Ví dụ về câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt & câu rút gọn có nhiều điểm giống & khác nhau mà khá nhiều các bạn học sinh nhầm lẫn. Các bạn học sinh đã hiểu rõ về khái niệm câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì chưa? Cùng Lamsao.vn giải đáp câu hỏi này và đặt các ví dụ minh họa, cách phân biệt dễ hiểu nhé!

Khái niệm câu đặc biệt là gì?

Theo định nghĩa, câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ và thường chỉ có một từ hoặc một cụm từ tạo nên. Loại câu này được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp với các mục đích khác nhau như sau:

Câu đặc biệt là gì?

  • Xác định rõ thời gian, nơi chốn dễ ra sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu
  • Bộc lộ cảm xúc
  • Gọi đáp
  • Liệt kê thông báo, nhấn mạnh về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng…. 

Ví dụ về câu đặc biệt:

  • Cô giáo ơi! : Câu được sử dụng với chức năng gọi đáp
  • Một đêm mùa hạ: Câu đặc biệt nêu rõ thời gian, nơi chốn.

Khái niệm về câu rút gọn là gì?

Câu rút gọn là câu khi người nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần trong câu. Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nhắc đến trong câu mà ta có thể lược bỏ các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ & vị ngữ sao cho phù hợp. 

Ví dụ câu rút gọn:

  • Linh: Bao giờ lớp cậu đi du lịch
  • Trang: Thứ sáu

Câu trả lời của Trang “Thứ sáu” chính là câu rút gọn. Câu đầy đủ có thể được khôi phục lại như sau: Thứ sáu, lớp tớ đi du lịch. 

Mục đích của câu rút gọn là gì

Tương tự như câu đặc biệt, câu rút gọn cũng được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp với các mục đích khác nhau như sau:

  • Giúp cho câu văn được trở nên ngắn gọn hơn, giúp người nghe, đọc tiếp nhận thông tin súc tích, đủ ý một cách nhanh chóng. 
  • Hạn chế, tránh việc sử dụng các từ lặp đã dùng trong những câu trước đó.

Cách dùng câu rút gọn

Đặc điểm chính của loại câu này chính là có thể lược bỏ các thành phần trong câu. Vậy nên, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà các bạn cũng cần chú ý khi dùng câu rút gọn như sau:

Câu rút gọn là gì?

  • Không rút gọn câu làm người khác hiểu sai ý nghĩa, nội dung được nhắc đến. 
  • Hạn chế rút gọn trong nhiều trường hợp tạo cảm giác cụt ngủn, mất lịch sự đối với người nghe, đọc. 
  • Không sử dụng câu rút gọn tùy ý, đặc biệt trong các trường hợp lịch sử không nên lược bỏ chủ ngữ như giao tiếp với người lớn tuổi, thầy cô… 

Ví dụ:

  • Sáng mai, con có đi học không?  [Mẹ hỏi con gái]
  • Không. Câu nói này đã bị lược bỏ chữ ngữ khiến câu trở nên bị cộc lốc. 

Phân biệt câu đặc biệt & câu rút gọn

Câu đầy đủ là câu có đủ các bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ và bộ phận phụ [nếu có]. Đối với câu đặc biệt và câu rút gọn đều không là câu đầy đủ. Giữa chúng có khá nhiều điểm giống & khác nhau mà các bạn sinh hay nhầm lẫn như sau: 

  • Điểm giống nhau: Hình thức đều có cấu tạo từ một từ hoặc một cụm từ
  • Điểm khác nhau được thể hiện trong bảng sau:
Câu rút gọnCâu đặc biệt
Về bản chất là câu đầy đủ được lược bớt các thành phần trong quá trình sử dụngLà câu không có cấu tạo theo câu đầy đủ mô hình chủ-vị. 
Dựa vào hoàn cảnh sử dụng sẽ xác định được từ [hoặc cụm từ] bị rút gọn thuộc thành phần nào trong câuTừ [hoặc cụm từ]là trung tâm chính không thể xác định rõ đó là thành phần nào của câu
Có thể khôi phục thành câu đầy đủKhông thể khôi phục thành câu đầy đủ.

Hệ thống các kiểu câu trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Mong rằng, bài viết đem đến nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, mục đích và phân biệt rõ câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Hãy áp dụng linh hoạt, đúng cách khi giao tiếp nhé! 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Cho ví dụ minh hoạ về câu rút gọn và câu đặc biệt

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 chúng ta đã được học rất nhiều về kiến thức Ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có bài học về “câu đặc biệt”. Đây được xem là phần kiến thức rất quan trọng của khối kiến thức tiếng Việt lớp 7, tuy nhiên vẫn có khá nhiều em học sinh chưa nắm rõ được phần kiến thức này. Vì vậy bài viết hôm nay maynnekhikhongdau.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kiến thức về câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì và các ví dụ minh họa của 2 kiểu câu này nhé!

Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào của tiếng Việt, hay nói cụ thể hơn, câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ – vị giống như các câu thông thường.

Ví dụ về câu đặc biệt:

  1. “Mừng quá! Lần thi được điểm 10!” – thì “Mừng quá!” là câu đặc biệt. 
  2. “Ôi! Trời lại mưa rồi” – thì “Ôi!” là câu đặc biệt. 

Cấu tạo của câu đặc biệt

Dựa vào cấu tạo của câu đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được nó

– Có cấu tạo là một từ

Ví dụ: Vâng

– Câu đặc biệt có cấu tạo là một cụm từ.

Ví dụ: 

– Thích thế!

– Vui quá!

Câu đặc biệt được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ văn 7

Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn chương để:

– Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

– Thông báo hoặc liệt kê về sự tồn tại của sự vật. 

– Xác định nơi chốn, địa điểm, thời gian diễn ra sự việc được nói tới trong văn bản. 

Câu rút gọn là gì?

Trong tiếng Việt có những câu bị lược bỏ đi một số thành phần trong câu, được gọi là câu rút gọn. Những câu rút gọn ấy sẽ giúp cho câu nói trở nên súc tích và ngắn gọn hơn. Đồng thời câu rút gọn xuất hiện trong các đoạn văn cũng giúp cho thông tin được truyền tải đến người nghe một cách nhanh chóng, hạn chế được tình trạng lặp từ ngữ trong câu phía trước. 

Cách dùng câu rút gọn

Mặc dù việc sử dụng câu rút gọn rất tiện lợi nhưng người nói/viết cũng cần xem xét đến các yếu tố ngữ cảnh hoặc đối tượng giao tiếp để tránh vi phạm tính lịch sự, tránh gây hiểu lầm, phản cảm cho người nghe. 

  • Không nên quá lạm dụng việc rút gọn câu khi câu đó cần được trình bày một cách đầy đủ để tránh gây hiểu lầm, hiểu sai ý của người nghe. 
  • Đối với những hoàn cảnh đòi hỏi tính lực sự, trang trọng khi giao tiếp thì tuyệt đối không nên sử dụng câu rút gọn vì sẽ khiến cho câu nói của bạn trở thành câu cộc lốc, kém lịch sự. 

Ví dụ: 

Sp1: Cháu ăn cơm chưa?

Sp2: Chưa

——–

Sp1: Sao đi học muộn thế em?

Sp2: Ngủ quên

Có thể thấy, ở 2 ví dụ bên trên, người trả lời đều không nên sử dụng câu rút gọn, vì cả 2 ngữ cảnh trên đều là cuộc trò chuyện với người lớn và thầy cô giáo. Trong 2 trường hợp này, người nghe không nên nói rút gọn mà cần trả lời đầy đủ là: “cháu chưa ạ” và “ em ngủ quên ạ”

Câu rút được sử dụng trong cả văn nói và văn viết

Phân loại và ví dụ về câu rút gọn

Từ khái niệm câu rút gọn và ví dụ ở phần hướng dẫn cách dùng câu rút gọn, chúng ta có thể thấy tùy vào từng dạng câu mà có thể đưa ra các ví dụ

– Đối với loại câu rút gọn chủ ngữ

Ví dụ: ăn nhanh lên!

⇒ Ví dụ trên là câu rút gọn chủ ngữ. Hình thức đầy đủ của dạng câu này là: Hoa ăn nhanh lên!

– Câu rút gọn vị ngữ

Ví dụ: Ai là người làm câu số 3 trên bảng?

Học sinh: “em”.

Ví dụ trên là câu rút gọn vị ngữ. Câu đầy đủ là: Em làm ạ.

– Câu rút gọn chủ ngữ – vị ngữ

Ví dụ: A hỏi B: “Bao giờ em được đi làm trở lại?”

 B trả lời: “tuần sau”.

Có thể thấy, trong cuộc trò chuyện này, B đã sử dụng hình thức câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ để trả lời A. Vậy, B có thể trả lời đầy đủ là “Tuần sau em đi làm lại”.

Cách phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Thực tế cho thấy có rất nhiều em học sinh lớp 7 thường nhầm tưởng câu rút gọn với câu đặc biệt giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này được cho là do câu đặc biệt và câu rút gọn đều có cấu tạo gồm 1 từ hoặc 1 cụm từ. Để phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa 2 loại câu này, hãy chú ý đến các cách phân biệt sau:

Về cách nhận diện, câu đặc biệt được định nghĩa:

  • Là câu không thể khôi phục cụm chủ – vị vì đây vốn là câu không có thành phần chủ ngữ – vị ngữ.
  • Từ và cụm từ đóng vai trò trung tâm của cú pháp cho câu.

Ví dụ: “Một ngày vui” vì trong câu này chúng ta không thể khôi phục thêm thành phần nào nữa, câu cũng không theo mô hình chủ – vị.

Còn về định nghĩa câu rút gọn trong ngữ văn 7:

  • Vốn là câu đơn có đầy đủ cụm chủ – vị nhưng thường bị lược bớt đi thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để thành một câu rút gọn. 
  • Tùy vào hoàn cảnh của từng câu mà chúng ta có thể xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
  • Cụm chủ vị trong câu có thể được khôi phục.

Ví dụ:

Đi chơi không?

Ví dụ trên là một câu rút gọn, vì chúng ta có thể thêm vào câu một mô hình cụm chủ vị bằng cách thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ. Như một ví dụ sau:

“Lan muốn đi chơi không?”

Hy vọng với những khái niệm và ví dụ cụ thể về câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Kèm ví dụ minh họa cho hai loại câu mà maynenkhikhongdau.net mang đến trong bài viết ngày hôm nay sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các vị phụ huynh, các em học sinh. Để các bố mẹ có thể sử dụng và hướng dẫn con em học tập và thực hành ngay tại nhà. 

Video liên quan

Chủ Đề