Tình cảm xã hội là những tình cảm gì năm 2024

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới như cầu và động cơ của họ .

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển quá trình cảm xúc rtong những điều kiện xã hội.

2.2 Xúc cảm và tình cảm

2.2.1 Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm

Xúc cảm Tình cảm – Có cả ở con người và con vật- Là một quá trình tâm lý-Có tính chất nhất thời , tình huống và đa dạng

Luôn luôn ở trạng thái hiện thực

Xuất hiện trước

Thực hiện chức năng sinh vật ( giúp con người định hướng và thích nghi vơí môi trường bên ngoài vơí tư cách là một cá thể

Gắn liền vơí phản xạ không điều kiện

Chỉ có ở con ngườiLà thuộc tính tâm lýCó tính chất ổn định

Thường ở trạng thái tiềm tàng

Xuất hiện sau

Thực hiện chức năng xã hội ( giúp con người định hướng và thích nghi vơí xã hội vơí tư cách là một nhân cách)

Gắn liền vơí phản xạ có

1.2.2 Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm. Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại và được thể hiện qua những xúc cảm. Ngược lại tình cảm có ảnh hưởng trở lại chi phối các cảm xúc của con người

1.3. Tình cảm và nhận thức

1.3.1.So sánh tình cảm với nhận thức

Sự giống nhau và khác nhau giữa tình cảm và nhận thức

Giống nhau:

Đều phản ánh hiện thực khách quan, có bản chất xã hội và mang tính chủ thể .

Khác nhau :

– Về nội dung phản ánh: Nhận thức phản ánh những thuộc tính và các mối liên hệ của bản thân thế giới, tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu và động cơ của con người.

– Về phạm vi phản ánh: phạm vi phản ánh tình cảm có tính lực chọn, chỉ có những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn với nhu cầu động cơ của con người mới gây nên tình cảm .

– Về phương thức phản ánh Nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, biểu tượng , khái niệm, còn tình cảm phản ánh bằng các rung cảm.

– Tính chủ thể của tình cảm cao hơn nhận thức.

– Quá trình hình thành tình cảm lâu dài hơn quá trình nhận thức.

1.3.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

– Nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng

– Tình cảm đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức sâu sắc

1.4 Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm

– Tính nhận thức: Khi có tình cảm nào đó, con người phải nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây nên tình cảm và những biểu hiện tình cảm của mình . ba yếu tố nhận thức, rung động và thể hiện cảm xúc tạo nên tình cảm.

– Tính xã hội: Tình cảm hình thành trong môi trường xã hội , tình cảm mang tính xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần.

– Tính khái quát: Tình cảm có được là do động hình hóa khái quát hoá những xúc cảm cùng loại.

– Tính ổn định: Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm lý ổn định , tiềm tàng của nhân cách , khó hình thành và khó mất đi.

– Tính chân thực: tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ ngay cả khi con người cố che dấu nó bằng những động tác giả ngụy trang bên ngòai.

– Tính hai mặt : gắn liền với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của con người, tình cảm mang tính chất đối cực.

2. Những biểu hiện của tình cảm:

– Những động tác biểu hiện ra bên ngòai thông qua: Lo lắng/ Điệu bộ/ Nét mặt

– Những thể hiện đa dạng của cơ thể: Mặt đỏ, tía tai, mặt vàng như nghệ

Các mức độ của tình cảm

3.1 Màu sắc xúc cảm của cảm giác.

Đây là mức độ thấp nhất của sự phản ánh cảm xúc, nó là một sắc thaí cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác.

Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng tâm lý độc lập mà như là một thuộc tính đặc sắc của quá trình tâm lý Nó chỉ thoáng qua không mạnh mẽ, màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ thể, gắn liền vơí các cảm giác nhất định, và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng .

3.2 Xúc cảm

Đó là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó có những đặc điểm sau : xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ rõ rệt hơn so vơí màu sắc xúc cảm của cảm giác, nó do những sự vật hiện tượng trọn vẹn gây nên, có tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Tuỳ theo mức độ và tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp người ta chia xúc cảm thành hai loại xúc động và tâm trạng

– Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong một thơì gian ngắn, đôi khi con người không làm chủ được bản thân mình

– Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các hoạt động và làm nền cho hoạt động của con người có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài

– Trạng thái căng thẳng (Stress) là một trạng thái căng thẳng nảy sinh trong tình huống nguy hiểm, trong những tình huống phải chịu đựng mhững nặng nhọc về thể xác và tinh thần hoặc trong điều kiện phải giải quyết những hành động nhanh chóng và trọng yếu.

3.3 Tình cảm

Đó là một thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình, nó như là một thuộc tính ổn định của nhân cách

Người ta có thể chia tình cảm thành hai loại:

Tình cảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thõa mãn những nhu cầu sinh vật của cơ thể (Như nhu cầu về mặt sinh học )

Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầu mang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con người đối vơí những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tình cảm cấp cao gồm

– Tình cảm đạo đức

– Tình cảm trí tuệ

– Tình cảm thẩm mỹ

– Tình cảm hoạt động.Tình cảm hoạt động thể hiện thái độ của con người đối với một đối tượng nhất định liên quan đến sự thoã mãn hay không thoã mãn nhu cầu thực hiện hoạt động

– Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế.

3. Vai trò của tình cảm. Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được

– Với nhận thức: Tình cảm l nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm chn lý, ngược lại nhận thức là cái lý của tình cảm, lý chỉ đạo tình ,

– Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn trở ngại gặp phải trong qúa trình hoạt động. Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công tác sáng tạo.

– Đối với đời sống: Xc cảm, tình cảm cĩ vai trị to lớn trong đời sống con người, con người khơng cĩ tình cảm thì khơng thể tồn tại được

– Đặc biệt trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện vưà là nội dung của giáo dục.

5.Các quy luật của đời sống tình cảm

4.1 Quy luật lây lan

xúc cảm tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng vui lây, buồn lây, một hiện tượng tâm lý biểu hiện rõ rệt của quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn “. Quy luật này có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động tập thể.

4.2 Quy luật thích ứng

Xúc cảm tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần , lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu bị lắng xuống đó là hiện tượng thường được gọi là chai dạn của tình cảm

4.3 Quy luật tương phản

Tương phản là sự tác động qua lại giữa xúc cảm ình cảm âm tính và dương tính tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại. Cụ thể một thể nghiệm này có thể làm tăng cường một thể nghiệm khác đối cực vơí no( xảy ra đồng thơì hay nối tiếp

4.4 Quy luật di chuyển

Xúc cảm tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Hiện tượng “dận cá chém thớt” “vơ đũa cả nắm”. Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc tích cực hơn, tránh tình cảm tràn lan

4.5 Quy luật pha trộn. Sự pha trộn xúc cảm tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính của biểu tượng với màu sắc dương tính của nó. Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có thể tồn tại cùng một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau, ghen tuông, lo âu và tự hào. Quy luật này cho ta thấy tính phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn giữa tình cảm của con người .

4.6 Quy luật hình thành tình cảm. Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại được động hình hoá tổng hợp hoá khái quát hoá mà thành.