Văn mình vợ người nghĩa là gì

Hết lòng thần tượng... chồng hàng xóm

Chị Minh có chồng là một cán bộ công chức nhà nước. Anh là người hiền lành, thật thà và ít nói. Lấy nhau đã 5 năm, chị Minh luôn phàn nàn là chồng mình không khéo ăn khéo nói, không lãng mạn, không biết nói những lời có cánh.

Không những thế, vào những dịp đặc biệt như sinh nhật vợ, ngày quốc tế phụ nữ, ngày lễ tình yêu… chồng Minh rất ít khi mua quà cho vợ. 

Thực ra, cũng nhiều khi chồng chị Minh mua quà cho vợ, nhưng đó lại không phải là những món quà lãng mạn như hoa, đồ lót hay mỹ phẩm, quần áo… mà toàn những thứ như áo ấm, khăn len hay nồi hầm… 

Một điều khá trớ trêu, đó là anh hàng xóm nhà chị Minh lại là một người hào hoa phong nhã, ăn nói dễ nghe và cử chỉ thì hết sức ân cần, nhất là với phụ nữ.

“Em rất ngưỡng mộ anh ấy vì cách cư xử với các bà, các chị em.” - chị Minh chia sẻ. Theo lời kể của chị Minh thì hàng ngày gặp nhau ở cầu thang khu tập thể, chị luôn thấy anh hàng xóm nói năng xởi lởi, tươi cười chào hỏi mọi người. Bất cứ ai xách nặng mà gặp anh thì như vớ được vàng, vì không cần nhờ anh cũng sẽ nhanh tay đỡ và xách hộ.

Đặc biệt, chị Minh càng ngưỡng mộ anh hàng xóm hơn mỗi lần thấy anh đi cùng vợ. Trông anh luôn có vẻ ân cần, quan tâm đến vợ khiến nhiều người phụ nữ trong khu tập thể cảm giác ghen tị. Ai cũng nói, chị vợ anh thật là may mắn vì có người chồng tuyệt vời như vậy. 

Không ít lần, thầm so sánh anh hàng xóm với chồng mình, chị Minh, thậm chí đôi lúc còn cảm thấy bâng khuâng khi nghĩ tới người đàn ông mà theo chị Minh là “rất đàn ông”.

Có một điều mà chị Minh không thể hiểu, đó là dù có người chồng tuyệt vời như thế nhưng chị hàng xóm lại không có vẻ gì là hài lòng. Trái ngược với vẻ mặt luôn cởi mở của chồng, chị hàng xóm trông lại có vẻ âu sầu, buồn bã. 

Thi thoảng, nghe mọi người khen chồng mình, chị hàng xóm lại tặc lưỡi: “ôi dào, ở trong chăn mới biết chăn có rận, cô sang mà ở với ông ấy xem có chịu được 2 ngày không?”.

Nghe vậy, Minh nghĩ chị hàng xóm thật là có số sướng mà không biết hưởng!

Không chỉ chị Minh, rất nhiều phụ nữ cảm thấy không bằng lòng với chồng mình, trong khi ao ước có được ông chồng như người hàng xóm.

Chị Thúy [Ngọc Khánh, Ba Đình] mỗi lần đọc thấy Status của một người bạn trên Facebook đều tấm tắc khen: Ôi trời, sao lại có người đàn ông tuyệt vời như vậy chứ. Chiều vợ hết lòng, thương con không ai bằng, mà cư xử thì thật là văn minh. 

Mỗi ngày, chị Thúy đều vào facebook của anh bạn này để đọc những dòng chữ kiểu như: “Vợ ơi, mai anh về, thích gì để anh mua?” hay “Vợ mình nấu ăn ngon nhất”; rồi thì “mấy đêm thằng bé quấy quá, bế cả đêm, mệt rã rời. Giờ thấy nó cười quên hết cả mệt nhọc….”.

Anh bạn này cũng thường đăng lên Facebook những tấm hình vợ chồng nắm tay nhau rất tình cảm ở chỗ đông người khiến chị Thúy cảm thấy thầm ghen tị.

Vỡ mộng

Ao ước chồng mình được như… chồng hàng xóm không phải là chuyện hiếm đối với nhiều chị em. Thế nhưng, những người đàn ông “mẫu mực” trong mắt mọi người thật sự là một người ra sao, và họ cư xử vơí vợ của họ như thế nào đằng sau bức tường ngăn với thế giới bên ngoài?

Chị Minh, sau nhiều lần bóng gió với chồng là “hãy nhìn anh hàng xóm mà xem” thì nhận được câu trả lời: “thế thì sang đấy mà ở”, Rồi chị sang thật, nhưng là sang chơi thôi. Và cũng chính ở cái lần sang nhà hàng xóm ấy, chị Minh đã thật sự vỡ mộng thần tượng.

Hôm ấy, Minh tận mắt chứng kiến, chỉ vì một chuyện hết sức bình thường, thế mà nói qua nói lại một lúc, trong khi chị vợ hết sức nhẹ nhàng bình tĩnh và đầy lễ phép thì ông chồng lại dùng những lời lẽ đầy nặng nề mạt sát vợ. và đỉnh điểm của vụ cãi vã, anh ta lao vào thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ ngay trước mặt khách.

Chứng kiến cảnh ấy, chị Minh gần như choáng váng, tay chân bủn rủn, miệng cứng lại không nói được câu nào chứ đừng nói là lao vào can ngăn. Sau ít phút sững sờ, chị Minh hét lên: Anh dừng lại ngay! rồi bỏ ra khỏi căn hộ, nơi thần tượng một thời của chị vừa vỡ vụn. Còn anh kia, lúc ấy cũng mới giật mình dừng tay đánh vợ.

Hôm sau gặp nhau ở cầu thang, chị vợ anh hàng xóm với một vết thâm trên má, nói với chị Minh: "Mọi khi nghe cô khen ông ấy, tôi ngại không dám nói vì sợ vạch áo cho người xem lưng. Nhưng tôi khổ với ông ấy lắm. 

Ra ngoài thì ngọt xớt như thế, chứ về nhà thì như hùm như hổ! Còn thỉnh thoảng cô thấy anh ấy cầm hoa về nhà, ấy là vì có người tặng nên phải cầm về, chứ không phải mua hoa tặng vợ đâu”.

Chị Minh, từ hôm chứng kiến bộ mặt thật của anh hàng xóm thì không còn hấm hứ với anh chồng thật thà hiền lành của mình nữa. Và, khi gặp mặt anh hàng xóm, chị cứ có cái cảm giác gợn gợn, không muốn chuyện trò như mọi khi.

Còn chị Thúy, một hôm gặp mặt cô em vợ của anh bạn trên Facebook mới biết, ở bên ngoài, anh ta hoàn toàn khác hẳn với những gì thể hiện trên mạng. 

“Anh ấy không nói dối, nhưng cái việc bế con cả đêm ấy, thực ra là chỉ có mỗi một lần kể từ ngày vợ đẻ. Còn bình thường thì chỉ có vợ với bà ngoại chăm cháu thôi. Ngoài ra, anh ta cứ đi suốt, hôm nào cũng nhậu nhẹt ở ngoài đến nửa đêm mới về, lâu lâu mới có một bữa ăn cơm nhà thì lên Face book nịnh vợ.

” Cô em vợ của anh này cũng tiết lộ, chị gái của cô rất buồn vì chồng không tình cảm, toàn ngủ riêng, thỉnh thoảng mới “đánh du kích” rồi lại ai về giường nấy.

Lúc này, chị Thúy mới biết, hóa ra chồng mình thật tuyệt. Gần như chiều nào anh cũng về ăn cơm nhà, và khi con ốm, anh không thức suốt đêm nhưng cũng thay phiên nhau với vợ trông con. 

Lúc đi ra ngoài, chồng chị Thúy không nắm tay vợ, nhưng đêm nào đi ngủ, anh cũng ôm hôn vợ rất nồng nàn. Anh còn bảo, không có vợ nằm cạnh là anh không ngủ được.

Có một người phụ nữ từng trải đã viết câu thơ như thế này: “Vườn quả nhà hàng xóm bao giờ cũng đẹp, lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười”. Đúng là có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài của anh hàng xóm mà quên mất những đức tính tốt đẹp của chồng mình.

Người xưa có câu: "Văn Mình, Vợ Người" để nói lên sự chủ quan trong nhận định, dựa vào cảm tính của con người. Từ khi nghiên cứu sâu thêm về con người, lập ra hẳn một Khoa Tâm Lý, các học giả Phương Tây đã làm sáng tỏ được rất nhiều ngộ nhận, phát hiện ra những nguyên nhân [khủng hoảng tâm lý, rối loạn tâm thần...] khiến chúng ta đôi lúc không thể phân biệt phải trái, hư thực [In Denial]. Trước đây, khi con người, xã hội còn chưa có thói quen phân tích tâm lý , chưa chấp nhận hệ thống thần kinh [Tâm Thần-Psychology] của chúng ta cũng có những nguyên lý hoạt động [Cause & Effect] như thể trạng [Physiology] của chúng ta vậy. Khi bị chấn thương, bị nhiễm độc, bị vi trùng tấn công, thì cơ thể chúng ta sẽ yếu đi [mang bệnh], không hoạt động bình thường được nữa, mà cần phải được chữa trị. Tâm Thần của chúng ta cũng vậy, những suy nghĩ, nhận định [Thành Kiến, Định Kiến...] của chúng dần dần được hình thành, tuy từ Vô Thức [Subconscience] mà ra, nhưng đều có những nguyên nhân sâu xa... có thể giải thích được. Giống như cảm giác lạnh, nóng... chưa hẳn hoàn toàn lệ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, mà còn tùy thuộc vào bản thân của từng cá nhân, ở vào từng thời điểm, thay đổi tùy theo những điều kiện trước đó; những nhận định, quan điểm và Niềm Tin của chúng ta, hầu hết đều bị chi phối bởi Hoàn Cảnh [Background], Môi Trường và Nền Giáo Dục mà chúng ta đã kinh qua [được Đào Tạo]. Tuy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng cố tình chối bỏ Sự Thật, nhưng có những lúc chúng ta không nhìn ra được Sự Thật . Chúng tôi hy vọng chúng ta có thể cùng chia sẻ, tìm hiểu một số Huyền Thoại . Mong rằng qua quá trình trao đổi và học hỏi trong tinh thần tương kính và Cầu Thị... chúng ta sẽ làm sáng tỏ được một số vấn đề, phá bỏ những Huyền Thoại cản trở chúng ta suy nghĩ đúng đắn hơn, hoạt động hữu hiệu hơn, để có thể giao kết với nhau, xây dựng cộng đồng và phát triển đất nước một cách hiệu quả hơn.
Tôi lảm nhảm như vậy, nhưng vì không có căn bản về Tâm Lý Học, cũng như Triết Học hay Văn Học... nên ý tưởng còn lộn xộn, diễn giải hơi lung tung. Mong được các bạn có kinh nghiệm và kiến thức về những vấn đề này chỉ giáo thêm.

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Tôi xin trích ra đây cái câu mà mỗi khi ta nhắc đến, chẳng phải ai cũng chấp nhận ngay, thậm chí còn có người phản ứng quyết liệt nữa, bởi nói như thế có nghĩa là không coi trọng đàn bà, không tôn trọng chính vợ của mình... Nhưng mà càng ngẫm, càng thấy chí lý. Đó là câu "văn mình vợ người".

Câu này xuất xứ từ đâu và có từ bao giờ? Tại sao lại đem ví văn chương với vợ con? Đành rằng các cụ ta xưa vốn trọng nam khinh nữ, nhưng cái sự trọng và cả cái sự khinh của các cụ nó nằm ở chỗ khác, chứ còn ở đây thì xem ra các cụ ta có hơi lạnh lùng quá! Thiếu nhân bản quá! Ai lại thế? Ai lại cứ nói trắng phớ cái sự thật đáng trách ấy ra? Ai mà chả thấy văn của mình hay hơn văn người. Và...

Thế cho nên trong văn giới thời nay các vị ấy khen chê nhau qua báo chí mà tôi đọc được nó nghiệt ngã lắm! Khen nhau được một câu thì ngồi đâu cũng nhớ ra nhau, mà chê nhau một câu cũng thế, cũng một lòng một dạ khích bác, chỉ cần thấy cái bóng của nhau thôi cũng đủ làm cho nhau ngứa con mắt rồi! Ấy là chưa kể đến cái chuyện khen nhau, bốc nhau lên đến trên cả chín tầng mây, bất kể đúng sai, hay dở.

Lại cũng có cả trường hợp chê nhau tệ hơn cả ba bà hàng cá, hàng tôm [tôi phải xin cái ngoặc đơn ở chỗ này để cáo lỗi mấy bà bán cá, bán tôm, là bởi vì các bà bây giờ không phải ai khi cãi cọ cũng văng tú-mo các của quý ra, ấy chẳng qua chỉ vì đó là một câu thành ngữ, cũng lại của các cụ ta lưu truyền, thành thử không dùng thành ngữ thì cũng khó có cách ám chỉ nào cho nó thích đáng bằng]. Và tôi cũng nhận ngay ra cái điều suy diễn một cách tùy tiện và nông cạn của tôi mà trách các cụ ta lạnh lùng với lại thiếu nhân bản là hồ đồ.

Phải khẳng định ngay rằng, các cụ ta không bao giờ lại quá lạnh lùng với lại thiếu nhân bản cả! Hiểu sai ý các cụ là hiểu sai tinh thần cốt lõi của dân tộc mình. Mà cũng phải nhận thức được cái từ các cụ ở đây không có nghĩa là chỉ người già mà phải hiểu đây là di sản văn hóa của dân tộc.

Cái câu "văn mình vợ người" của các cụ cũng phải hiểu nó như là một cách nói, một câu ví von, một câu thành ngữ. Chỉ có thành ngữ mới tôn hiện tượng lên thành bản chất một cách kiên quyết và có ý nghĩa cảnh báo để nhắc nhở, để răn đe, để giáo dục như thế. Hà cớ gì mà phê phán, mà lấy cái sự ấu trĩ của đương thời ra để làm tổn thương đến các cụ? Lại nữa, trong lao động nghệ thuật nói chung và lao động của nhà văn nói riêng, đã từng nhiều người nhắc đến cái sự cô đơn, không chia sẻ được cùng ai, kể cả người thân cận nhất là vợ mình.

Nhưng đôi khi chỉ có thể chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp. Bạn bè đồng nghiệp vừa là bạn lại vừa là thầy, vừa là chỗ trút bầu tâm sự lại cũng vừa là nơi thu nạp năng lượng cho ta có đủ nghị lực vượt qua cái khúc cô đơn vẻ như vớ vẩn, lại cũng đúng là vớ vẩn theo con mắt tỉnh táo của người đời, kể cả bà xã.

Thậm chí, trước hết là cái nhìn khó chịu nhất, phải chịu đựng nhất, chính là bà ấy! Bệnh cô đơn là căn bệnh nghề nghiệp.  Không mắc bệnh ấy thì không bao giờ viết được văn. Càng cô đơn văn càng chân thật, chữ nghĩa càng hay, càng thuyết phục được nhiều người. Nhưng cái cô đơn này nó khó định nghĩa ra, khó giải thích ra lắm. Chính vì cái khó ấy mà nhà văn hay bị người ta hiểu lầm. Bởi vì cô đơn đâu phải là cái của báu mà thượng đế dành riêng cho nhà văn?

Chúng tôi đây, chẳng văn chương chữ nghĩa gì, nhiều lúc cũng cô đơn thấy mồ! Vậy thì điều chắc chắn cái món cô đơn không thể là món của riêng nhà văn. Khối anh nhà văn tôi thấy họ chả cô đơn tí nào, mặt mũi cũng phương phi, thoả mãn, cười nói rôm rả, rượu vào lời ra, bán giời không văn tự. Nhiều vị cứ quan trọng hóa, cách điệu hoá cái trò cô đơn, gọi đó là bệnh nghề nghiệp, xem ra không ổn

Trung Trung Đỉnh

Video liên quan

Chủ Đề