Trong pháp luật phong kiến Việt Nam chỉ con trai được thừa kế tài sản

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triên đất nước nói chung và trên lĩnh vực pháp luật nói riêng. Trong số các thành tựu đó, phải kể đến Quốc triều Hình luật, đặc biệt với sự tiến bộ về chế định chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật. Từ đó cho thấy Quốc triều hình luật đã có những nét đặc trưng, tiến bộ, thể hiện được trình độ lập pháp của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam. Chính điều này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. Nay, hãy cùng ACC theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trong pháp luật phong kiến Việt Nam chỉ con trai được thừa kế tài sản
Chia di sản thừa kế theo quốc triều hình luật

Theo quy định tại về chế định chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật, tài sản của vợ chồng sẽ được chia thành 03 nguồn khác nhau bao gồm:

– Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng (phu điền sản)

+ Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình nhà vợ (thê điền sản)

+ Tài sản do 2 vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung) hay tần tảo điền sản

Trong đó, khi quy định về tài sản và việc chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật, đều đặt điền thổ (đất đai) lên giá trị cao nhất. Xét theo góc độ lịch sử, đây là lúc nước ta trong thời kỳ phong kiến với nền kinh tế chính là nông nghiệp, nên việc đề cao giá trị của điền thổ là hoàn toàn hợp lý

Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế. Trong đó, tương tự như Bộ luật Dân sự ngày nay, việc chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật cũng chia hình thức thừa kế di sản sang 02 hình thức bao gồm:

Đối với Quốc triều hình luật, di chúc bao gồm 02 hình thức:

– Di chúc miệng

– Di chúc viết (chúc thư)

Trong đó, căn cứ theo Điều 366 Quốc triều hình luật, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết hộ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Tương tự như ngày nay, người được thừa kế di sản và được thừa kế bao nhiêu cũng sẽ được nêu rõ ràng, cụ thể trong nội dung của chúc thư.

Ngoài ra, bên cạnh chúc thư, Quốc triều hình luật còn cho phép lập di chúc miệng, hay còn gọi là “lệnh” của ông bà

Khác với quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, theo Quốc triều hình luật, việc thừa kế theo pháp luật sẽ được chia theo 02 hàng thừa kế bao gồm:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các con

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm cha, mẹ hoặc người thừa tự

  • Với hàng thừa kế thứ nhất

Thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cả cha và mẹ đều mất. Các con trong hàng thừa kế này này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu đều được hưởng thừa kế. Đặc biệt, với trường hợp là con nuôi, khi trong văn tự nhận nuôi con có ghi rõ sẽ cho thừa kế điền sản và được xác định là không thất hiếu với cha nuôi, người con nuôi hoàn toàn có thể được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất.

Trong đó, về việc xác định mức chia thừa kế, phần hưởng của con vợ cả sẽ được chia đều bằng nhau, đến phần hưởng của con vợ lẻ sẽ kém phần của con vợ cả và cũng đều bằng nhau hết giữa các con vợ lẻ. Con nuôi sẽ được thừa kế bằng nửa phần của con đẻ. Trong trường hợp nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cùng cha mẹ và được nuôi từ bé thì sẽ được hưởng tất cả, nếu không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha mẹ nuôi

Ngoài ra, người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng một nửa người thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha mẹ đẻ của mình

Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết.  Khi gia đình còn tồn tại đầy đủ cả vợ và chồng, tất cả tài sản sẽ được coi là của chung hai vợ chồng. Tuy nhiên, khi chồng vợ chết trước, số tài sản đó sẽ được chia làm hai phần bằng nhau:

– Một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ).

– Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng

Về việc xác định mức chia thừa kế, phần tài sản thừa kế sẽ được chia làm hai phần bằng nhau:

– Một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng

– Một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết sẽ giao lại cho gia đình bên chồng

Qua nội dung trên, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây khá lâu, nhưng những quy định về chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật đã có khá nhiều điểm tiến bộ. Mong rằng sau khi theo dõi bài viết, quý độc giả sẽ hiểu rõ hơn về chế định chia di sản thừa kế theo Quốc triều hình luật

Bên cạnh đó, để có thể tìm hiểu thêm về chế định chia thừa kế theo pháp luật hiện hành, có thể tìm hiểu thêm tại đây

Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, nếu gặp phải vướng mắc hay khó khăn gì, hãy liên hệ ACC theo thông tin sau để nhận được sự tư vấn cũng như sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ luật sư của chúng tôi:

Công ty Luật ACC – Với hệ thống văn phòng luật chuyên nghiệp toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Cha mẹ có quyền để lại tài sản thừa kế cho con gái nhiều hơn con trai? Hiện nay xu hướng lập di chúc ngày càng nhiều vì có những người cha mẹ chăm chỉ tích góp những khối tài sản khá lớn và có nhu cầu để lại những tài sản này cho con của mình mà tránh được việc tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lập di chúc có được quyền chia cho con gái nhiều hơn con trai hay phải chia đều một cách công bằng.  

Cha mẹ để lại di sản cho con như thế nào là đúng pháp luật?

Thừa kế và các loại thừa kế

Thừa kế là việc chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản trong trường hợp tính mạng của người đó bị cái chết đe dọa (hấp hối) thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không; nhưng người lập di chúc phải minh mẫn, không bị đe dọa và nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Không có di chúc.
  • Di chúc không hợp pháp.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người thừa kế và hàng thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế cũng có thể được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Bộ luật dân sự quy định chi tiết về hàng thừa kế

Hàng thừa kế được Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định theo thứ tự:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền như:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể thấy, cha mẹ hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại tại sản cho bất kỳ đứa con nào và số lượng tài sản cho mỗi người là bao nhiêu. Cha mẹ có thể dựa trên mức độ hiếu thảo, công sức nuôi dưỡng của con cái mà chia di sản thành các phần không bằng nhau. Tuy nhiên, việc này phải được cha mẹ thực hiện hoàn toàn tự nguyện và khi ý thức còn minh mẫn.

Ngoài ra, trường hợp con chưa thành niên hay con thành niên mà không có khả năng lao động không được người lập di chúc cho hưởng hoặc hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất. Đây là trường hợp Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Con gái vẫn có thể được cha mẹ chia phần tài sản nhiều hơn

Từ chối nhận di sản và người không được hưởng di sản

Từ chối nhận di sản

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác trước thời điểm phân chia tài sản.

Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác là trường hợp mà pháp luật không cho phép.

Người không được hưởng di sản

Những người thuộc trường hợp theo Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 không được quyền hưởng di sản, cụ thể là những người có hành vi sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người trong trường hợp nói trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Trên đây là những quy định của pháp luật về chia thừa kế cho con trai và con gái. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn pháp luật thừa kế, có thể liên hệ Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.