Trồng tỏi trong nhà có tác dụng gì

Chỉ cần tận dụng 1 vài vỏ chai nhựa, chậu trồng trong nhà là bạn có thể thực hiện được cách trồng tỏi tại nhà. Vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa được sử dụng tỏi sạch, không nhiễm chất độc hại, vậy còn ngần ngại gì nữa mà không bỏ chút thời gian để trồng loại cây bổ ích này nhỉ.

Tỏi là loại gia vị rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, giúp món ăn thêm hương vị hấp dẫn, không những vậy, tỏi còn là một vị thuốc có khả năng chữa được nhiều loại bệnh.

Trong thành phần của tỏi chứa nhiều glucogen, fitonxit, aliin và allicin – đây là những hợp chất kháng sinh có tác dụng chống lại những virus gây bệnh, có công dụng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, tỏi còn chứa trong mình hàm lượng lớn những nguyên tố vi lượng, những khoáng chất cần thiết cho cơ thể và nhiều vitamin như vitamin A, B, C… có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, chống oxy hóa.

Với hàng loạt những công dụng hữu ích như vậy các ban đã nóng lòng thực hiện trồng tỏi trong chai cùng Fao chưa nào. Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng tỏi trong chai nước cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây tỏi nhé!

Cách trồng tỏi tại nhà bằng cốc nhựa không cần gieo hạt, bón phân

Cốc nhựa là đồ dùng mà chả gia đình nào là không có, bạn chỉ việc tận dụng 1 chiếc cốc nhựa không dùng tới là đã có thể thực hiện cách trồng tỏi tại nhà thành công. Hãy thực hiện các bước trồng tỏi theo hướng dẫn dưới đây để năng suất thu được cao nhất nhé.

1, Chuẩn bị dụng cụ thực hiện cách trồng tỏi tại nhà

Một vài vật dụng cần thiết để việc trồng tỏi được nhanh chóng và thuận lợi hơn như:

  • Một củ tỏi khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh hay thối
  • Một chiếc cốc nhựa
  • Chậu trồng tỏi
  • Đất mùn

2, Tiến hành cách trồng tỏi trong cốc nhựa tại nhà

Cách trồng tỏi Fao chia ra từng bước nhỏ dưới đây, mong bạn thực hiện dễ dàng nhất và hãy thực hiện theo đúng kỹ thuật trồng tỏi nhé.

  • Bước đầu tiên trong cách trồng tỏi tại nhà, bạn tiến hành bóc bớt vỏ ngoài của củ tỏi đã chuẩn bị sẵn, tách những các nhánh nhưng vẫn phải giữ nguyên vỏ của các nhánh.
  • Chuẩn bị sẵn cốc nhựa hoặc cốc giấy, sau đó bạn đổ một lượng nước rất ít vào trong cốc như thế này.
  • Thả tỏi vào cốc đã đổ nước sao cho phần gốc được hướng xuống dưới, phần ngọn tỏi hướng lên phía trên. Gốc của nhánh tỏi cần được tiếp xúc với nước để tăng thời gian nảy mầm.
  • Sau khoảng thời gian là 7 ngày để trong cốc, các nhánh tỏi sẽ tự nảy mầm và sinh trưởng rễ.
  • Lúc này, bạn có thể lấy nhánh tỏi và đem chúng trồng xuống đất mùn đã được chuẩn bị trước đó. Lưu ý đất trồng tỏi phải đảm bảo đủ chất lượng và đủ độ ẩm để cây có thể sinh trưởng toàn diện.
  • Thường xuyên tưới nước cho cây với liều lượng vừa đủ, hãy đảm bảo toàn bộ phần đất trồng cây đều được ngấm nước.
  • Sau 2 tuần kể từ ngày đầu tiên trồng tỏi bạn tưới nước đều đặn, lúc này bạn đã sở hữu mầm tỏi xanh mát xinh xắn.

Sau từ 6 tới 9 tháng, khi lá cây tỏi già dần và bắt đầu chuyển sang khô héo, bạn có thể bắt tay vào thu hoạch được cả vườn tỏi tươi tốt.

Cách trồng tỏi tại nhà trong chai nhựa không cần đất

Chỉ với 1 vỏ chai nhựa thôi là bạn có thể thu được những củ tỏi khỏe mạnh bằng cách trồng tỏi trong chai nhựa rồi đó. Hơn nữa việc trồng tỏi trong chai nhựa còn rất dễ dàng, bạn hãy kiên trì trồng chúng nhé.

1, Ươm tỏi trong chai nhựa

  • Đúng như cái tên của nó, chẳng có gì phức tạp, vật liệu mà bạn cần có chỉ là 1 đến 2 chai nhựa nhỏ và vài củ tỏi không bị nhiễm sâu bệnh, thối. Cách trồng tỏi trong chai nhựa cũng rất đơn giản như sau:
  • Trước tiên, cắt đáy chai nhựa ra với độ dài của thân chai nằm trong khoảng 5 đến 7cm. Tùy số tỏi mà bạn muốn trồng mà cắt nhiều hoặc ít đáy chai.
  • Sau đó, lấy khoảng 3 củ tỏi khỏe mạnh và không bị sâu bệnh, thối, bóc sạch vỏ tỏi và tiến hành ngâm chúng nước trong khoảng 12 tiếng.
  • Sau khi ngâm tỏi trong nước, xếp tỏi gọn vào đáy chai đã được cắt sẵn, xếp phần đầu củ tỏi theo phương hướng lên trên.
  • Đổ nước vào phần đáy chai đã được xếp tỏi, chú ý không nên đổ ngập mà chỉ đổ tới gần đầu để củ dễ dàng mọc mầm. Đặt những phần đáy chai đã xếp tỏi ra vị trí thoáng mát và những nơi có ánh nắng mặt trời. Có thể đặt chúng trên ban công, cửa sổ.
  • Chỉ trong 1 thời gian ngắn là mầm tỏi sẽ nhanh chóng nhú lên rất cao và tốt.

2, Đưa tỏi ra chậu trồng

Khi cây tỏi đã phát triển cứng cáp và đủ rễ, bạn có thể chuyển ra trồng tỏi trong thùng xốp, chậu cây hoặc trên những luống rau. Phủ lên trên bề mặt thêm một lớp rơm rạ hoặc lá khô để giữ độ ẩm cho đất và ngăn ngừa cỏ dại mọc, tưới nước cho cây với liều lượng vừa đủ.

Sau khi tỏi đã phát triển tới thời điểm mọc hoa và thân đã duỗi ra không cuộn tròn nữa, có thể cắt ngồng tỏi để củ sinh trưởng. Ngồng tỏi có thể sử dụng để chế biến nhiều món chiên xào hấp dẫn.

Khi một nửa hay 3/4 số lá tỏi chuyển sang màu vàng nâu thì bắt đầu triển khai thu hoạch. Đem phơi khô củ tỏi bên dưới ánh nắng mặt trời rồi treo ở vị trí râm mát, khô ráo trong khoảng 4 đến 6 tuần. Khi tỏi đã khô hoàn toàn thì cắt cuống và cất chúng đi dự trữ.

Chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn là vài tháng áp dụng cách trồng tỏi trong chai nhựa đơn giản, bạn đã có thể thu được nhiều tỏi để thưởng thức dần rồi.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng tỏi trong chai nhựa tại nhà cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây tỏi rồi. Qua bài viết này Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây tỏi cho năng suất cao và chất lượng nhé. Chúc các bạn thành công!


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Muỗi gây các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, virut Zika… Những căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây tử vong.

Dùng bình xịt muỗi là cách đơn giản và nhanh chóng nhưng mùi của nó gây khó chịu và sử dụng nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Những cách tự nhiên sẽ khắc phục điều đó và cũng rất đơn giản và hiệu quả đấy.

Sả

Nói về việc đuổi sạch muỗi, sả là loại cây trồng có tác dụng mạnh nhất. Mùi hương rất mạnh của nó lấn át những mùi xung quanh khiến muỗi không dám lại gần khu vực trồng sả và cả khu vực gần đó.

Bạn có thể trồng sả trong nhà, hoặc nếu không, một cách nhanh hơn là cắm củ sả vào một bình đựng hoặc ly có một ít nước và thường xuyên thay nước cho chúng.

Nếu nhà bạn có những nơi hay bị ẩm ướt, và khó làm khô ráo, hãy dùng bã cà phê rắc lên nơi đó. Bã cà phê có tính chất hút ẩm sẽ làm cho trứng của muỗi bị khô và không thể sinh sôi nảy nở.

Tỏi

Trồng tỏi trong nhà sẽ giúp làm đuổi muỗi rất hiệu quả, bạn có thể trồng vài củ tỏi trong 1 cái chậu và để trong nhà. Cách khác nhanh chóng hơn đó là cắt tỏi thành lát nhỏ rắc ở nơi bạn muốn xua đuổi muỗi.

Một cách đuổi sạch muỗi bằng tỏi khác đó là nghiền nát tỏi cho vào bình xịt chứa nước và xịt lên quần áo hay xịt lên da. Dù mang lại hiệu quả cao nhưng cách này thường không được áp dụng nhiều do nhiều người không thích mùi tỏi bị bám lại trên cơ thể.

Ngoài ra, ăn nhiều tỏi cũng làm muỗi tránh xa vì khi đó da bạn sẽ có một lớp dầu tỏi được giải phóng từ lỗ chân lông, ngăn cản việc tấn công của muỗi.

Chanh

Cắt chanh thành 2 nửa rồi cắm hoa đinh hương khô lên các tép nước của miếng chanh, cắm đều và dày đặt vào từng nửa chanh. Bạn có thể làm nhiều quả chanh để đặt ở nhiều góc nhà đuổi muỗi đi xa. Nếu không có hoa đinh hương khô, bạn có thể thay thế bằng tinh dầu sả hoặc tinh dầu hương thảo. Cách thực hiện: Nhỏ tinh dầu lên miếng chanh.

Cho một ít nước rửa chén pha với 1 ít nước vào dĩa [hoặc tô, chén…] sau đó đem đặt ở nơi có nhiều muỗi. Muỗi sẽ không còn bay vào nhà mà chỉ tập trung ở dĩa nước đó. Dĩa nước chứa nước rửa chén sẽ làm phân hủy trứng muỗi do có tính kiềm, như vậy muỗi sẽ không thể sinh sôi được nữa.

Bạc hà

Đặt lá bạc hà xung quanh nhà, hoặc muốn đuổi muỗi lâu dài bạn cũng có thể trồng lá bạc hà trong những chiếc chậu rồi đặt trong nhà. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc nước súc miệng bạc hà pha loãng xịt khắp nhà, muỗi cũng sẽ bỏ đi nhanh chóng.

Vỏ bưởi, quýt, cam…

Những loại vỏ này có rất nhiều tinh dầu giúp đuổi muỗi. Bạn có thể phơi khô chúng sau đó dốt lên để tinh dầu tỏa hương sẽ làm muỗi bay đi xa.

Ngoài sả, bạc hà, tỏi, một số cây khác như hương thảo, tía tô, húng quế, cúc vạn thọ… đều có tác dụng xua muỗi. Những cây này đều rất dễ trồng, bạn có thể trồng trong chậu nhỏ để ở các góc nhà, chúng sẽ giúp bạn đuổi sạch muỗi ra khỏi ngôi nhà bạn.

Tinh dầu

Một số loại tinh dầu có chức năng xua đuổi muỗi: Sả, chanh, bưởi, bạc hà, bạch đàn, tinh dầu tràm, tinh dầu quế, oải hương… Bạn có thể nhỏ vài giọt vào bình xịt chứa nước, lắc đều và xịt lên quần áo hoặc xịt xung quanh nhà hoặc đốt bằng đèn xông tinh dầu để ở góc nhà.

Theo Eva/thoidaiplus.giadinh.net.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề