúc khảo được bàn giao cho Sở Giào dục và Đào tạo.

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail ;

Video liên quan

Chủ Đề