Xây dựng địa chỉ tích hợp giáo dục An toàn giao thông vào một số môn học khác

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ giáo viên

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học” gồm 3 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để trả lời câu hỏi tự luận của cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2021 - 2022.

Với 3 mẫu cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học trong bài viết dưới đây, còn giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài thi của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi: Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 2

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định về ATGT khi tham gia giao thông trên đường [đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…] Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới [ô tô, xe máy].
  • Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng [rẽ trái, phải] phải giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
  • Ở tuổi các em không được chạy xe gắn máy đến trường.
  • Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

  • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
  • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang [từ 3 xe trở lên].
  • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
  • Dừng xe giữa đường nói chuyện.
  • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
  • Rẽ đột ngột qua đầu xe.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 3

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

  • Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
  • Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái
  • Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận
  • Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường....

Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyện các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuân thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

Cập nhật: 16/12/2021

  PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH YÊN KHÁNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 28 /KH-THYK          Vĩnh Mỹ B, ngày 23 tháng 8 năm 2019

KẾ HOẠCH

Thực hiện nội dung tích hợp, lồng ghép trong dạy học

Năm học 2019 – 2020

Trường TH Yên Khánh xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp để giảng dạy các nội dung:  Bác Hồ và những bài học về đạo đức; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; giáo dục Quốc phòng An ninh; giáo dục LS&ĐL địa phương; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giáo dục kỹ năng sống; an toàn giao thông, văn hóa giáo thông, phòng chống tai nạn thương tích, HIV-AIDS; Phương pháp bàn tay nặn bột năm học 2019 – 2020, cụ thể như sau:

            A. BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

            Việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” nhằm góp phần nâng cao nhận thức, bồi dướng tình cảm của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu, qua đó giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương quê hương đất nước , xây dựng khát vọng hoài bão cho thế hệ trẻ, quan tâm thực hiện di huấn của Người “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

            Tập trung giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, góp phần tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục.

             Phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với các hình thức đa dạng, như thảo luận, trò chơi, vẽ tranh, diễn kịch...

2. Yêu cầu

            Tổ, khối, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, lồng ghép tích hợp  9 bài/ mỗi lớp / năm học.

              Nội dung tích hợp phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.

              Mục tiêu tích hợp, giảng dạy  phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học nói chung và từng lớp nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung.

            Việc giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa; phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề; góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.

             Việc lồng ghép tích hợp phải được thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học, tiến trình giảng dạy của tiết học.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

- Thực hiện theo bộ tài liệu: Những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ dành cho học sinh tiểu học

- Dạy lồng ghép vào tiết Sinh hoạt tập thể từ khối 2 đến khối 5 được phân phối chương trình như sau:

TT

Tên bài

Tuần dạy

Ghi chú

1

Bác chỉ muốn các cháu được học hành

Tuần 2, 4

2

Ai chẳng có lần lỡ tay

Tuần 6, 8

3

Không có việc gì khó

Tuần 10, 12

4

Thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Trọng

Tuần 14, 16

5

Lộc bất tận hưởng

Tuần 18, 20

6

Cờ nước ta phải bằng cờ nước khác

Tuần 22, 24

7

Nước không được chia

Tuần 26, 28

8

Câu hát ví dặm

Tuần 30, 32

9

Bác Hồ trồng rau cải

Tuần 34

TT

Tên bài

Tuần dạy

Ghi chú

1

Có trung thực, thật thà mới vui

Tuần 2, 4

2

Việc chi tiêu của Bác Hồ

Tuần 6, 8

3

Đủ dùng thì thôi

Tuần 10, 12

4

Thời gian quý báu lắm

Tuần 14, 16

5

Nhớ ơn thấy cô theo gương Bác Hồ

Tuần 18, 20

6

Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ

Tuần 22, 24

7

Chúng minh cố học thì cũng giỏi như anh ấy

Tuần 26, 28

8

Bác Hồ thăm xóm núi

Tuần 30, 32

9

Sự ra đời của hai bài thơ

Tuần 34

TT

Tên bài

Tuần dạy

Ghi chú

1

Chiếc vòng bạc

Tuần 2, 4

2

Bát chè sẻ đôi

Tuần 6, 8

3

Chú ngã có đau không?

Tuần 10, 12

4

Bác Hồ là thế đấy

Tuần 14, 16

5

Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức

Tuần 18, 20

6

Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ

Tuần 22, 24

7

Tấm lòng của Bác

Tuần 26, 28

8

Giản dị, hòa mình với nhân dân

Tuần 30, 32

9

Các dân tộc phải đoàn kết

Tuần 34

TT

Tên bài

Tuần dạy

Ghi chú

1

Bác kiểm tra nội vụ

Tuần 2, 4

2

Luôn giữ thói quen đúng giờ

Tuần 6, 8

3

Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ

Tuần 10, 12

4

Cây bụt mọc

Tuần 14, 16

5

Yuên thương nhân dân

Tuần 18, 20

6

Tình nghĩa với cha

Tuần 22, 24

7

Bác quý trọng con người

Tuần 26, 28

8

Bài học từ hòn đá giữa đường

Tuần 30, 32

9

Con ngựa biết nghe lời

Tuần 34

            B. VĂN HÓA GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, HIV AIDS

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng của học sinh và cán bộ giáo viên nhân viên về việc chấp hành luật an toàn giao thông, có kỹ năng tham gia giao thông an toàn, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong trường học; phòng chống tai nạn thương tích, HIV AIDS.

- Thực hiện đổi mới phương thức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích, HIV AIDS trong nhà trường

- 100% Cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh thực hiện chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đảm bảo TTATGT, thực hiện văn hóa giao thông; phòng chống tai nạn thương tích, HIV AIDS.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Công tác tuyên truyền về ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, HIV AIDS:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền kiến thức về đảm bảo trật tự an toan giao thông thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa như: Chào cờ, sinh hoạt lớp, chương trình phát thanh măng non,…

- Dạy lồng ghép các nội dung về an toàn giao thông qua các buổi học như: Sin hoạt tập thể, HĐNGLL,.......

- Tất cả học sinh nhà trường chấp hành các quy đinh về an toan giao thông.

2. Triển khai tài liệu

- Nội dụng triển khai: Tổ chức giảng dạy 09 bài học trong tài liệu “Văn hóa giao thông” dành cho học sinh tiểu học.

- Hình thức: tổ chức vào tiết sinh hoạt tập thể, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo lớp và ngoại khóa toàn trường, cụ thể như sau:

2.1. Lớp 1

TT

TÊN BÀI

TUẦN DẠY

GHI CHÚ

1

Đội mũ bảo hiểm

Tuần 1, 3

2

Giữ trật tự, an toàn trước cổng trường

Tuần 5, 7

3

Ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn

Tuần 9, 11

4

Văn minh, lịch sự khi đi bộ

Tuần 13, 15

5

Văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy

Tuần 17, 19

6

Nếu vô ý làm bạn ngã

Tuần 21, 23

7

Không đùa nghịch trên hè phố

Tuần 25, 27

8

Nhắc nhở người thân chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Tuần 29, 31

9

Không hái hoa, bẻ cây trên đường

Tuần 33, 35

2.2. Lớp 2

TT

TÊN BÀI

TUẦN DẠY

GHI CHÚ

1

Đi bộ an toàn

Tuần 1, 3

2

Chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Tuần 5, 7

3

Cài dây an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

Tuần 9, 11

4

Giúp đỡ ngời gặp khó khăn khi tham gia giao thông

Tuần 13, 15

5

Không đi bộ dàn hàng ngang trên đường

Tuần 17, 19

6

Nếu em bị bạn làm ngã

Tuần 21, 23

7

Khi thấy người khác nghịch phá biển báo hiệu giao thông

Tuần 25, 27

8

Khi người thân có uống bia, rượu nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông

Tuần 29, 31

9

Không xả rác bừa bãi trên đường giao thông [đường bộ, đường thủy]

Tuần 33, 35

2.3. Lớp 3

TT

TÊN BÀI

TUẦN DẠY

GHI CHÚ

1

Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Tuần 1, 3

2

Lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn

Tuần 5, 7

3

An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy

Tuần 9, 11

4

Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

Tuần 13, 15

5

Giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

Tuần 17, 19

6

Khi em là người chứng kiến vụ va chạm giao thông

Tuần 21, 23

7

Nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông

Tuần 25, 27

8

Khi người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông

Tuần 29, 31

9

Không nghịch phá đèn tín hiệu, biển báo hiệu giao thông

Tuần 33, 35

2.4. Lớp 4

TT

TÊN BÀI

TUẦN DẠY

GHI CHÚ

1

Đi xe đạp đúng làn đường, phần đường quy định

Tuần 1, 3

2

Biển báo hiệu giao thông đường bộ

Tuần 5, 7

3

An toàn khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

Tuần 9, 11

4

Giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường

Tuần 13, 15

5

Giữ gìn xe đạp sạch, đẹp

Tuần 17, 19

6

Va chạm xe đạp

Tuần 21, 23

7

Khi nhìn thấy có người qua đường sắt trong khi xe lửa sắp tới.

Tuần 25, 27

8

Để xe đạp đúng nơi quy định

Tuần 29, 31

9

Không ném đất, đá ra đường giao thông

Tuần 33, 35

2.5. Lớp 5

TT

TÊN BÀI

TUẦN DẠY

GHI CHÚ

1

Đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư

Tuần 1, 3

2

An toàn khi đi xe đạp qua cầu đường bộ

Tuần 5, 7

3

Đi xe buýt một mình an toàn

Tuần 9, 11

4

Lịch sự khi đi xe đạp trên đường

Tuần 13, 15

5

Tôn trọng người điều khiển giao thông

Tuần 17, 19

6

Khi tai nạn xảy ra

Tuần 21, 23

7

Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở,..

Tuần 25, 27

8

Không ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy

Tuần 29, 31

9

Không xê dịch dải phân cách di động, không nghịch phá trên đường ray

Tuần 33, 35

C. GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH

I. MỤC TIÊU

- Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết,  yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

- Giáo dục quốc phòng an ninh trong trường Tiểu học phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: Tham quan di tích lịch sử; bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu về quốc phòng, an ninh.

- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dạy học lý thuyết gắn thực tiễn, tăng cường các hoạt động vận dụng của học sinh

- Đổi mới  hình thức tổ chức dạy học theo hướng xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, dạy học lồng ghép thông qua các bài trong sách giáo khoa, thông qua các hoạt động ngoại khóa: thăm quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể truyện, vẽ tranh, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng an ninh

II. NỘI DUNG DẠY LỒNG GHÉP

1. Nội dung dạy lồng ghép

Nội dung dạy học lồng ghép được thực hiện thông qua các môn học: Tiếng Việt, TN&XH, LS&ĐL, Đạo đức [Có địa chỉ các bài và nội dung dạy học các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được tích hợp lồng ghép kèm theo].

Khuyến khích giáo vên sưu tầm thêm các tranh ảnh, Clip hiện vật, tấm gương độc đáo về nội dung có liên qua đến quốc phòng an ninh.

2. Hình thức thực hiện

- Dạy học lồng ghép thông qua các bài học ở các môn: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lý, đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật từ lớp 1 đến lớp 5.

- Dạy học thông qua hình thức lên lớp theo chuyên đề

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi viết, vẽ tranh, kể chuyện, giới thiệu tài liệu, sách.. về nội dung quốc phòng an ninh.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

III. TÀI LIỆU DẠY HỌC LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP

- Các nội dung tích hợp đã có sẵn trong SGK.

- Tài liệu giáo dục lồng ghép do Bộ GD-ĐT ban hành theo Thông tư số 01/2017/BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở.

- Tài liệu giáo dục địa phương.

- Các nguồn tài liệu khác: phù hợp với năng lực học sinh và có tính pháp lý.

            IV. ĐỊA CHỈ LỒNG GHÉP

            Lớp 1

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Bài 26: Tre Ngà

Trang 54

Kể chuyện Thánh Gióng; nêu bật ý nghĩa chống giặc ngoại xâm; cây chông tre...

Bài 36. Máy bay

Trang 74

Giới thiệu hình ảnh một số loại máy bay dân sự và máy bay quân sự [bằng hình ảnh hoặc phim...]

Bài 70. Cột cờ

Trang 142

Giới thiệu và nêu ý nghĩa của Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú [bằng hình ảnh hoặc phim...]

Tiếng Việt T2

Bài 93. Oan khoan, “Khôn ngoan Gà... đá nhau”

Trang 22

Tại sao phải đoàn kết

Bài 95. Oanh, doanh

Trang 26

Giới thiệu tranh doanh trại bộ đội và giải thích từ “doanh trại” [bằng hình ảnh hoặc phim...]

Bài 101. Uyết, duyệt binh

Trang 38

Giới thiệu tranh một số hình ảnh hoặc phim về duyệt binh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam

Chủ điểm. Gia đình: Quà của b

Trang 85

Đọc một bức thư có thật của bạn Nguyễn Hải Đăng có bố là bộ đội hải quân đóng ở đảo Trường Sa

Chủ điểm. Gia đình: Dê con nghe lời mẹ

Trang 117

Giáo viên cung cấp một số kinh nghiệm phòng trẻ lạc

Chủ điểm. Thiên nhiên đất nước: Hồ Gươm

Trang 118

Giáo viên ksự tích Hồ Gươm và ca ngợi công lao của Vua Lê Lợi chống giặc ngoại xâm

Chủ điểm. Nhà trường

Trang 128

Giới thiệu tranh trang phục của các chú bộ đội, công an: Quần, áo, mũ, quân hiệu...

            Lớp 2

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Tun 3. Tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ

Trang 22

Kể chuyện nói về tình bạn là phải biết giúp đỡ, bảo vệ nhau, nhất là khi gặp hoạn nạn

Tiếng Việt T2

Tuần 19. Tập đọc: Thư Trung thu

Trang 09

Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu

Tuần 20. Tập đọc: Mùa nước nổi

Trang 19

Mọi học sinh phải tập bơi và biết bơi, ví dụ một số vụ việc đuối nước đgiúp các em học sinh tránh được tai nạn có thể xảy ra

Tuần 23. Tập đọc: Bác sĩ Sói

Trang 41

Kchuyện nói về xã hội hiện nay còn những kẻ xấu hay đi lừa gạt người khác nên các em phải cảnh giác

Tuần 24. Tập đọc: Quả tim khỉ

Trang 50

Kchuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm

Tuần 24. Tập làm văn: Sông, biển

Trang 59

Kể một câu chuyện về Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu...

Tuần 25. Tập đọc: Sơn Tinh - Thủy Tinh

Trang 60

Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường đcải thiện khí hậu, giảm thiểu thiên tai

Tuần 30. Tập làm văn: Qua suối

Trang 106

Kchuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến

Tuần 31. Tập đọc: Bảo vệ như th là rt tt

Trang 113

Giải nghĩa thêm từ “tổ tiên, dân tộc anh em” đhọc sinh có niềm tự hào dân tộc

Tun 32. Tập đọc: Chuyện quả bầu

Trang 116

Kchuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn đchiến thắng kẻ thù xâm lược

Tuần 33. Tập đọc: Bóp nát quả cam

Trang 124

Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tui

Tuần 33. Tập đọc: Lá cờ

Trang 128

Giới thiệu hình ảnh lá cờ Tổ quốc, giải thích ý nghĩa lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ở giữa ngôi sao 5 cánh màu vàng

Tập viết. Lượm

Trang 130

Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm

Tuần 34. Tập đọc: Cháy nhà hàng xóm

Trang 139

Nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là lúc khó khăn hoạn nạn

            Lớp 3

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Tuần 13. Tập đọc: Người con của Tây Nguyên

Trang 103

Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Tuần 13. Luyện từ và câu: Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Trang 108

Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam

Tuần 13. Tập đọc: Cửa Tùng

Trang 109

Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ

Tuần 14. Tập đọc: Người liênlạc nhỏ

Trang 112

Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết

Tiếng Việt T2

Tuần 19. Tập đọc: Hai Bà Trưng

Trang 04

Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Tuần 19. Tập đọc: Bộ đội về làng

Trang 07

Ca ngợi tình cảm của nhân dân dành cho các chú bộ đội khi hành quân qua làng trong kháng chiến

Tuần 19. Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội

Trang 10

K các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.

Tuần 19. Chính tả: Trần Bình Trọng

Trang 11

Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Tuần 19. Chính tả: Người con gái anh hùng Võ Thị Sáu

Trang 11

Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Tuần 19. Chính tả: Tiếng bom Phạm Hng Thái

Trang 12

Ca ngợi tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tuổi trẻ Việt Nam

Tuần 20. Tập đọc: Ở lại với chiến khu

Trang 13

Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bc trong kháng chiến

Tuần 20. Tập đọc: Chú bên Bác H

Trang 16

Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự

Tuần 20. Tập đọc: Trên đường mòn H Chí Minh

Trang 18

Nêu những câu chuyện về sự chịu đựng khó khăn, gian khcủa các chú bộ đội vượt dãy Trường Sơn vào Nam đánh giặc

Tuần 20. Tập đọc: Người trí thức yêu nước

Trang 28

Nêu những tấm gương lao động sáng tạo của người thầy thuốc bộ đội trong chiến đấu

Tuần 23. Chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Trang 47

Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca

Tuần 25. Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên

Trang 60

Kể chuyện voi tham gia vận chuyn hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên

Tuần 34. Tập đọc: Trên con tàu vũ trụ

Trang 136

Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ đồng thời cũng là phi công bắn rơi máy bay B52 của Mỹ

02

Tự nhiên và Xã hội

Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà

Trang 44

Ly ví dụ đchứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy [nhà, kho, rừng...]

Bài 29. Các hoạt động thông tin liên lạc

Trang 56

Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống

            Lớp 4

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Tuần 5. Tập đọc: Gà Trống và Cáo

Trang 50

Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm

Tuần 7. Tập đọc: Trung thu độc lập

Trang 66

Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng

Tuần 12. Chính tả: Người chiến sĩ giàu nghị lực

Trang 116

Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an

Tiếng Việt T2

Tuần 21. Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa   Trang 21

Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc

Tuần 25. Tập đọc: Bài thơ Tiu đội xe không kính

Trang 71

Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh

Tuần 27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Trang 69

Nêu những tấm gương chú bộ đội, công an quên mình cứu dân trong thiên tai, hỏa hoạn....

02

Lịch sử và Đa lý

Phần Mở đầu. Bài 2: Làm quen với bản đồ, trang 4; Bài 3: Làm quen với bản đồ [tiếp theo]Trang 7

Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Phần Địa lý. Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn

Trang 70

Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm

Phần Địa lý. Bài 5: Tây Nguyên

Trang 82

Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của các dân tộc Tây Nguyên cùng với bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ

Phần Địa lý. Bài 29: Biển, đảo và quần đảo

Trang 149

Phân tích và khng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

03

Đạo Đức

Bài 1. Trung thực

Trang 3

Nêu những tm gương nhặt được của rơi trả lại người mất

Bài 3. Biết bày tỏ ý kiến

Trang 8

Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt

Bài 11. Giữ gìn các công trình công cộng

Trang 34

Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung

Bài 13. Tôn trọng Luật Giao thông

Trang 40

Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đng

Bài 14. Bảo vệ môi trường

Trang 42

Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

            Lớp 5

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Tuần 1. Kể chuyện Lý Tự Trọng

Trang 9

Nêu những tấm gương dũng cảm của tui trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuần 3. Tập đọc: Lòng dân

Trang 24

Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Tuần 6. Tập đọc: Sự sụp đổcủa chế độ A- Pác-ThaiTrang 54

Lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979

Tun 13. Tập đọc: Người gác rừng tí hon

Trang 124

Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm

Tuần 13. Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia, Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trườngTrang 127

Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường

Tiếng Việt T2

Tuần 19. Chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Trang 6

Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm

Tuần 20. Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng

Trang 20

Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam

Tun 22. Tập đọc: Lập làng giữ biển

Trang 36

Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi bám biển

Tuần 23. Tập đọc: Chú đi tuần

Trang 51

Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam

Tun 25. Tập đọc: Phong cảnh Đền Hùng

Trang 68

Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước

Tuần 31. Tập đọc: Bầm ơi

Trang 130

Sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

02

Lịch sử và Địa lý

Phần Địa lý. Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta

Trang 66

Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Bài 5: Vùng biển nước ta

Trang 77

Làm rõ tm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh

03

Đạo đức

Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình

Trang 6

Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành người tốt

Bài 11: Yêu Tổ quốc Việt NamTrang 34

Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Bài 12: Em yêu hòa bình

Trang 37

Học sinh knhững hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam

D. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò và trách nhiệm về bảo vệ môi trường, tài nguyên cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Thông qua đó góp phần hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên tạo cảnh quan sư phạm đối với trường học.

- Tăng cường hiệu lực quản lý về bảo vệ môi trường, tài nguyên của lãnh đạo nhà trường, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như hiểu được quyền lợi và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể về bảo vệ môi trường, tài nguyên hiện nay.

2. Yêu cầu

- Kết hợp tốt việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên gắn với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giữ vững danh hiệu trường học đạt chuẩn quốc gia tới tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong nhà trường.

- Có hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú và được tiến hành thường xuyên, liên tục.

- Cụ thể hoá các nội dung và hoạt động giáo dục, bảo vệ môi trường, tài nguyên; kiểm tra, đánh giá kết quả của các hoạt động đặc biệt là việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, tài nguyên vào trong các môn học.

- Tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, ý thức về hành động về bảo vệ môi trường, tài nguyên cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường, tài nguyên; duy trì thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền qua các buổi chào cờ đầu tuần, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, và các môn học, bài học có liên quan.

2. Lồng ghép vào các môn học như sau:

            2.1. Lồng ghép về Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong môn Địa lý:

Lớp

Tuần

Bài

GHI CHÚ

4

1

Làm quen với bản đồ

2

Làm quen với bản đồ

26

Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

31

Biển, đảo và quần đảo

32

Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

5

1

Việt Nam - đất nước chúng ta

2

Địa hình và khoáng sản

5

Vùng biển nước ta

21

Các nước láng giềng của Việt Nam

30

Các đại dương trên thế giới

            2.2. Lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên:

            Thực hiện theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp tiểu học [Tài liệu bồi dưỡng giáo viên] do Bộ GD&ĐT biên soạn và ban hành năm 2009.

E. GIÁO DỤC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Dạy học Lịch sử, Địa lý địa phương là một trong các nhiệm vụ trọng tâm về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Việc cung cấp những kiến thức dạy học Lịch sử, Địa lý địa phương còn mong muốn giúp cho HS hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất, con người, truyền thống đấu tranh, và những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của quê hương. Từ đó cổ vũ các em, nâng cao ý thức, rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

II. THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC

  • Các môn: Đạo đức, Lịch sử, Địa lý.
  • Tài liệu dạy học Lịch sử - Địa lý địa phương:

+ Chương trình Lịch sử & Địa lý địa phương tỉnh Bạc Liêu của SGDKH-CN Bạc Liêu, giáo viên tham khảo thêm tài liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương, Lịch sử Bạc Liêu, Địa chí địa phương, bản đồ Địa lí tham khảo các nguồn tư liệu khác, tìm thêm trên internet.

            + Thực hiện việc soạn giảng lồng ghép theo quy định tại công văn số 956/SGHDĐT-MN-TH ngày 15/9/2015 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về việc hướng dẫn sử dụng tài liệu văn hóa đại phương. Hướng dẫn lồng ghép như sau:

Lớp

Môn

Dạy tuần/ bài

Nội dung yêu cầu dạy

1

Đạo đức

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu sơ nét về hình ảnh và địa danh của 13 di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của địa phương [trang 17-28, LS địa phương]

Tuần 33. Phần dành cho địa phương

Tuần 34. Phần dành cho địa phương

2

Đạo đức

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Em yêu quê hương. Giới thiệu khái quát về địa lý huyện Hòa Bình. [Trang 21-24, ĐLĐP]

Tuần 33. Phần dành cho địa phương

HS nêu khái quát về 13 di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của địa phương [trang 17-28, LS địa phương]

Tuần 34. Phần dành cho địa phương

3

Đạo đức

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Em yêu quê hương. Giới thiệu khái quát về địa lý huyện Hòa Bình. [trang 21-24, ĐLĐP]

Tuần 33. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu các lễ hội truyền thống của tỉnh Bạc Liêu [Trang 37-41, LSĐP]

Tuần 34. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu các làng nghề truyền thống của tỉnh Bạc Liêu [Trang 41-44, LSĐP]

4

Đạo đức

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu vài nét về tính cách văn hóa của người Bạc Liêu [trang 29-32, LSĐP]

Tuần 33. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu các địa danh du lịch của tỉnh Bạc Liêu [Trang 44-46, LSĐP]

Tuần 34. Phần dành cho địa phương

Giới thiệu ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu [Trang 46-51, LSĐP]

Lịch sử

Tuần 26. Bài: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong.

Giới thiệu khái quát về LS hình thành phát triển của tỉnh [trang 5-8, LSĐP]

Tuần 30. Bài: Những chính sách về KT&VH của vua Quang Trung

Một vài di tích LS-VH tiêu biểu cấp tỉnh [trang 17-28, LSĐP]

5

Đạo đức

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Một số nhân vật LS tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu [trang 32-37, LSĐP]

Tuần 33. Phần dành cho địa phương

HS nói về những lễ hội truyền thống và làng nghề truyền thống của tỉnh Bạc Liêu [trang 37-44, LSĐP]

Tuần 34. Phần dành cho địa phương

HS nói về những địa danh du lịch và ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu [trang 44-51, LSĐP]

Lịch sử

Tuần 31. Phần dành cho địa phương

GV giới thiệu một số di tích LS – VH cấp quốc gia và cấp tỉnh [trang 12-17, LSĐP]

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

HS nói về một trong các nội dung sau [do GV tự lực chọn]: Di tích Lịch sử - Văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu, Nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu, Tính cách văn hóa của người  người Bạc Liêu, Lễ hội truyền thống, Làng nghề truyền thống, …

Địa lý

Tuần 31. Phần dành cho địa phương

GV tự chọn một trong hai nội dung:+ Khái quát về tự nhiên và dân cư tỉnh Bạc Liêu. [trang 5-7, ĐLĐP]

+ Thế mạnh kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. [trang 8-11]

Tuần 32. Phần dành cho địa phương

Khái quát về bảy đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. [trang 11-29]

F. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ; GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

I. MỤC ĐÍCH

- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

- Giúp học sinh: Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống trong cuộc sống hằng ngày; Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; Có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

II. YÊU CẦU

- Tổ chức các hoạt động giảng dạy giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong các môn học đảm bảo tính khoa học, cụ thể, thiết thực phù hợp với lứa tuổi ở từng lớp học trong trường.

- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Việc tổ chức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giáo dục KNS cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của HS;

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ; GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

            1. Lồng ghép giáo dục Sử dụng NLTK-HQ:

            Thực hiện theo tài liệu do Sở GD&ĐT Bạc Liêu xuất bản tháng 2/2011 về Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp và một số giáo án minh họa.

            2. Lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống:

            Thực hiện theo tài liệu do Bộ GD&ĐT biên soạn

            - Giáo dục An toàn giao thông thực hiện lồng ghép vào tiết sinh hoạt tập thể từ tuần 3. Mỗi bài dạy lồng ghép 02 tiết. Thực hiện theo bộ sách An toàn giao thông do Bộ GD&ĐT biên soạn.

            - Giáo dục kĩ năng sống thực hiện theo bộ sách Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở các trường tiểu học, Bộ GD&ĐT biên soạn do Nhà xuất bàn GD Việt Nam in ấn ban hành năm 2016.

G. PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Nâng cao kiến thức và kĩ năng của giáo viên tiểu học trong công tác dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học từng bước làm quen và vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” để thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học ở một số môn học

- Thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học, Tự nhiên và Xã hội … trong trường tiểu học qua việc từng bước xây dựng và hình thành cho học sinh tiểu học hứng thú khám phá và thực hành khoa học; kĩ năng nắm bắt, tái tạo và tiếp thu kiến thức một cách bền vững, góp phần phát triển tư duy khoa học, tư duy ngôn ngữ và kĩ năng hợp tác trong học tập.

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

- Tất cả các giáo viên trong khối lớp tập trung nghiên cứu tất cả các bài học có thể vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, liệt kê các đồ dùng cần thiết tối thiểu, kiểm tra trong tủ thiết bị của lớp để xem thiếu những thiết bị nào, để tiếp tục bổ sung. Tổ chức sắp xếp gọn gàng tại phòng thiết bị nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường dựa vào các bài dạy giáo viên có thể áp dụng, thống kê theo từng tuần, từng ngày để tiện kiểm tra, theo dõi giáo viên thực hiện và có thể dự giờ.

- Dạy lồng ghép các bài vào môn Tự nhiên - Xã hội và Khoa học. Địa chỉ lồng ghép để giảng dạy như sau:

LỚP

BÀI

TÊN BÀI DẠY

1

22

Cây rau

23

Cây hoa

24

Cây gỗ

25

Con cá

26

Con gà

27

Con mèo

28

Con muỗi

31

Thực hành: quan sát bầu trời

32

Gió                                             

[9 bài]

2

1

Cơ quan vận động

2

Bộ xương

3

Hệ cơ

5

Cơ quan tiêu hoá

6

Tiêu hoá thức ăn

24

Cây sống ở đâu?

25

Một số loài cây sống trên cạn

26

Một số loài cây sống dưới nước

27

Loài vật sống ở đâu?

28

Một số loài vật sống trên cạn

29

Một số loài vật sống dưới nước

31

Mặt trời

32

Mặt trời và phương hướng

33

Mặt trăng và các vì sao  

[14 bài]

3

1

Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

6

Máu và cơ quan tuần hoàn

7

Hoạt động tuần hoàn

10

Hoạt động bài tiết nước tiểu

12

Cơ quan thần kinh

13+14

Hoạt động thần kinh

40

Thực vật

41+42

Thân cây

43+44

Rễ cây

45

Lá cây

46

Khả năng kì diệu của lá cây

47

Hoa

48

Qủa

50

Côn trùng

51

Tôm, cua

52

53

Chim

58

Mặt trời

60

Sự chuyển động của trái đất

61

Trái đất là 1 hành tinh trong hệ mặt trời

62

Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất

63

Ngày và đêm trên trái đất

[22 bài]

4

2+3

Trao đổi chất ở người

20

Nước có những tính chất gì?

21

Ba thể của nước

22

Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

23

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

27

Một số cách làm sạch nước

30

Làm thế nào để biết có không khí?

31

Không khí có những tính chất gì?

32

Không khí gồm những thành phần nào?

35

Không khí cần cho sự cháy

36

Không khí cần cho sự sống

37

Tại sao có gió?

41

Âm thanh

42

Sự lan truyền âm thanh

45

Ánh sáng

46

Bóng tối

47

Ánh sáng cần cho sự sống

50+51

Nóng lạnh và nhiệt độ

52

Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

55+56

Ôn tập: Vật chất và năng lượng

57

Thực vật cần gì để sống?

60

Nhu cầu không khí của thực vật

61

Trao đổi chất ở thực vật

62

Động vật cần gì để sống

64

Trao đổi chất ở động vật

[25 bài]

5

29

Thuỷ tinh

30

Cao su

31

Chất dẻo

35

Sự chuyển thể của chất

36

Hỗn hợp

37

Dung dịch

38+39

Sự biến đổi hoá học

46+47

Lắp mạch điện đơn giản

51

Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa

53

Cây con mọc lên từ hạt

54

Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

[11 bài]

H. QUY ĐỊNH TRONG VIỆC SOẠN, GIẢNG NỘI DUNG LỒNG GHÉP

          - Soạn - giảng có tích hợp, lồng ghép giáo dục các nội dung  vào trong bài dạy, phải giúp học sinh tiếp nhận một cách "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả", bảo đảm nguyên tắc học sinh được "thấm dần" các nội dung kiến thức lồng ghép được giáo viên truyền tải cho các em, giúp cho các dần hình thành kiến thức, được phát triển toàn diện; biết lý giải, phân biệt, phân tích so sánh vấn đề liên quan, phát huy khả năng độc lập sáng tạo trong kỹ năng học tập, phát huy kỹ năng sống trong học tập và trong cuộc sống ;

            -  Để việc dạy đạt hiệu quả giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, qua đó :

+ Xác định nội dung giáo dục tích hợp vào bài học ;

+ Nội dung giáo dục tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học ;

 +  Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì.

- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thư­ờng, phù hợp với hình thức tổ chức và phư­ơng pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng  

K. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giáo viên Tổng phụ trách Đội chủ động tuyên truyền các nội dung liên quan qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, phát thanh măng non, ngoại khóa, …Căn cứ để lên một số kế hoạch hoạt động liên quan.

2. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn, thảo luận thông nhất xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện dạy theo kế hoạch.

            3. Các khối chuyên môn:

- Căn cứ kế hoạch của nhà trường ở trên xây dựng kế hoạch dạy học của khối. Trong sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu, xác định địa chỉ và nội dung tích hợp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Trong dạy học, phải đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng tránh gây nặng nề.

            -  Các khối cần xây dựng kế hoạch thật cụ thể, thể hiện rõ các nội dung, môn, bài, các hoạt động tích hợp, thời lượng.....theo từng khối lớp.

            - Các khối tăng cường kiểm tra và đôn đốc giáo viên thực hiện, thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn ở khối, tổ.

            - Giáo viên nghiêm túc thực hiện nội dung tích hợp giáo dục học sinh theo kế hoạch dạy học của mình.

4. Phụ trách chuyên môn trường:

- Thường xuyên chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn, thông qua dự giờ, tổ chức hội thảo… cấp trường, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai và thựuc hiện các nội dung lồng ghép; khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng phương pháp mới; có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực áp dụng phương pháp mới đạt kết quả tốt.

- Yêu cầu các tổ khối chuyên môn, giáo viên và các bộ phận liên quan thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch.

- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt

- Gắn việc rèn luyện kỹ năng với những nội dung cụ thể của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…

Nơi nhận:

  • Lãnh đạo trường;
  • Tổ trưởng CM;
  • Lưu VT, Website nhà trường.

                                                                                                HIỆU TRƯỞNG

              Ngô Minh Mãi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề