Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng khoa trường đại học

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế? Những quy định khác liên quan?

Trong các đơn vị y tế thì vị trí Trưởng khoa, phó khoa là vô cùng quan trọng và không thể thiếu, bởi lẽ đây là những người đứng đầu đơn vị có nhiệm vụ chính là chỉ đạo, tổ chức hoạt động của khoa theo đúng nội dung quản lý của đơn vị y tế cũng như có những kế hoạch tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và đánh giá năng lực của các nhân viên trong đơn vị… Do đó khi một người được bổ nhiệm làm Trưởng khoa, phó khoa của đơn vị y tế cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế được quy định như thế nào.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

– Cơ sở pháp lý:

Quyết định 4286/2018/QĐ- BYT ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế về ban hành quy định về tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế.

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế.

– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế được quy định tại Điều 8 Quyết định 4286/2018/QĐ- BYT, cụ thể như sau:

” Điều 8. Trưởng khoa, phòng

1. Trình độ chuyên môn:

a] Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên; đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

b] Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp đại học trở lên; đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong các đơn vị sự nghiệp

c] Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cnhân điều dưng trở lên.

d] Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ trở lên, đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn dược sĩ chính trở lên.

đ] Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.

e] Các khoa, phòng khối hành chính: Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

2. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.”

Như vậy, có thể thấy được những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, theo đó, đối với vị trí trưởng khoa đơn vị y tế thì cần phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị- đây là hai tiêu chuẩn cơ bản và bắt buộc cần phải có đối với mỗi Trưởng khoa  đơn vị y tế. Đối với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, thì đây là yếu tố tất yếu mà trưởng khoa đơn vị y tế cần phải có, bởi lẽ một trưởng khoa thì chắc chắn cần phải có về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở một mức độ nhất định theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và Bộ y tế đã quy định.

Ở mỗi khoa khác nhau, thì Trưởng khoa cũng cần phải có những trình độ chuyên môn khác nhau, ví dụ như đối với khoa lâm sàng thì trưởng khoa phải đáp ứng được trình độ chuyên môn, đó là phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I theo quy định của pháp luật hoặc tương đương trở lên, còn đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm. Đối với khoa cận lâm sàng, thì trưởng khoa phải là người tốt nghiệp đại học trở lên, ngoài ra đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II trở lên và chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm. Đối với trưởng khoa phòng điều dưỡng thì trưởng khoa phải tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên.

Đối với trưởng khoa dược thì trưởng khoa cần phải đáp ứng điều kiện là tốt nghiệp dược sĩ trở lên, đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn dược sĩ chính trở lên. Đối với  chức danh trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thì trưởng khoa cần phải có đáp ứng điều kiện là tốt nghiệp đại học trở lên thuộc khối ngành khoa học sức khoẻ. Còn đối với các khoa, phòng khối hành chính thì trưởng khoa phải là người tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc được đảm nhiệm.

Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì trưởng khoa cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị. Theo đó, trưởng khoa của các khoa đều phải là những người tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên. Bởi lẽ xác định trình độ lý luận chính trị là việc xác định trình độ lý luận chính trị đối các trưởng khoa nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế.

Điều 9. Phó Trưởng khoa, phòng

– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng khoa đơn vị y tế được quy định tại Điều 9 Quyết định 4286/2018/QĐ- BYT, cụ thể như sau:

” 1. Trình độ chuyên môn:

a] Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ trở lên; đối với đơn vị hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

b] Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

c] Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng trở lên.

d] Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ trở lên.

Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

đ] Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.

e] Các khoa, phòng khối hành chính: Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

2. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.”

Cũng tương tự như tiêu chuẩn để bổ nhiệm Trưởng khoa trong đơn vị y tế thì phó khoa khi được bổ nhiệm cũng cần phải đáp ứng cả hai tiêu chuẩn là tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị. Theo đó, đối với mỗi khoa khác nhau thì phó khoa đơn vị y tế khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên tiêu chuẩn bổ nhiệm của phó khoa sẽ không cao bằng tiêu chuẩn bổ nhiệm của Trưởng khoa. Theo đó, đối với khoa lâm sàng thì phó khoa cần phải đáp ứng tiêu chuẩn là tốt nghiệp bác sĩ trở lên, còn đối với đơn vị hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên và chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm. Đối với phó khoa cận lâm sàng thì phó khoa phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.

Phó phòng khoa điều dưỡng thì cần phải đáp ứng điều kiện là tố nghiệp cao đẳng điều dưỡng trở lên. Tại khoa dược thì phó khoa phải là người tốt nghiệp dược sĩ trở lên và tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thì điều kiện bổ nhiệm phó khoa là tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm. Bên cạnh tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ thì một phó khoa đơn vị y tế cần phải có và phải đáp ứng đó là trình độ lý luận chính trị phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.

3. Những quy định khác liên quan

– Thẩm quyền bổ nhiệm: Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức danh Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế. Theo đó, người ký quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình theo quy định của pháp luật. 

– Hồ sơ bổ nhiệm Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế.

Pháp luật đã quy định về hồ sơ bổ nhiệm Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế theo đó, hồ sơ bao gồm:

Xem thêm: Đăng ký thuế, cách tính thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

  Thứ nhất, công văn đề xuất chủ trương, đề xuất nhân sự của cấp ủy và Lãnh đạo [gọi là Tập thlãnh đạo] đơn vị hoặc khoa, phòng; có ký tên và đóng dấu [nếu có]. Đây là cơ sở để Bộ trưởng Bộ y tế xem xét và bổ nhiệm dựa trên sự đề xuất nhân sự của cấp dưới. 

– Thứ hai, lý lịch trích ngang của nhân sự được đề xuất theo mẫu đính kèm theo quy định của pháp luật 

– Thứ ba, biên bản các cuộc họp giới thiệu, đề xuất nhân sự; Biên bản kiểm phiếu được ban hành theo quy định của pháp luật.

– Thứ tư, lý lịch theo mẫu 2C/TCTW-98, dán ảnh 4×6 chụp trong vòng 06 tháng, đóng dấu giáp lai, có ký tên, đóng dấu và xác nhận của cấp có thẩm quyền.

– Thứ năm, bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, bi dưỡng cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí bnhiệm theo quy định của pháp luật. 

– Thứ sáu, bản kê khai tài sản, thu nhập của người được đề xuất theo quy định của pháp luật.

– Thứ bảy, giấy khám sức khỏe của người được đề xuất theo quy định hiện hành.

– Thứ tám, bản tự nhận xét, đánh giá của công chức, viên chức, bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị hoặc khoa, phòng; có ký tên và đóng dấu [nếu có]. 

Xem thêm: Vị trí việc làm là gì? Xác định vị trí việc làm để tính lương thế nào?

– Bên cạnh đó, trong hồ sơ còn có nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú về tư cách công dân đối với công chức, viên chức và gia đình công chức, viên chức, sau đó là văn bản nêu ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi đơn vị sinh hoạt đảng trên địa bàn đối với người đứng đu và cấp phó người đứng đu đơn vị.

Như vậy, khi một người muốn trở thành Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế thì trưởng khoa, phó khoa cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị dưới sự đề xuất về nhân lực của cơ quan lãnh đạo đơn vị. Nếu trong trường hợp người được đề xuất không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn đã nêu trên thì sẽ không đủ điều kiện cũng như không được bổ nhiệm chức Trưởng khoa, phó khoa đơn vị y tế theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề