Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê và thời Ngô có điểm gì giống nhau

-Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, Vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản, đất nước được bình yên.

- Xã hội thời này có 3 tầng lớp:

+ Thống trị bao gồm vua, quan, nhà sư

+ Bị trị bao gồm một số địa chủ,nông dân, thợ thủ công, thương nhân

+ Tần lớp nô tì.

=> Nhận xét: xã hội chưa phân hóa sâu sắc giàu nghèo cho dù đã phân thành 3 tầng lớp.

Phương pháp giải:

So sánh, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Dựa trên sự so sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô và Tiền Lê:

- Nhà Ngô:

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc [chính trị, ngoại giao, quân sự].

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử.

- Nhà Tiền Lê:

+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.

+ Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư [quan đầu triều] và đại sư [nhà sư có danh tiếng].

+ Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.

+ Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

=>  So sánh: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, có quy củ hơn.

Chọn đáp án: D

Tóm tắt mục 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?

Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của

Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

Quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác so với nhà Ngô?

Lý do chính khiến các nhà sư được trọng dụng dưới thời Đinh- Tiền Lê là gì?

câu 1 :

Đinh Bộ Lĩnh là con nhà quan. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng, bằng cách cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu [Thái Bình]. Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh đám loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Tri Hựu ở triều đình Cổ Loa[10]. Với 2 sứ quân họ Ngô là Ngô Nhật Khánh [Hà Nội] và Ngô Xương Xí [Thanh Hóa], Đinh Bộ Lĩnh không tiêu diệt mà dùng kế dụ hàng. Sứ quân Phạm Bạch Hổ [Hưng Yên] cũng tự nguyện về quy phục.

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt [Thanh Trì, Hà Nội]. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp [Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định] bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Theo thần tích làng Tiên Xá thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải [Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An] đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Theo thần tích ở xã Bình Sơn [Thuận Thành, Bắc Ninh] thì Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá. Căn cứ vào chính sử và các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu thì các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường được xác định là lực lượng tự tan rã, không rõ kết cục của chủ tướng.

Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành đất của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426.

Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm giống nhau và khác so với bộ máy nhà Nước thời Ngô Quyền ? Em có nhận xét gì vế bộ máy nhà nước thời Ngô và thời Tiền Lê ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề