Vốn đối ứng của chính phủ là gì

  • Thư viện pháp luật
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Đầu tư

Ngày hỏi:06/10/2016

Vốn đối ứng liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Thuỳ Anh. Tôi đang có một vấn đề thắc mắc mong Ban biên tập tư vấn giúp. Tối qua, khi xem thời sự trên tivi tôi có nghe biên tập viên nhắc đến vốn đối ứng liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, tôi lại không hiểu về thuật ngữ này lắm. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của tôi là anh***@gmail.com

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Vay ODA là gì? Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA?
  • /
  • Cân đối cung cầu nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025?
  • /
  • Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như thế nào?

Khái niệm vốn đối ứng liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Khoản19 Điều 3 Nghị định 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

- Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

- Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

- Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm vốn đối ứng liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 56/2020/NĐ-CP.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Căn cứ pháp lý:

Người trả lời:

Ban biên tập LawNet

  • Click để xem thông tin

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Hỏi đáp pháp luật được tốt hơn!

  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký [miễn phí] nếu bạn chưa có tài khoản

Các dự án có thực hiện thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, trong đó vốn đối ứng là quan trọng nhất. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vốn đối ứng là gì? Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng sao cho hiệu quả? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Vốn đối ứng là gì?

Vốn đối ứng chính là khoản vốn đóng góp của Việt Nam [có thể bằng tiền hoặc hiện vật] trong dự án, chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện dự án, chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. 

Vốn đối ứng là khoản đóng góp của Việt Nam vào các dự án, chương trình được bố trí từ ngân sách trung ương hoặc địa phương

Trong đó chủ dự án tự bố trí vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng cùng các nguồn vốn hợp pháp theo khoản 20 Điều 3 Nghị định 56/2020/NĐ-CP về sử dụng và quản lý vốn vay ưu đãi và vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của nhà tài trợ nước ngoài.

Để hiểu rõ vốn đối ứng là gì, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Một doanh nghiệp A tại Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng khu vui chơi giải trí và có nhu cầu gọi vốn đầu tư bên ngoài. Nếu tổng số vốn cần dùng của dự án là 70 triệu USD và số vốn bên ngoài cho doanh nghiệp A vay là 50 triệu USD, thì 20 triệu USD còn lại chính là vốn đối ứng mà doanh nghiệp A cần phải bỏ ra. Số tiền này doanh nghiệp A có thể xin trợ giúp từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc kêu gọi từ các tổ chức tài chính khác.

Xem thêm: Giá Vốn Hàng Bán Là Gì? Công Thức Tính Giá Vốn Bán Hàng Chuẩn Xác

Vốn đối ứng lấy từ nguồn nào?

Sau khi đã hiểu vốn đối ứng là gì, bạn cần nắm rõ các nguồn cung cấp vốn đối ứng hợp pháp được pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 7 Điều 43 ở Nghị định trên thì nguồn của vốn đối ứng gồm:

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước.
  • Vốn của chủ dự án [đối với trường hợp vốn vay ưu đãi, cho vay lại vốn ODA].
  • Vốn ODA hoặc vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ.

Lưu ý:

  • Tất cả các nguồn vốn đối ứng và mức vốn cụ thể theo từng nguồn vốn sẽ được quy đổi ra đô la Mỹ hoặc tính theo đồng Việt Nam.
  • Nếu dự án có vốn đối ứng, nhà đầu tư cần chỉ rõ nguồn vốn đối ứng, trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân sách, giá trị đóng góp bằng hiện vật, đối tượng thụ hưởng của dự án nếu có và đối tượng tham gia thực hiện.

Tất cả các nguồn vốn đối ứng sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đô la Mỹ

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Theo quy định, vốn đối ứng sẽ được sử dụng theo nguyên tắc sau:

  • Vốn đối ứng được ưu tiên bố trí cho các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được cấp phát toàn bộ bởi ngân sách nhà nước từ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch đầu tư công hàng năm.
  • Sử dụng vốn đối ứng cho các dự án, chương trình phải được tiến hành theo đúng tiến độ quy định trong thỏa thuận, điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi với dự án, chương trình và thực tế giải ngân các nguồn vốn này khi thực hiện.

Có thể bạn chưa biết một số dịch vụ khác của VBXV:

  • Dịch vụ đăng bài PR lên báo điện tử/Book báo PR
  • Dịch vụ SEO Intent tại TPHCM – SEO để ra đơn hàng!

Các khoản chi phí được sử dụng vốn đối ứng

Các khoản chi phí được sử dụng vốn đối ứng là gì, gồm những khoản nào:

  • Chi phí duyệt tổng dự án, thẩm định thiết kế, hoàn tất các thủ tục xây dựng, đầu tư và thủ tục hành chính cần thiết.
  • Chi phí hoạt động cho ban quản lý dự án như: lương, thưởng, văn phòng, phụ cấp, chi phí hành chính, phương tiện làm việc…
  • Chi phí cho hội thảo, hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, đào tạo quản lý và thực hiện dự án, chương trình.
  • Chi phí liên quan đến quá trình chọn lựa nhà thầu.
  • Chi phí quảng bá, tuyên truyền cho các dự án, chương trình và hoạt động cộng đồng.
  • Chi phí tiếp nhận và phổ biến kinh nghiệm, công nghệ, kỹ năng quốc tế.
  • Chi trả các loại thuế, phí bảo hiểm, phí hải quan.
  • Trả tiền đặt cọc, tiền lãi, phí cam kết và các loại chi phí liên quan khác phải chi trả cho bên nước ngoài.
  • Chi phí quyết toán, kiểm toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành.
  • Chi phí vận chuyển nội địa và tiếp nhận thiết bị.
  • Chi phí đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng.
  • Chi phí cho các hoạt động đánh giá, giám sát và kiểm định chất lượng, bàn giao, nghiệm thu, quyết toán dự án, chương trình.
  • Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của dự án, chương trình như: thiết kế kỹ thuật, khảo sát, thi công, mua sắm trang thiết bị, xây dựng hạng mục công trình.
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Vốn đối ứng được sử dụng cho nhiều khoản chi phí khác nhau

Thông tin tham khảo: Bảng giá dịch vụ viết Content SEO – Viết Bài Xuyên Việt

Trong đó đối với các dự án được cấp vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước, cơ quan chủ quản cần có trách nhiệm cân đối vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật, đồng thời phân định rõ ràng theo từng nguồn vốn xây dựng cơ bản.

Bên cạnh đó phải đảm bảo bố trí vốn đối ứng kịp thời, đầy đủ và phù hợp với tiến độ được quy định trong dự án, chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đầu tư. Tất cả đều cần phù hợp với điều ước quốc tế cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi với dự án, chương trình hay các thỏa thuận về vốn ODA.

Trên đây là những chia sẻ của Viết Bài Xuyên Việt về vốn đối ứng là gì và một số thông tin liên quan. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn đối ứng và có thêm nhiều kiến thức hữu ích phục vụ tốt cho nhu cầu công việc của mình.

AboutAdmin VBXV

Tôi là Admin Viết Bài Xuyên Việt - Người quản lý các dịch vụ và điều hành Viết Bài Xuyên Việt. Xin kính chào tất cả quý anh chị khách hàng và các bạn cùng đam mê Marketing Online

Chủ Đề