Trả lời câu hỏi bạn muốn trở thành người như thế nào

Tweet

Đây là một quá trình nhận thức, đánh giá và hy vọng về bản thân, đó cũng đồng thời là ý thức của một co người về bản thân họ. Nếu có được cách nghĩ như vậy, con người sẽ sống một cách tự giác, nếu không bạn sẽ sống một cách bị động, mò mẫm.

Có người đã so sánh: Nếu cuộc sống không có mục tiêu, sẽ giống như một bức tranh không có mảng màu ghép lại với nhau một cách hỗn độn, trong khi đó những người có mục tiêu sống thì cuộc sống của họ sẽ giống như một bức tranh đẹp.
 
Bạn muốn trở thành một người như thế nào, trong đầu bạn cần phải có một hệ thống phương hướng cho cuộc sống của mình. Những hành động của bạn trong cuộc sống, hữu ý hay vô ý nó cũng sẽ hướng tới mục đích đó.
 
Khổng tử hỏi học trò của mình rằng mai sau các trò muốn trở thành một người như thế nào? Các học trò trả lời:
 
Tử Lộ đã thể hiện chí hướng của mình đầu tiên, đó là trong 3 năm sau, ông sẽ đưa một nước yếu trở thành một cường quốc, đồng thời làm cho dân chúng hiếu nghĩa hơn.
 
Nhiễm Hữu thì khiêm tốn hơn, ông chỉ hy vọng ttrong 3 năm tới sẽ làm cho một nước nhỏ rộng khoảng sáu bảy mươi dặm vuông được ấm no.
 
Hoa Tây Công nói mình sẽ làm một viên Tiểu Tương nhỏ khi các nước chu hầu tế lễ.
 
Còn chí hướng của Tăng Triết đó là vào mùa xuân được cùng 5 – 6 người bạn và 6 – 7 đứa trẻ mặc quần áo thường đi du xuân, say lòng với sơn thuỷ, vui chơi, ca hát.
 
Khổng Tử đều tán đồng với những chí hướng khác nhau của học trò mình, đúng là mỗi người sẽ có một chí hướng khác nhau, không thể nào ép buộc được. Khổng tử là người hiểu rõ điều đó, ông không hy vọng tất cả học trò của mình sẽ làm quan và phát tài, trở nên vinh hiển, ông nói rằng: “Ta cũng rất đồng ý với chí hướng của Tăng Triết!”
 
Muốn trở thành một con người như thế nào, đó là một nét thể hiện bên trong của tâm lý, đó là điểm khởi đầu của thành công.
 
Muốn trở thành một người như thế nào, điều đó không chỉ là chuỵên của bản thân chúng ta, đương nhiên nó còn liên quan đến đất nước, gia đình, giáo dục và nhiều nhân tố khác nữa.
 
Đất nước đang cần những nhân tài như thế nào, chắc chắn những nhân tài như vậy sẽ xuất hiện, nếu muốn mình thành công,, mẫu người bạn muốn mình trở thành sẽ phải là mẫu người mà đất nước đang cần. Nếu như đất nước đang cần những nhân tài trong lĩnh vực xây dựng đất nước, bạn lại muốn trở thành một tướng quân cầm quân nơi biên ải, chắc chắn tỉ lệ thành công của bạn sẽ rất ít.
 
Gia đình là một căn cứ quan trọng trong việc bạn muốn trở thành một người như thế nào. Có rất nhiều người đã chon hình mẫu trong tương lai của mình dưới sự ảnh hưởng của gia đình. Trong gia đình thường có những mâu thuẫn trong việc muốn con cái sau này trở thành một người như thế nào. Gia đình có thể ủng hộ ý kiến của con cái, nhưng đồng thời cũng có thể phản đối, đây là một vấn đề rất hay dẫn đến những bi kịch trong cuộc sống. Hầu hết mọi gia đình đều mong muốn con cái mình mai sau sẽ thành công. Những gia đình có tư tưởng thoáng sẽ để ý đến những ý kiến, ý thức chủ quan của con cái, còn những gia đình giữ tư tưởng truyền thống sẽ áp đặt ý chí của mình lên chúng. Đó là một vận may cho anh. Còn Ban-zắc không có cái may mắn đó, tuy được sinh ra trong một gia đình giàu có, cha ông muốn ông học kinh tế, tiếp tục kế tục sự nghiệp gia đình, nhưng ông lại muốn theo đuổi sự nghiệp sáng tác. Cuối cùng việc đó đã bị gia đình phản đối, khiến ông phải bỏ nhà. Ban-zắc là một người có ý thức tự chủ  rất cao, ông có tài năng, tự tin rằng mình sẽ thành công. Dù bị đói khổ, bệnh tật hành hạ, nhưng ông vẫn có ý chí quật cường, không chịu lùi bước, rốt cuộc ông cũng đã giành được thành công, cái giá của ông phải trả cho sự thành công đó quả không nhỏ.
 
Bạn muốn tương lai của mình sẽ trở thành một người như  thế nào. Gia đình chỉ là một kênh để bạn tham khảo ý kiến, chứ nó không đóng vai trò quyết định. Trách nhiệm của cha mẹ là giúp con cái xác định hướng đi trong cuộc sống, chứ hoàn toàn không phải là thay con cái để lựa chọn hướng đi đó.
 
Những lời khuyên của Fuler đối với con, đó chỉ là một hướng ông nêu ra để con tham khảo, chứ không là mệnh lệnh. Khi đứa con nghe theo nó đã thành công, đó là bởi vì nó đã biết nhận thức được chính bản thân mình. Lời khuyên của gia đã thức tỉnh lại nhận thức của cậu, chính vì vậy cậu đã chấp nhận lời khuyên đó. Còn nếu như lời khuyên của gia đình hoàn toàn không đồng nhất với sở thích của bạn, thì khi bạn làm theo ý kiến của gia đình, bạn đã tự dối lòng mình.
 
Ba Kim xây dựng hình tượng Giác Tân trong tác phẩm “nhà” của mình. Bi kịch của nhân vật này là anh ta muốn trở thành một hình mẫu mà mình thích, nhưng gia đình đã sắp đặt cho anh ta một tương lai khác. Anh ta đã mất đi ý chí, trở nên nhu nhược, cuối cùng mọi sự đều không thành công. Đây là một nhân vật mang đầy bi kịch, nội tâm buồn, đồng thời cũng có sức phản kháng.
 
Bạn muốn trở thành một người như thế nào, cốt lõi ở chỗ bạn phải làm chủ mình.
 
Việc bạn chọn hướng đi gắn liền với nền giáo dục mà bạn được tiếp thu, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn của bạn. Chẳng hạn vào những thập niên 60 – 70, cả xã hội Trung Quốc giáo dục thanh niên phải lên rừng hoặc xuống nông thôn, chân trời rộng lớn chắc chắn sẽ có cơ hội, đã có rất nhiều người muốn trở thành nông dân mới. thập niên  80, cả xã hội giáo dục và tuyên truyền việc thanh niên đang có cơ hội để thể hiện mình, lập nên sự nghiệp, thế là rất nhiều người muốn trở thành ông chủ. Kiểu giáo dục đó của xã hội đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn. Trung quốc cổ đại có một truyền thống, đó là “Học giỏi ắt sẽ làm quan”, cho nên phần lớn những người được giáo dục đều muốn ra làm quan. Chế độ khoa cử tuyển chọn quan lại tuy đã bị loại  bỏ nhưng những ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn hướng đi trong tương lai vẫn còn rất to lớn. Mặc khác giáo dụ còn tạo cơ sở cho việc muốn trở thành người như thế nào. Đó là một nguyện vọng, nhưng bạn  cũng phải có một cơ sở kiến thức nhất định để làm điều đó, không thể mong muốn một cách thiếu căn cứ. Trần cảnh Nhuận do được giáo dục một cách gợi mở khi còn học trung học, nên đã trở thành một nhà toán học.
 
Trong giáo dục hiện đại, từ tiểu học cho đến trung học đều có một mẫu đề bài gần tương tự như nhau: “Lý tưởng của tôi” hoặc “Ý nguỵên của tôi”. Đó chính là quá  trình giáo dục phát huy vai trò dẫn dắt trong việc lựa chọn hướng đi cho bạn.
 
Nhân tài đó là kết quả của giáo dục, muốn trở thành một người như  thế nào, đó cũng là kết quả của giáo dục.

Trích trong cuốn sách: Một phút thành công để mưu nghiệp lớn

Tweet

Tớ là dân kế hoạch. Chính xác hơn là dân học kế hoạch, chưa chắc sau này tớ đã làm công việc liên quan đến. Nhưng tớ nghĩ dù không có công việc gọi tên chính thức thì kế hoạch vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống tớ và bao người khác. Vì học kế hoạch nên tớ được dạy cách xác định mục tiêu và xây dựng được ý thức mục tiêu cuộc đời mình là gì. Suốt một khoảng thời gian dài, tớ luôn đi tìm câu hỏi mình muốn sống như thế nào, muốn trở thành người như thế nào.

Cách đây một tháng, tớ đọc được một bài viết, đại ý nội dung cũng hỏi bạn muốn thành người như thế nào mai sau. Tớ cũng suy nghĩ rất nhiều. Mà vốn dĩ ước mơ mình còn thay đổi theo thời gian, nên suy nghĩ thời điểm tớ đọc được bài viết đó đến giờ cũng đã thay đổi ít nhiều rồi.

Kể đến lần đầu tiên tớ biết ước mơ là gì. Tớ muốn trở thành một kiến trúc sư. Tớ thích vẽ lắm, thích thiết kế, tớ say mê những bản vẽ ngang dọc. Dù hồi ấy, tớ mới là một đứa trẻ 7 tuổi.

Mẹ thường kể về những tiếc nuối của mẹ. Gia đình nghèo, không đủ điều kiện đi học, mẹ nghỉ học khi bước sang lớp 10. Mẹ mong ước trở thành một giáo viên. Nhưng ước mơ không thành. Bố mẹ thường hay ấp ủ những gì mình không làm được truyền sang đứa con. Mẹ mong tớ có thể làm một giáo viên. Thôi thì ít ra ổn định. Nhưng tớ thì không thích ổn định, nên lắc đầu nguầy nguậy. Còn chưa kể đến, tớ vốn dĩ không thích cái nghề gõ đầu trẻ nữa.

Mẹ bị bệnh, sức khỏe không tốt. Mẹ lại nghĩ rằng tớ trở thành một bác sĩ thì có thể đỡ đàn được bao nhiêu. Lại còn kể đến, làm bác sĩ được danh tiếng, mà cũng có tiền tài nữa. Nhưng mẹ không nghĩ đến, còn có cả tai tiếng và những vất vả riêng của nghề bác sĩ, mà nếu không có tình yêu thì không thể làm được. Tớ cũng suy nghĩ nhiều, thôi thì cũng tặc lưỡi đăng ký thi. Gác lại ước mơ làm một kỹ sư khoa học, cái ngành mà mẹ cho rằng con gái không nên làm.

Chẳng biết là may mắn hay đen đủi, tớ thi trượt. Giải thích một chút, tớ thi bác sĩ quân y để không tốn chi phí ăn học, năm đó 28,5 điểm dành cho nữ. Tớ thì không đủ giỏi đến thế, nhưng vẫn có thể vào được một trường y khác. Tớ từ chối cơ hội làm bác sĩ, vì tớ chọn Hà Nội. Cuối cùng mẹ nghĩ, học kinh tế cho nhanh giàu. Tớ không có lời giải thích, cũng không có lời bào chữa nào cho năm tháng đó vì sao không kiên quyết lựa chọn ngành mình yêu thích đến cùng. Nhiều đêm nằm nghĩ lại, tớ vẫn khóc vì để vụt mất ước mơ. Và, tớ vẫn theo học Kinh tế Quốc dân.

Nếu được lựa chọn lại, tớ không biết mình sẽ chọn đúng hay không. Nhưng hiện tại, tớ nghĩ năm ấy với lựa chọn này, thì hoàn toàn không sai. Tớ luôn nghĩ, bản thân tớ hiện tại chính là lựa chọn tốt nhất của những năm tháng ấy rồi. Có thể tớ từng hối hận, có thể bây giờ vẫn còn những khó khăn và nhiều hơn những khó khăn tớ phải vượt qua, nhưng chắc chắn là tớ sẽ tiến lên và làm những điều đúng đắn nhất.

Tớ chỉ muốn nói rằng, dù bạn lựa chọn như thế nào, nhưng mong muốn trở thành gì, chắc chắn là do cách bạn làm rồi.

Tớ bây giờ, vẫn đang phân vân lựa chọn mình nên làm gì để trở thành người mình muốn. Tớ không muốn trở thành người như thế nào, không muốn trở thành bác sĩ, doanh nhân, giàu có, tớ chỉ muốn là một người có cuộc sống bình yên và tâm hồn hạnh phúc.

Có thể nói là một ước mơ cao hơn những ước mơ không?

Bài viết này chưa hoàn thành, vì người viết chưa muốn hoàn thành.

Video liên quan

Chủ Đề