Vì sao công nghiệp ở nước ta chậm phát triển

Giá trị cà phê chỉ chiếm dăm ba phần trăm trong một cốc cà phê Starbuck bán ở New York.

Cách đây khoảng hai thập kỷ, một giảng viên trường Fulbright đã có một tính toán gây chú ý lúc bấy giờ là giá trị cà phê chỉ chiếm dăm ba phần trăm trong một cốc cà phê Starbuck bán ở New York.

Điều này cũng đúng với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp khác. Ví dụ, một giá trị của đường trong chai nước ngọt [thực chất là nước pha đường] của Coca Cola cũng rất nhỏ.

Những con số nêu trên đưa ra một cách nhìn nghe chừng có lý và rất cám dỗ rằng giá trị cà phê hay đường nếu có tăng gấp đôi [từ 5 lên 10% chẳng hạn] thì cũng chẳng ảnh hưởng đến giá cốc cà phê hay chai nước đường bán ra. Như vậy, phần của người nông dân sẽ được rất đáng kể mà người tiêu dùng không hề quan tâm.

Thực tế là giá các sản phẩm nông nghiệp cơ bản liên tục giảm theo thời gian và đời sống của đa phần những người làm nông nghiệp vẫn có sự tiến triển chậm nhất trong xã hội.

Lý do là việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp là rất đơn giản. Công đoạn từ gieo trồng đến thu hoạch ra sản phẩm thô về cơ bản giống như công đoạn làm gia công các sản phẩm công nghiệp [như may một chiếc áo hay lắp ráp một con chíp tối tân].

Với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì việc gieo trồng ngày một đơn giản. Điều này đồng nghĩa với việc biên lợi nhuận cho công việc này ngày một nhỏ hơn. Lợi nhuận chỉ tăng cho khâu đổi mới sáng tạo mà thôi chứ đến công đoạn của người nông dân thì ngày một teo tóp.

Trái cây độc đáo dịp tết rất dễ bị bắt chước, nhân rộng làm giảm giá trị của sản phẩm.

Có một sự ngộ nhận khác là nông nghiệp cần tập trung vào các sản phẩm độc đáo và lạ. Ví dụ việc tạo ra các hình thù độc đáo của trái cây hay hoa cho dịp tết sắp tới. Thực ra điều này chỉ đúng với các lứa đầu vì chúng rất dễ bắt chước và nhân rộng nên vài năm sau là đổ đống và giá lại là điệp khúc được mùa mất giá.

Từ hồi tôi biết nghe đài và xem tivi đến giờ, tôi thường xuyên được nghe về các điển hình tiên tiến hay mô hình sản xuất nông nghiệp giỏi. Tuy nhiên, các mô hình thường là chóng nở chóng tàn.

Thực tế cho thấy, những hộ nông dân khá giả hay có thu nhập cao là các hộ có nhiều đất. Nói cách khác thu nhập của những người làm nông nghiệp ở khắp nơi trên thế giới là do diện tích đất mà họ có trong tay. Đất đương nhiên là không thể nở ra nên để tăng diện tích đất trên một nông dân thì giải pháp là giảm số nông dân.

Một ví dụ đơn giản là để tăng gấp đôi thu nhập [sau khi đã trừ chi phí] cho nông dân ĐBSCL trong thời gian tới thì cần phải giảm hơn một nửa số lượng nông dân để những người còn lại có nhiều đất sản xuất hơn. Một nửa nông dân kia có thể lên phố bán trà đá hoặc làm những việc đơn giản trên phố sẽ có đời sống tốt hơn.

Thu nhập của người bán trà đá trên phố cao hơn người nông dân một nắng hai sương là do năng suất hay giá trị mà họ tạo ra cho xã hội cao hơn người nông dân kia chứ không phải là ngược lại như một vị đại biểu quốc hội đã phát biểu có ý coi thường những công việc đơn giản ở phố - nơi tạo ra sự đổi đời cho số đông.

Còn nữa

Đánh giá của bạn:

Giải bài tập Bài 3 trang 117 SGK Địa lí 12

Đề bài

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

   ● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   ● Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả [khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng], Đáp Cầu – Bắc Giang [vật liệu xây dựng, phân hóa học], Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ:

   ● Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

   ● Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

* Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

- Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội [vùng trung du và miền núi], đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Tìm x [Địa lý - Lớp 8]

3 trả lời

Rừng ở nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới nào? [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Em hãy trình bày các đặc điểm rừng nhiệt đới [Địa lý - Lớp 6]

3 trả lời

Trên thế giới có bao nhiêu nước [Địa lý - Đại học]

3 trả lời

Việt Nam đã hợp tác với bao nhiêu nước? [Địa lý - Lớp 9]

2 trả lời

Tại Hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 31/5, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, sau hơn 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, cơ cấu các ngành công nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng qua các năm. Cùng với đó, các ngành công nghiệp lớn vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp dệt may, da giày…

Ông Lê Tiến Trường, TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, bản Đề án chưa đưa ra được các quá trình thực hiện cơ cấu ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đánh giá, sự chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Các ngành công nghiệp phần lớn vẫn chỉ tham gia được ở các khâu giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành sản xuất trong nước.

5 điểm nghẽn cơ bản

Tại hội thảo, ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, hiện Việt Nam đứng thứ 101 trong tổng số 143 nước về chỉ số giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo bình quân đầu người.

“Đây là vấn đề đáng lo ngại khi mà Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa”, ông Hưng đưa ra nhận định này đồng thời chỉ rõ 5 nguyên nhân khiến ngành công nghiệp Việt Nam chậm phát triển.

Cụ thể là do tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào khoa học; một số ngành công nghiệp chủ đạo chưa được tổ chức theo mô hình chuỗi giá trị, đặc biệt là các ngành định hướng xuất khẩu, tiêu biểu là dệt may, điện tử… mới dừng ở bước gia công, lắp ráp.

Bên cạnh đó, công nghiệp Việt Nam là ngành liên tục nhập siêu đã chứng tỏ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, thiếu chủ động và dễ tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới. Một số ngành công nghiệp trọng điểm do các doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ đạo có hiệu quả hoạt động chưa cao, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng cũng khiến cho nền công nghiệp đất nước ngày càng thụt lùi.

“Đầu tư trong công nghiệp Việt Nam chưa đi vào chiều sâu, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ; phân bổ không gian của các ngành công nghiệp chưa hiệu quả cũng như chưa chú trọng ô nhiễm môi trường…”, ông Cao Quốc Hưng nói.

Để giúp các ngành công nghiệp phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020” cần phải chỉ ra được những điểm còn yếu, tắc nghẽn trong phát triển các ngành nghề một cách rõ nét và đúng hơn.

Theo như ý kiến của ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, bản Đề án chưa đưa ra được các quá trình thực hiện cơ cấu ngành. Cụ thể là để cải thiện cạnh tranh, phải tăng năng suất lao động 5% nhưng đó mới chỉ là kế hoạch mục tiêu, còn quá trình thực hiện như thế nào, phương án ra sao trong đề án không đề cập đến.

“Thiếu cái gì làm cái đó sẽ không hiệu quả”

Một điểm nghẽn khác cũng được ông Trường chỉ ra trong việc đầu tư phát triển công nghệ đó chính là nguồn nguyên liệu, phụ liệu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ nội địa hóa thấp.

“Việt Nam sẽ tập trung đầu tư sản xuất nguyên liệu, có giúp tăng chuỗi cung ứng cao hơn không; có đáp ứng được cả chuỗi sản phẩm để cung ứng không, trong khi phía Trung Quốc họ rất mạnh cả về giao hàng, giá cả, chất lượng…", ông Trường nói.

Ông Trường còn chỉ rõ, việc nội địa hóa sẽ không phải mục tiêu để tăng năng lực cạnh tranh, vì có những sản phẩm nội địa hóa sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh. “Nếu bắt bệnh theo kiểu thiếu cái gì làm cái đó sẽ không hiệu quả. Giống như việc chúng ta ốm, sốt mà chỉ cho uống thuốc hạ sốt, không tìm hiểu xem nguyên nhân sâu xa là viêm nhiễm ở đâu để trị tận gốc sẽ không thể khỏi được”, ông Trường ví von.

Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020” do Bộ Công Thương xây dựng với mục tiêu xác định cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo. Trong đó tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu…

Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch [Bộ Công Thương] cho biết, đến nay đề án đã xác định 8 nhóm vấn đề, 55 hoạt động chính sẽ được tổ chức triển khai. Sau hội thảo, Bộ Công Thương sẽ tập hợp các ý kiến, sửa đổi và tiếp tục rà soát thêm, hoàn thiện hơn bản kế hoạch để trình Chính phủ, với mục tiêu từ nay đến 2020, quá trình tái cơ cấu trong công nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ, hiệu quả hơn./.

Video liên quan

Chủ Đề