Vì sao huyết áp ở động mạch là cao nhất

Huyết áp được coi là một trong những chỉ số giúp bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể hơn là sức khỏe và tình trạng hoạt động của bộ phận tim mạch. Bên cạnh những người khỏe mạnh có chỉ số huyết áp ở mức bình thường thì cũng có những người mắc phải tình trạng huyết áp thấp hoặc cao. Vậy chỉ số huyết áp bình thường ở người là bao nhiêu?

1. Khái quát thông tin về huyết áp

huyết áp được tạo nên từ lực đẩy do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu. Huyết áp có thể thay đổi theo từng thời điểm cũng như từng tình huống khác nhau. Huyết áp bình thường và ổn định là chỉ số huyết áp của những người khỏe mạnh, không gặp phải các bệnh lý về tim mạch.

Huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là bao nhiêu?

1.1. Huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu về chỉ số đo huyết áp bình thường thì chúng ta cần hiểu được thế nào là huyết áp. Huyết áp là áp lực tác động tới thành mạch để tạo nên động lực giúp đẩy máu từ tim tới các vị trí khác trên cơ thể nhằm nuôi dưỡng các mô tế bào, từ đó duy trì và phát triển sự sống. Dưới sự co bóp của tim và sức cản của thành động mạch huyết áp được tạo thành.

Khi tim hoạt động, chỉ số huyết áp từng nhịp đập sẽ được đo từ tâm thu đến thì tâm trương.

1.2. Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang trong tình trạng co bóp. Lúc này áp lực của máu tác động tới thành mạch đang ở mức cao nhất hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ được hiển thị ở phía trên và cao hơn so với chỉ số phía dưới.

Huyết áp được tạo thành từ sự co bóp của tim và sức cản của thành mạch

1.3. Huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang ở trong trạng thái giãn ra và thấp hơn gọi là huyết áp tối thiểu. Huyết áp tâm trương sẽ có mức chỉ số thấp hơn so với huyết áp tâm thu và sẽ được biểu thị ở phía dưới khi tiến hành đo huyết áp.

2. Chỉ số huyết áp bình thường của người trưởng thành

Đối với những người khỏe mạnh, huyết áp luôn được giữ ở mức ổn định. Chính vì vậy, thông qua việc đo huyết áp, người ta có thể xác định được tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng của tim mạch có tốt hay không. Huyết áp bình thường được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương không cao quá 85mmHg.

Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg. Cụ thể, khi chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 120/80 mmHg tức là cơ thể bạn đang đạt mức huyết áp tối ưu nhất.

Tuy nhiên, trong tình trạng huyết áp của bạn vượt quá hoặc thấp hơn mức chỉ số huyết áp bình thường thì tỷ lệ bạn mắc phải tình trạng cao huyết áp hoặc thấp huyết áp là vô cùng cao. Dù là huyết áp cao hay thấp thì cũng đều sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể của bạn như: nhồi máu cơ tim, tai biến đột quỵ, suy thận,...

Bởi vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra, đo huyết áp để có thể xác định và phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất. Điều này sẽ giúp bạn có được quãng thời gian “vàng” để điều trị, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Chỉ số huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg

3. Các yếu tố tác động tới chỉ số huyết áp

Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi. Huyết áp càng rời xa các động mạch chủ thì càng giảm dần. Huyết áp đạt mức thấp nhất khi ở trong hệ tĩnh mạch. Chỉ số huyết áp sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Khi chúng ta vận động mạnh hay sau khi tập thể dục, nhịp tim đập nhanh hơn khiến cho chỉ số huyết áp có thể dâng cao. Trong một số trường hợp có thể gây huyết áp cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp có thể bị giảm xuống.

  • Khi con người già đi, thành mạch máu mất đi sự đàn hồi hay lòng mạch hẹp lại tạo nên sức cản của mạch máu cũng là yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp.

  • Khi cơ thể bị thương, mất nhiều máu cũng khiến cho huyết áp giảm đi.

  • Ăn uống các thức ăn quá mặn trong một thời gian dài khiến cho tăng thể tích máu. Đây cũng là nguyên do dẫn đến bệnh cao huyết áp.

  • Tình trạng tâm lý thiếu ổn định như lo lắng, kích động mạnh cũng là những yếu tố khiến huyết áp có thể bị thay đổi.

Dưới tác động của các bệnh lý tim mạch cũng khiến huyết áp thay đổi

4. Phương pháp giữ cho huyết áp luôn bình thường và ổn định

Giữ cho bản thân có được mức huyết áp bình thường hoặc dưới mức bình thường một chút sẽ là điều cần thiết. Bởi chúng chính là yếu tố quyết định duy trì trạng thái sức khỏe tốt cũng như giúp bạn hạn chế gặp phải các biến chứng của bệnh cao hoặc thấp huyết áp. Một số phương pháp giữ cho huyết áp ở mức tối ưu bạn nên chú ý như:

4.1. Thực hiện chế ăn ăn uống khoa học

Thực đơn ăn uống có một tác động không nhỏ tới sự ổn định của huyết áp. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn duy trì được mức cân nặng phù hợp, tránh xa các căn bệnh như béo phì. Bạn không nên ăn các thức ăn có độ mặn cao. Thay thế các đồ ăn nhiều dầu mỡ bằng các thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây. Hạn chế tối đa các đồ uống có ga và cồn như rượu bia, nước ngọt.

Ăn nhiều hoa quả và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp duy trì huyết áp ổn định bình thường

4.2. Luyện tập thể dục thường xuyên

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì việc tạo lập một thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng là điều vô cùng cần thiết để giữ cho huyết áp bình thường. Bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục, hạn chế việc thức khuya, hút thuốc. Áp dụng những điều này không chỉ giúp cho bạn có được một cơ thể khỏe mạnh mà còn giữ được tinh thần luôn thoải mái, tươi vui và yêu đời. Đây chính là những yếu tố cần thiết để giữ được huyết áp ở mức tốt nhất.

4.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là điều bạn nên thực hiện. Thăm khám định kỳ không chỉ giúp bạn có thể sớm phát hiện các căn bệnh cơ thể có khả năng gặp phải mà còn giúp bạn phòng chống được chúng. Việc đo huyết áp định kỳ giúp bạn sớm phát hiện được những sự thay đổi bất thường như huyết áp thấp hay cao. Từ đó có được cho mình phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là điều cần thiết

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ luôn là điểm tựa đáng tin cậy đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt, chúng tôi còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

Mọi khách hàng đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đều được áp dụng chính sách bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Bạn có thể đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ 99 Trích Sài, Tây Hồ.

Trên đây là những thông tin về huyết áp bình thường mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu như bạn đang có nhu cầu muốn tìm địa chỉ thăm khám sức khỏe định kỳ, uy tín hãy đến với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, áp lực này do lực co bóp của tim và động mạch tạo ra, đảm bảo việc vận chuyển máu tới các mô trong cơ thể. Huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Vậy chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

1. huyết áp cao là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp được đánh giá là bình thường, cao hay thấp phụ thuộc đồng thời vào 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp cao hay thấp đều không tốt cho thành mạch và sức khỏe

Như vậy, huyết áp tâm trương thường có giá trị thấp hơn huyết áp tâm thu bởi tim co bóp tạo ra áp lực để di chuyển máu đến toàn cơ thể. Ngoài đo 2 chỉ số huyết áp này, cần tính toán độ lệch giữa chúng để đánh giá bạn đang có huyết áp bình thường hay gặp vấn đề.

Hơn nữa, huyết áp có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như hoàn cảnh, điều kiện, cảm xúc,… Người bệnh đầu tiên cần được nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 15 phút, dừng hút thuốc lá,... không uống cà phê, tránh tâm lý căng thẳng, hồi hộp,… để kết quả đo huyết áp chính xác và tin cậy.

Vậy huyết áp bao nhiêu là cao?

1.1. Huyết áp bình thường

Một người bình thường nếu có chỉ số huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg. Người này có sức khỏe tốt, tình trạng lưu thông máu đều, tốc độ bơm máu ổn định.

Phụ nữ mang thai thường có huyết áp cao hơn người bình thường

Chỉ số huyết áp bình thường ở các đối tượng khác nhau sẽ có khác biệt. Ví dụ huyết áp ở trẻ sơ sinh thường khá thấp, song nó không gây vấn đề sức khỏe gì. Đến lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến người già, huyết áp mới ổn định và mức bình thường là 120/80 mmHg.

Phụ nữ mang thai cũng thường có chỉ số huyết áp cao hơn bình thường, nhất là mẹ bầu trên 30 tuổi, đa thai, chế độ dinh dưỡng kém, bị thiếu máu hoặc có tiền sử cao huyết áp từ trước. Những mẹ bầu có chỉ số huyết áp cao cần được theo dõi thường xuyên, phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng tiền sản giật sản giật thai kỳ.

1.2. Chỉ số huyết áp cao

Theo thông báo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, một người được đánh giá là cao huyết áp nghĩa là có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Riêng ở người cao tuổi, nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn đánh giá là cao huyết áp trong hình thái huyết áp tâm thu đơn độc.

Chỉ số huyết áp càng cao thì càng nguy hiểm, cần xác định chính xác mức độ và điều trị phù hợp:

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 - 89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 - 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 - 99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 - 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 - 109 mmHg.

Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Huyết áp thường tăng theo độ tuổi nên ngoài chỉ số huyết áp đo được, cần kết hợp đánh giá nhiều yếu tố khác để xác định mức độ bệnh, mức độ nguy hiểm, biến chứng để điều trị và phòng ngừa.

Huyết áp càng cao mức độ nguy hiểm càng lớn

Nắm được chính xác huyết áp cao là bao nhiêu sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Triệu chứng cao huyết áp

Mặc dù việc đo huyết áp khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà với thiết bị đo hoặc thường được kiểm tra trong những lần khám sức khỏe tổng quát song do chủ quan, nhiều người bệnh không hề biết bản thân gặp tình trạng này. Cao huyết áp có thể không gây triệu chứng dù chỉ số huyết áp đã đạt mức nguy hiểm, chỉ khi biến chứng xảy ra thì việc khắc phục và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Song cũng có nhiều bệnh nhân cao huyết áp cho biết họ thường gặp một số triệu chứng kéo dài như:

  • Đau đầu dữ dội.

  • Đau thắt ngực.

  • Mệt mỏi, lú lẫn.

  • Gặp vấn đề về thị lực.

  • Tiểu ra máu.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Khó thở.

  • Chảy máu cam do huyết áp cao làm vỡ mạch máu.

Khi những dấu hiệu bệnh này xuất huyết, thường tình trạng huyết áp cao đã tới giai đoạn nguy hiểm, khả năng biến chứng cao và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế để biết bản thân có bị cao huyết áp hay không, tự kiểm tra tại nhà hoặc thăm khám tại bệnh viện, đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất.

3. Biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

Đột quỵ

Người bị cao huyết áp có tỉ lệ đột quỵ cao gấp 4 - 6 lần so với người bình thường. Nguyên nhân khi áp lực máu tạo ra trên thành mạch máu làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, làm lớp động mạch dễ bị xơ cứng. Tình trạng này xảy ra kéo dài gây tích lũy, làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não.

Đột quỵ sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời

Khi mạch máu suy yếu, áp lực máu tác động cao, chúng có thể căng phồng và vỡ ra. Lúc này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với đột quỵ, nếu không cấp cứu sớm sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Bệnh tim mạch

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim và tử vong do bệnh tim. Những bệnh lý liên quan tới huyết áp cao bao gồm: thiếu máu cục bộ, suy tim, phì đại tâm thất trái,…

Bệnh thận

Tình trạng cao huyết áp cũng là yếu tố tác động gây ra bệnh thận và khiến suy thận trở nên trầm trọng hơn. Cơ chế tác động như sau: huyết áp cao khiến các mạch máu và bộ lọc của thận chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dễ bị suy yếu và hoạt động kém. Đến lúc nào đó, khi khả năng thải lọc của thận suy giảm, người bệnh sẽ phải thẩm tách thận hoặc cấy ghép thận nhân tạo.

Biến chứng mắt

Huyết áp cao không được điều trị cũng gây tổn thương mắt, ảnh hưởng đến thị lực khi các mạch máu trong võng mạc phía sau mắt bị ảnh hưởng. Tổn thương mắt sẽ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian nếu cao huyết áp không được khắc phục, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa.

Huyết áp cao thường ảnh hưởng đến mắt

Mỗi người nên đo huyết áp mỗi năm một lần, đặc biệt những người có nguy cơ cao như béo phì, thừa cân, ít hoạt động thể chất, gia đình có tiền sử cao huyết áp hoặc người trên 40 tuổi nên đo huyết áp thường xuyên hơn.

Bạn đã biết huyết áp cao là bao nhiêu rồi chứ. Nếu chỉ số huyết áp cao bất thường, nên sớm đến cơ sở y tế để được khám chuyên sâu, theo dõi và điều trị. Nếu có thắc mắc khác về huyết áp cao bao nhiêu hoặc cần điều trị y tế, hãy liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.