Trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế, xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng theo chiều hướng tiêu cực, từ đó làm dấy lên nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Vây chính sách bóc lột của thực dân Pháp gồm những nội dung nào? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào?

– Sau khi đã bình định được cơ bản Việt Nam, năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam [1897 – 1914].

– Trong thời điểm đó, thực dân Pháp bắt đầu việc áp đặt một bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả ba nước Đông Dương, đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành 5 kỳ với sự quản lý của người Pháp với Bắc Kỳ [Thống sứ], Trung Kỳ [Khâm sứ], Nam Kỳ [Thống Đốc], Lào [Khâm sứ], Campuchia [Khâm sứ], dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh [do người Pháp cai quản], dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu, rồi đến làng, xã [bản xứ].

Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Với chính sách bóc lột “chia để trị” của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, chúng thẳng tay đàn áp và bóc lột nhân dân với mục đích:

– Vơ vét, bóc lột một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược.

– Đồng thời, chúng cũng muốn thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại các nước thuộc địa.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất của Pháp được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung ở 03 lĩnh vực chính:

Thứ nhất: Lĩnh vực nông nghiệp

– Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.

– Ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng.

Thứ hai: Lĩnh vực công nghiệp

– Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than đá, thiếc, kẽm ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng.

– Thực dân Pháp tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam, như: điện, nước, bưu điện, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang.

-> Một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam đã bị mai một như dệt, gốm, … do không có đủ điều kiện để sản xuất và đồng thời không cạnh tranh được với hàng hóa của Pháp.

Thứ ba: Lĩnh vực giao thông vận tải

– Những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xây dựng ngày càng nhiều. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, đường bộ được mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các đường biên giới trọng yếu.

– Các cây cầu, cảng biển, các tuyế đường biển ngày càng được xây dựng nhiều và vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng.

-> Đây là một trong các lĩnh vực được thực dân Pháp tập trung phát triển một cách mạnh mẽ.

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp tại Việt Nam

Những chuyển biến về kinh tế:

– Từ cuối thế kỷ XIX từ một nền kinh tế thuần phong kiến: Từ một nền kinh tế với sự phát triển nông nghiệp là chủ đạo, nền công nghiệp, thủ công nghiệp và các lĩnh vực đi kèm, thì sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập, tồn tại song song cùng phương thức sản xuất phong kiến: Bên cạnh nông nghiệp đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp đã xuất hiện một số ngành nghề mới: ngân hàng, giao thông phát triển mạnh.

Những chuyển biến về xã hội:

– Giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa:

+ Địa chủ phong kiến: phần lớn đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, 1 bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Nông dân: Khốn khổ vì nạn thuế khóa, cướp đoạt ruộng đất, một bộ phận trở thành vô sản, là lực lượng cách mạng to lớn.

– Xuất hiện lực lượng xã hội mới: giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị

+ Giai cấp cong nhân: xuất thân từ nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, hay những thợ thủ công không có ruộng, tầng lớp công dân vừa ra đời, còn non trẻ, số lượng ít và từ lâu đã có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

+ Tầng lớp tư sản: đây là những nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, … các sĩ phu yêu nước thức thời. Từ đó, có thể thấy, tầng lớp tư sản được phân ra làm 2 loại: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, mục đích là để được nương nhờ ở Pháp và tư sản dân tộc: số lượng khá ít những lại có tinh thần dân tộc cao.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: chủ yếu là tầng lớp tri thức, học sinh, sinh viên, tiểu thương, địa chủ, văn nghệ sĩ, tần lớp này có cuộc sống khá bấp bênh, nên rất có tinh thần dân tộc.

Trên đây là Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hệ thống giao thông vận tải nhằm A: khai hóa, mở mang cho Việt Nam. B: giúp Việt Nam phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. C: tăng cường bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. D: thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. 12

Nguyên nhân dẫn đến việc triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?

A: Muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ. B: Lực lượng triều đình ít, vũ khí thô sơ. C: Đồn Chí Hòa thất thủ. D: Muốn chia sẻ quyền lợi với Pháp. 13 Tình hình kinh tế, chính trị nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là: A: Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu B: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết. C: đời sống nhân dân vô cùng khó khăn D: bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt. 14

Đâu không phải là lý do một số sĩ phu yêu nước ở Việt Nam muốn dựa vào Nhật Bản để cứu nước trong giai đoạn đầu thế kỉ XX?

A: Vì Nhật Bản đã đánh thắng Nga trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật [1905]. B: Bởi sau Duy tân Minh trị, Nhật Bản trở thành cường quốc và bảo vệ được độc lập. C: Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. D: Vì Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. 15

Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là

A: Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại. B: Khai hóa văn minh cho người Việt Nam. C: Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp. D: Chiếm Việt Nam làm thuộc địa. 16 Vị tướng chỉ huy quân và dân bảo vệ thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873] là A: Nguyễn Tri Phương. B: Hoàng Diệu. C: Phan Đình Phùng. D: Tôn Thất Thuyết. 17 Triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn trước thực dân Pháp khi A: Pháp tấn công thành Hà Nội [1882]. B: triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng [1883] và Hiệp ước Pa-tơ-nốt [1884]. C: phong trào Cần vương [1896] thất bại. D: Pháp tấn công và xâm chiếm cửa biển Thuận An [1883]. 18 Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã A: bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. B: buộc Pháp phải rút quân về nước. C: xây dựng quân của triều đình lớn mạnh. D: tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp. 19

Điều kiện xã hội làm nảy sinh khuynh hướng đấu tranh mới ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A: sự tăng cường bóc lột của Pháp. B: sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. C: ảnh hưởng của Duy tân Minh Trị. D: sự phân hóa của giai cấp nông dân. 20

Hạn chế lớn nhấn của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

A: thiếu một lực lượng lãnh đạo tiên tiến. B: hậu cần thiếu thốn, trang thiết bị thô sơ. C: thiếu tổ chức và lãnh đạo không thống nhất. D:

chưa động viên được các tầng lớp xã hội tham gia.

Video liên quan

Chủ Đề