Vì sao nam giới có giọng trầm hơn nữ giới

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Có khá nhiều các chi tiết cơ bản để có thể phân biệt đàn ông và đàn bà. Ví dụ như đàn bà có khuôn ngực và hông to, trong khi đàn ông thì có bờ vai rộng và nhiều cơ bắp. Đàn bà thì không có râu, hay để tóc dài trong khi đàn ông thì chăm chút cho bộ râu của mình và không thường hay để tóc dài. Một trong những đặc điểm dễ thấy khác được dùng để phân biệt là giọng nói: giọng nói của đàn ông thường là giọng nói trầm và ấm hơn giọng nói của phụ nữ.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông có giọng nói càng trầm thì có càng nhiều nội tiết tố testosterone [liên quan mật thiết tới chất lượng gene và nhu cầu tình dục]. Do vậy, một cách bản năng, đàn bà thường thấy đàn ông có giọng nói trầm sẽ có sức cuốn hút hơn bởi vì đó có thể là người giúp đàn bà duy trì nòi giống tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng nghiên cứu này cho rằng giọng nói chỉ quan trọng khi đàn bà tìm kiếm những mối quan hệ không ràng buộc, liên quan tới tình dục nhiều hơn tình yêu. Một khảo sát tại bộ tộc Hazda năm 2009 [ở Tanzania] cũng cho thấy đàn ông có giọng trầm có nhiều con hơn những người khác cùng bộ tộc. Nghiên cứu khác năm 2011 cũng chỉ ra một điều đáng ngạc nhiên rằng thông tin được truyền đạt bởi những người đàn ông có giọng trầm sẽ được phụ nữ tiếp nhận tốt hơn.

Như vậy, có thể kết luận rằng nội tiết tố testosterone là thủ phạm chính giúp giọng nói của nam giới trầm hơn giọng nói của nữ giới và đây là một trong những dấu hiệu giúp người đàn bà chọn được người đàn ông có thể duy trì nòi giống tốt. Tuy thế, các nghiên cứu cũng cho rằng nếu để chọn lựa bạn đời dài lâu [chứ không phải các cuộc tình chớp nhoáng] thì có nhiều yếu tố khác để đàn bà có thể chọn lựa Mr Right của bản thân mình chứ không chỉ các yếu tố liên quan tới tình dục sinh sản.

[sưu tầm]

Bookmark the permalink.

Sức mạnh quyền lực và phụ nữ giọng trầm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nếu bạn nghe các chương trình radio từ thập niên 1940 đến 1950, bạn sẽ nhận thấy những điểm khác biệt nổi bật giữa cách người thời đó nói chuyện và cách chúng ta thể hiện bản thân ngày nay.

Thay đổi dễ nhận thấy nhất là giọng nói. Ngôn ngữ không bao giờ đứng yên mà luôn biến động, liên tục tiến hóa để hợp thời và kết quả là dẫn đến sự thay đổi trong cách phát âm.

Giọng nói phản ánh độ tin cậy của người nói?

'Đừng nên phí thời gian học ngoại ngữ'

Quảng cáo

Để có tư duy linh hoạt và biết xử lý vấn đề

Ở Anh Quốc, ngày càng ít người nói "giọng chuẩn" RP - thậm chí giọng của Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị cũng đã mất một số âm tiết điệu nghệ mà bà có từ thời trẻ. Người ta cho rằng điều này thể hiện sự tái cấu trúc triệt để trong các giai cấp xã hội ở Anh Quốc, dẫn đến sự giao thoa chéo về mặt ngôn ngữ giữa những tầng lớp và điều này thậm chí đã tác động đến cả Nữ Hoàng.

Nhưng thậm chí khi cho qua phần ngữ điệu, bạn vẫn sẽ nhận thấy một sự chuyển mình khác của xã hội thể hiện trong giọng nói của chúng ta: đó là phụ nữ ngày nay nói với tông giọng trầm hơn phụ nữ các thế hệ trước, nhờ vào quá trình thay đổi tương quan quyền lực giữa đàn ông và phụ nữ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã nhờ một chuyên viên huấn luyện giọng nói để giúp bà hạ giọng trầm xuống, nhằm đem lại cảm giác bà có quyền lực hơn

Cecilia Pemberton từ Đại học South Australia nghiên cứu giọng nói của hai nhóm phụ nữ người Úc tuổi từ 18 đến 25.

Các nhà nghiên cứu so sánh bản ghi âm lưu trữ giọng nói phụ nữ từ năm 1945 với những bản ghi âm gần đây hơn, thực hiện vào thập niên 1990.

Trực giác có lừa con người không?

50 loại thực phẩm bổ nhất cho sức khỏe

Năm hiểu lầm thường gặp về nỗi cô đơn

Nhóm nghiên cứu nhận thấy "tần số cơ bản" đã giảm xuống khoảng 23 Hz trong năm thập niên, từ mức trung bình là 229Hz [quãng giữa cung La thăng tới giữa cung Đô] xuống mức 206Hz [cỡ cung Sol thăng]. Sự khác khác biệt là rất rõ ràng và có thể nhận thấy.

Các nhà nghiên cứu đã cẩn thận chọn mẫu để kiểm soát các yếu tố về mặt nhân khẩu có thể gây tác động, như tất cả các phụ nữ đều là sinh viên đại học, và không ai hút thuốc.

Nhóm cũng xem xét đến yếu tố liệu các thành viên trong nhóm người từ thập niên 1990 có sử dụng thuốc tránh thai, khiến có thể dẫn tới thay đổi hormon và có thể ảnh hưởng đến âm giọng hay không.

Kết quả là tuy đã loại bỏ các phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai ra khỏi mẫu nghiên cứu nhưng sự sụt giảm tần số vẫn nhiều như vậy.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng có thể sự biến đổi giọng nói thể hiện sự trỗi dậy của phụ nữ với vai trò quan trọng hơn trong xã hội, khiến họ cố gắng thực hành giọng nói trầm hơn để thể hiện quyền lực tại nơi làm việc.

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã thuê một huấn luyện viên luyện giọng chuyên nghiệp để giúp bà có giọng nói quyền lực hơn, và từ đó đã giảm tần số giọng nói xuống hơn 60 Hz.

Dù hầu hết mọi người không giảm đến mức như vậy, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy tất cả chúng ta dần dần tự nhiên đã tiếp thu tần số đó cho giọng nói của chính mình để thể hiện vị trí xã hội.

Trong một thí nghiệm, Joey Cheng từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign yêu cầu các nhóm, mỗi nhóm từ bốn đến bảy thành viên, đánh giá những vật dụng mà phi hành gia sẽ cần để sống sót qua thảm họa trên Mặt Trăng. Cuối cùng, bà cũng yêu cầu mỗi thành viên [yêu cầu riêng từng người] mô tả về thứ hạng của nhóm và đánh giá mức độ chỉ huy và sức mạnh ảnh hưởng của mỗi thành viên.

Sau khi ghi âm những thảo luận của các thành viên được giao nhiệm vụ, bà nhận thấy hầu hết mọi người nhanh chóng chuyển giọng chỉ sau vài phút đối thoại, và thay đổi này sẽ dự đoán vị trí của họ trong nhóm sau này.

Với cả đàn ông và phụ nữ, những người hạ giọng trầm xuống cuối cùng sẽ có vị trí xã hội cao hơn, và được coi là quyền lực hơn trong nhóm, trong khi những người có giọng cao hơn sẽ trở nên phục tùng người khác hơn và có vị trí xã hội thấp hơn. "Bạn có thể dự đoán những gì xảy ra trong nhóm, về mặt vị trí thứ bậc, chỉ từ những khoảnh khắc ban đầu," Cheng cho biết.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Rất nhiều loài động vật, ví dụ như ếch đực, giảm cho giọng trầm xuống để tỏ ra quyền lực với những con khác ở gần đó

Như Cheng giải thích, đó là một thủ thuật phổ biến trong tự nhiên; rất nhiều loài linh trưởng - từ loài khỉ vàng cho đến tổ tiên gần nhất của con người là loài tinh tinh, đều hạ giọng trầm xuống khi có thay đổi.

"Nó [giọng trầm] cho những con khác biết ý định của chúng là sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ tài nguyên của chúng - để xác nhận địa vị."

Và điều này cũng có ý nghĩa tương tự với những người hạ giọng trầm xuống. "Họ bị đánh giá là có vẻ ăn hiếp người khác hơn và sẵn sàng áp đặt quyền lực lên người khác. Từ khả năng đó, họ có thể tìm kiếm được nhiều ảnh hưởng hơn và thay mặt cả nhóm ra quyết định."

Những phát hiện của Cheng rõ ràng rất trùng khớp với giả thuyết của Pemberton theo đó cho rằng các tiến bộ về bình đẳng có liên quan tới việc thay đổi giọng trong thời gian dài của phụ nữ Úc - một mô thức giờ đây cũng xuất hiện ở Thụy Điển, Hoa Kỳ và Canada. Dù vô tình hay cố ý, phụ nữ có vẻ như đã điều chỉnh giọng để thích nghi với cơ hội của họ trong thế giới ngày nay.

Điều thú vị là sức ảnh hưởng của quyền lực thể hiện qua giọng nói có thể nghe thấy được khi bạn so sánh giọng nói giữa các quốc gia.

Chẳng hạn, phụ nữ ở Hà Lan nói giọng trầm hơn phụ nữ ở Nhật Bản, và điều này có vẻ như có liên hệ với những định kiến giới thịnh hành - ví dụ như sự độc lập và sự yếm thế - trong những nền văn hóa khác nhau [sự bất bình đẳng thể hiện trong khoảng cách lương bổng cao hơn rất nhiều giữa nam và nữ ở Nhật Bản].

Cheng cũng chỉ ra rằng cơ chế thay đổi giọng này không hẳn luôn tạo ra ưu thế cho phụ nữ, thậm chí ở những quốc gia nơi giọng trầm phổ biến hơn.

"Trong khi giọng trầm - và những hành vi khẳng định quyền lực nói chung - thể hiện hiệu quả quyền lực và sức mạnh ở phụ nữ, nhưng cũng như nam giới, nó có thể đem lại những hiệu ứng không lường trước, như khiến người ta không thích nó nữa," bà nói, và chỉ ra một nghiên cứu cho thấy giọng trầm được cho là kém hấp dẫn hơn về mặt giới tính, và thiếu hòa khí hơn.

Theo cách này, đây có thể là một ví dụ khác của "tiêu chuẩn kép" mà phụ nữ phải đối diện tại nơi làm việc, nơi mà một tính chất được ca ngợi ở đàn ông lại bị chỉ trích ở nữ giới.

Hãy xem cách báo chí thảo luận về Hillary Clinton, người được cho là có giọng quá "chát chúa" hoặc "vô cảm".

Giọng nói càng trầm xuống có thể là một chỉ dấu của sự tiến bộ, nhưng chúng ta vẫn còn rất xa trước khi tiến tới loại bỏ hoàn toàn những định kiến này.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Video liên quan

Chủ Đề